Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Giáo dục môi trường thông qua dạy học hoá học ở trường phổ thông docx
PREMIUM
Số trang
286
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1480

Tài liệu Giáo dục môi trường thông qua dạy học hoá học ở trường phổ thông docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Mục lục

3

Chuyên đề 1

giáo dục môi trường thông qua

dạy học hoá học ở trường phổ thông

Mục tiêu

Kiến thức

- Nắm được những kiến thức cơ bản về cơ sở hóa học môi trường, ô nhiễm

môi trường.

- Biết được vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con

người với môi trường (MT).

- Có những hiểu biết về luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng,

Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Biết khai thác các nội dung kiến thức hoá học có trong sách giáo khoa phổ

thông để giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các hình thức dạy

học.

Kĩ năng

- Hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản về môi trường.

- Vận dụng thiết kế được các bài dạy khai thác được nội dung giáo dục môi

trường (GDMT) trong sách giáo khoa (SGK) phổ thông.

- Tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục môi

trường cho học sinh.

Phương pháp giảng dạy

- Báo cáo viên chủ yếu hướng dẫn những nội dung cơ bản của chuyên đề và

hướng dẫn học viên tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu.

- Học viên tự liên hệ thực tế, vận dụng và thiết kế được các bài soạn cụ thể về

dạy học hoá học có khai thác các nội dung về giáo dục môi trường và thiết kế

được các hoạt động ngoại khoá về giáo dục môi trường.

Chương 1

Sự phát triển, Vai trò, nhiệm vụ

và phương hướng giáo dục môi trường

4

ở nhà trường phổ thông

I. Môi trường và tầm quan trọng của môi trường

Môi trường theo nghĩa rộng là tập hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội, nhân tạo có

quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau và qua đó ảnh hưởng đến cuộc sống, sự

tồn tại và phát triển của con người và giới tự nhiên.

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của đất

nước. Trong quá trình phát triển, con người không chỉ khai thác thiên nhiên mà còn

phải giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp

với nhu cầu của cuộc sống và các hoạt động sản xuất, dịch vụ. Xây dựng môi

trường xã hội với các mối quan hệ cộng đồng xã hội tốt đẹp, bảo đảm phát triển

bền vững và lợi ích lâu dài cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con

người. Con người cần có môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên thích hợp

để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, như: không khí trong lành để thở, nước

sạch để sinh hoạt hàng ngày…, cần có một môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh,

văn minh để hình thành, phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về

vật chất và tinh thần.

II. Sự phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới và ở nước ta

1. Sự phát triển của giáo dục môi trường trên thế giới

Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Trong mấy chục năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của cách

mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho môi trường bị

biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tự nhiên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn

phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn. Môi trường lâm vào khủng

hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại

và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.

Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các

vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề GDMT. GDMT là một trong những biện pháp

có hiệu quả nhất, giúp cho con người có nhận thức đúng trong việc khai thác, sử

dụng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948 tại cuộc họp Liên hiệp quốc (LHQ)

về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ “giáo dục môi

5

trường” được sử dụng. Tiếp sau đó ngày 5 - 6 - 1972, tại Hội nghị Liên hợp quốc họp ở

Stockhom (Thụy Điển) đã nhất trí nhận định: việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường

là hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa

bình, chống chiến tranh).

Cũng vì thế, ngày 5 tháng 6 hàng năm đã trở thành Ngày môi trường thế giới.

Hội nghị tuyên bố: GDMT là rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận thức và hành

vi có trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Điều 96 của Hội nghị yêu cầu sự phát triển của GDMT như một yếu tố quyết định

nhất để tấn công vào cuộc khủng hoảng môi trường trên toàn thế giới.

Sau hội nghị họp tại Stockhom, ở nhiều nước, GDMT đã được đưa vào các

trường học. Đến năm 1973, người ta thấy có khoảng 1000 chương trình được giảng

dạy trong 750 trường và viện thuộc 70 nước khác nhau. Tuy nhiên, mục đích, nội

dung của GDMT lúc đó chưa được xác định rõ ràng. Phải đợi đến các hội nghị

quốc tế sau, vấn đề này mới được giải quyết và hoàn thiện.

