Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 5 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 5
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG THỎ
Cũng như chăn nuôi các loài gia súc khác muốn chăn nuôi thỏ có hiệu quả cao trước
hết phải có con giống tốt. Tuy nhiên do ngành chăn nuôi thỏ ở nước ta chưa ñược phổ biến
rộng rãi nên sự hiểu biết về các giống thỏ và các biện pháp ñể nâng cao chất lượng con
giống còn rất hạn chế. Vì thế chương này trước hết giới thiệu sơ bộ về nguồn gốc và một số
ñặc ñiểm sinh học ñặc thù của thỏ, sau ñó giới thiệu một số giống thỏ ñã có mặt ở nước ta, kể
cả thỏ nội và thỏ mới nhập nội. Các kỹ thuật về chọn lọc, chọn, phối và quản lý thỏ giống
cũng ñược giới thiệu trọng phạm vi chương này.
I. NGUỒN GỐC VÀ ðẶC THÙ SINH HỌC CỦA THỎ
1.1. Nguồn gốc và phân loại của thỏ
a. Nguồn gốc của thỏ
Việc thuần hoá thỏ nhà ñược phát hiện từ khoảng 1000 trước Công nguyên ở Tây Ban
Nha. Vào thế kỷ XVI cùng với những bãi cỏ hoang, thỏ ñược nuôi dưới hình thức bán hoang
dã và nuôi nhốt trong chuồng ñể lấy thịt ở một số nước Tây Âu như Italia, Pháp, Tây Ban
Nha, Anh... song dưới chế ñộ ñộc quyền của lãnh chúa nên việc chăn nuôi thỏ không ñược
phát triển rộng rãi. ðầu thế kỷ XIX sau khi chế ñộ lãnh chúa ñộc quyền bị xoá bỏ, chăn nuôi
thỏ ñã phát triển rộng rãi khắp Tây Âu và ñược người châu Âu giới thiệu ra khắp thế giới.
Cuối thế kỷ XIX và ñầu thế kỷ XX nhiều phương pháp chăn nuôi thỏ nhốt chuồng ñược hình
thành, các giống thỏ thích ứng dần với ñiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc của con người và
ñược chọn lọc theo hướng nuôi nhốt thâm canh lấy thịt, da lông hay làm cảnh cùng với chế
ñộ phòng trừ dịch bệnh ñược hình thành. Ngày nay nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học hiện
ñại, con người ñã chọn lọc, lai tạo ñược nhiều giống thỏ quý ñể lấy thịt, lông, da ñáp ứng cho
nhu cầu của con người và chăn nuôi thỏ ñã góp phần ñáng kể vào nền kinh tế quốc dân ở
nhiều nước trên thế giới.
Nguồn gốc thỏ nhà là giống thỏ rừng Oryctolagus Cuniculus domesticies ñược xác
ñịnh trên cơ sở thực nghiệm cho phối giống giữa thỏ nhà với thỏ rừng thành công, nhưng thỏ
nhà và thỏ rừng ñều không phối giống ñược với thỏ ñồng. Sự khác biệt về ñặc ñiểm sinh học
giữa thỏ ñồng với thỏ rừng và thỏ nhà còn ñược thể hiện qua một số ñặc ñiểm ngoại hình như
thỏ ñồng nhỏ hơn thỏ rừng (khối lượng khoảng 1,5-2,5 kg), chân và tai dài hơn. Thỏ rừng
chửa 30 ngày, ñẻ từ 10-12 con, thỏ sơ sinh không có lông, chưa mở mắt và không ñi ñược
(các ñặc ñiểm này giống thỏ nhà), thỏ ñồng chửa 42 ngày, ñẻ 2-3 con/lứa, con mới ñẻ ra ñã
có lông, mở mắt và chạy ra khỏi mẹ. Thịt thỏ rừng trắng còn thịt thỏ ñồng màu ñỏ sẫm.
b. Phân loại thỏ nhà
Trong hệ thống phân loại ñộng vật, thỏ thuộc lớp ñộng vật có vú (Mamalia), lớp phụ
ñộng vật có vú chính thức (Theria), thuộc nhóm ñộng vật có vú bậc cao (Eutheria), bộ găm
nhấm (Glires). Trong bộ này có 2 bộ phụ là bộ gặm nhấm kiểu thỏ Lagomorpha có 28 chiếc
răng và bộ gặm nhấm Rodentia có 26 răng. Trong bộ Lagomopha có 2 họ (Family) là họ
Ochotonidae và họ Leporidae. Họ Leporidae lại chia thành 2 giống là giống thỏ ñồng (Lepus)
và giống thỏ rừng (Oryctolagus). Qua quá trình thuần hoá một bộ phận của giống thỏ rừng
này ñã biến ñổi thành thỏ nhà.