Tháng 10 năm 1975, tại Hội nghị Quốc tế về GDMT họp ở Bengrat (Nam Tư),

lần đầu tiên UNESCO (Tổ chức Văn hóa khoa học và Giáo dục của LHQ) đã khởi

thảo một chương trình GDMT quốc tế (IEEP).

Tiếp sau đó, nhiều hội thảo khu vực về GDMT được tổ chức. Hội thảo của khu

vực châu á - Thái Bình Dương được tổ chức vào tháng 10 năm 1976 tại Băng Cốc

(Thái Lan). Hội thảo đã đưa ra 15 kiến nghị thuộc bốn vấn đề: chương trình

GDMT, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, GDMT phi chính quy và vấn đề soạn thảo

các tài liệu, xây dựng các phương tiện phục vụ GDMT.

Đầu tháng 8 năm 1987, UNESCO và UNED (Chương trình Môi trường LHQ)

lại phối hợp tổ chức Hội nghị Quốc tế về GDMT tại Matxcơva, có đại diện của 100

nước và nhiều tổ chức quốc tế tham dự về chương trình hành động GDMT cho thập

kỷ 90. Hội nghị quyết định đặt tên cho thập kỷ 90 là Thập kỷ toàn thế giới cho

GDMT.

Với tinh thần trên, tháng 10 năm 1990 tại Pari UNESCO và UNED tổ chức mở

hội nghị quốc tế với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế thuộc LHQ. Hội nghị

nhằm mục đích trao đổi về sự tăng cường trách nhiệm của từng tổ chức trong lĩnh

vực GDMT. Tại hội nghị, một lần nữa lại nhấn mạnh nhiệm vụ GDMT cho tất cả

mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức về

môi trường cho giáo viên các cấp.

Hội nghị thượng đỉnh (UNCED) diễn ra năm 1992 tại Rio de Janero trong hai

6

ngày có 120 vị đứng đầu nhà nước, chính phủ, cùng các đoàn đại biểu của hơn 170

nước tham dự. Song song với hội nghị còn có diễn đàn toàn cầu lôi cuốn đại diện

của hàng trăm nhóm có quan tâm đặc biệt, các tổ chức phi chính phủ vào các kì

diễn thuyết, trình bày, thảo luận và hội thảo trên một phạm vi rộng các đề tài về

vấn đề môi trường.

2. Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam

ở Việt Nam, từ năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Tết

trồng cây để giữ gìn và làm đẹp môi trường sống. Cho đến nay phong trào này vẫn

được duy trì và phát triển mạnh mẽ.

Năm 1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình trồng cây phát triển

giáo dục - đào tạo và bảo vệ môi trường (1991-1995).

Trong Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững của

Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000, GDMT được ghi nhận như một bộ phận cấu

thành.

Từ năm 1995, Dự án Giáo dục Môi trường trong nhà trường phổ thông Việt

Nam (VIE 95/041) của Bộ Giáo dục và Đào tạo do UNDP tài trợ đã nhằm vào các

mục tiêu cơ bản:

- Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về

GDMT tại Việt Nam.

- Tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc truyền đạt

những nội dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạo giáo viên.

- Xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp Tiểu học và Trung

học.

Các mục tiêu trên được thực hiện ở mức chi tiết và cụ thể hơn trong thực tiễn

thông qua dự án VIE98/018.

Đặc biệt gần đây nhất, tháng 8 - 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định

số 153/2004/ QĐ-TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền

vững ở Việt Nam gồm năm phần:

Phần 1: Phát triển bền vững - Con đường tất yếu của Việt Nam.

Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.

Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.

Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và

kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.

7

Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững.

ở các trường Đại học, GDMT đã được coi như một nội dung quan trọng trong

các giáo trình Con người và môi trường; Dân số, tài nguyên, môi trường. ở các

khoa: Sinh học, Địa lí, Hóa học của các trường ĐHSP (Hà Nội, Huế, TPHCM…) đã

có các môn học về môi trường.

III. Vai trò, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục môi trường ở trường Phổ

Thông Việt Nam

1. Vai trò và vị trí của nhà trường phổ thông trong công tác giáo dục và

bảo vệ môi trường

Với mạng lưới phân bố rộng khắp đến từng thôn, ấp ở mọi miền đất nước, nhà

trường phổ thông từ bậc Tiểu học đến Trung học có vai trò đặc biệt quan trọng

trong công tác giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường.

Nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình thành và phát triển toàn

diện nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công tác giảng dạy,

học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu,

chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học. Nội dung giáo dục môi trường là

một bộ phận cấu thành nội dung, chương trình giáo dục ở các cấp, bậc học phổ

thông từ Tiểu học đến Trung học. Giáo dục môi trường nhằm trang bị cho học sinh

những tri thức cơ bản về môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong

sạch, lành mạnh trong phạm vi cả nước cũng như ở từng cộng đồng địa phương.

Công tác giáo dục nói chung và giáo dục môi trường trong trường phổ thông nói

riêng không chỉ có tác động trước mắt đến thế hệ hôm nay, các cộng đồng hôm nay

mà còn tác động lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau và toàn xã hội Việt Nam.

Việc GDMT có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: giáo dục thông qua

các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, sách

khoa học, sách phổ biến khoa học, phim ảnh…) qua hoạt động của các tổ chức

quần chúng (như Hội bảo vệ môi trường, Hội môi trường và sinh thái…) và qua

giảng dạy ở các trường phổ thông. Trong các hình thức giáo dục môi trường nói

trên thì GDMT ở trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt, bởi nhà trường phổ thông

là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước thực hiện việc sử

dụng các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. GDMT cho thế hệ trẻ là việc làm

có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và lâu bền nhất.

2. Nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông

8

GDMT là một quá trình nâng cao nhận thức, phương pháp kĩ năng, tình cảm và

đạo đức cho học sinh về vấn đề môi trường, do đó nó có nhiệm vụ:

- Làm cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, môi trường nói chung và thiên

nhiên, môi trường Việt Nam nói riêng. Học sinh nhận thức rõ mối quan hệ khăng

khít và sự tác động tương hỗ giữa sinh vật với các yếu tố của môi trường, tầm quan

trọng của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

- Trên cơ sở các hiểu biết đó giáo dục cho học sinh ý thức quan tâm thường

xuyên đến môi trường, dần dần hình thành lòng yêu thích, tôn trọng thiên nhiên,

muốn được bảo vệ môi trường sống, các phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch

sử của đất nước, và cuối cùng, làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong

cách, nếp sống của họ.

- Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường để

học sinh có thể thực hành các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương.

III. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục - đào

tạo về bảo vệ môi trường và giáo dục môi trường

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII của Đảng (1996) về định hướng

chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện

đại hóa một lần nữa khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu và nhấn mạnh đến

yêu cầu phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân

lực hiện nay và tương lai của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Đưa nội dung giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường vào nhà trường là thể

hiện cụ thể yêu cầu gắn phát triển giáo dục và đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/06/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về

tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước đã nhấn mạnh giải pháp Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng

thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Đây là một

trong những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước ta

trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 27-12-1993 đã thể chế hóa một bước các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường và giáo dục, đào tạo về

bảo vệ môi trường. Điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Nhà nước có

9

trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công

nghệ, phổ biến kiến thức và luật pháp về bảo vệ môi trường”. Luật Bảo vệ môi

trường là cơ sở và hành lang pháp lí quan trọng để tổ chức triển khai các hoạt động

giáo dục và đào tạo về môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và

trong các trường phổ thông nói riêng. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

1363/QĐ-TTg ngày 17-10-2001 về việc phê duyệt đề án Đưa các nội dung bảo vệ

môi trường về hệ thống giáo dục quốc dân đã xác định rõ các mục tiêu, nội dung,

phương thức giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường, trong đó:

- Đối với giáo dục Tiểu học: trang bị những kiến thức cơ bản, phù hợp với độ

tuổi và tâm sinh lí của học sinh về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường

đối với con người và tác động của con người đối với môi trường. Giáo dục cho học

sinh ý thức bảo vệ môi trường; phát triển kĩ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.

- Đối với giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: trang bị những

kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Trang bị và

phát triển kĩ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, biết ứng xử tích cực với môi

trường sống xung quanh.

- Việc giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu thực hiện theo phương thức khai

thác triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường. Nội

dung giáo dục bảo vệ môi trường còn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác

nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn cộng

đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 3288/QĐ-BGD&ĐT- KHCN

ngày 2-10-1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược

giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam cũng như một số văn

bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này bước đầu đã tạo cơ sở pháp lí quan

trọng cho việc tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường

phổ thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân thời gian vừa qua.

Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác giáo dục môi trường ở nhà

trường phổ thông giai đoạn mới (2001-2010), các văn bản trên cần được bổ sung

hoàn thiện cho phù hợp với tình hình hiện nay.

10

11

Chương 2

Những kiến thức cơ sở

về môi trường và hoá học môi trường

I. Những kiến thức cơ sở về môi trường

1. Môi trường tài nguyên và hệ sinh thái

1.1. Khái niệm về môi trường và hoá học môi trường

a. Khái niệm về môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ

mật thiết với nhau, bao quanh con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo vệ môi

trường, Việt Nam, 1993).

Theo UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ hệ

thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán,

niềm tin...), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên

nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Nhìn

chung môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố môi trường tự nhiên và

môi trường xã hội:

- Môi trường tự nhiên: là các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học;

nó tồn tại và vận động theo quy luật của tự nhiên, nhưng cũng ít nhiều chịu sự tác

động của con người như: năng lượng mặt trời, đại dương, sông núi, không khí,

động vật, thực vật...

Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người nguồn tài nguyên thiên nhiên

như: không khí, đất, nước và các khoáng sản để con người sinh tồn và phát triển.

- Môi trường xã hội: là các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là

các luật lệ, các phong tục tập quán... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của

con người theo những khuôn khổ nhất định đảm bảo cho cuộc sống sinh tồn và

ngày một văn minh.

Ngoài ra, cần phải phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả

các nhân tố do con người tạo nên hoặc cải biến nó như: các phương tiện, công cụ,

máy móc, thiết bị, nhà ở, công viên... nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và

trong lao động sản xuất của mình.

12

b. Thành phần môi trường

Thành phần môi trường của Trái Đất: bao gồm thạch quyển, thuỷ quyển, khí

quyển, sinh quyển.

* Thạch quyển

Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài của Trái Đất, có cấu tạo hình thái rất phức

tạp, có thành phần không đồng nhất, có bề dày thay đổi theo những vị trí địa lí khác

nhau từ 0km đến 100km.

Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng tổ hợp phức tạp của các chất

khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hàm lượng các nguyên tố hoá học của đất

không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất.

* Thuỷ quyển

Thuỷ quyển (nước) là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của

mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế, xã hội của loài

người. Thuỷ quyển bao gồm tất cả các dạng nguồn nước có trên Trái Đất như: đại

dương, biển, hồ, sông, suối, các nguồn chứa băng đá ở hai cực Trái Đất và các

nguồn nước ngầm. Khối lượng thuỷ quyển ước tính vào khoảng 1,38.1021kg (tương

đương 0,03% tổng khối lượng Trái Đất).

* Khí quyển

Khí quyển là lớp khí bao quanh bề mặt Trái Đất, có khối lượng 5,2.10 18kg, nhỏ

hơn 0,0001% trọng lượng Trái Đất. Khí quyển là một hỗn hợp các khí: nitơ

(78,09%), ôxy (khoảng 20,94%), cacbondioxit (khoảng 0,03%), hơi nước (khoảng

0,1-5%) và nhiều khí khác...

Khí quyển có tác dụng duy trì và bảo vệ sự sống trên Trái Đất, ngăn chặn các

tia tử ngoại gần đi vào Trái Đất.

Khí quyển có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng của Trái

Đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống và tia nhiệt từ

mặt đất phản xạ lên.

Khí quyển là nguồn cung cấp O2 và CO2 cần thiết cho sự sống trên Trái Đất,

cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật hay sản xuất phân đạm, hoá

chất cho ngành công, nông nghiệp. Khí quyển còn tham gia vào quá trình tuần hoàn

nước.

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí như: núi lửa, cháy rừng, sấm chớp,

quá trình phân huỷ các xác chết động thực vật, khí thải các khu công nghiệp...

13

* Sinh quyển

Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía

trên Trái Đất, trong đó có các cơ thể sống và các hệ sinh thái hoạt động. Đây là một

hệ thống động và rất phức tạp. Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển gồm

môi trường cạn (địa quyển), môi trường không khí hoặc môi trường thuỷ quyển.

Đại bộ phận các sinh vật không sinh sống ở những địa hình quá cao, càng lên cao

số loài càng giảm, ở độ cao 1km có rất ít các loài sinh vật, ở độ cao 10 - 15km chỉ

quan sát được một số loài vi khuẩn, bào tử nấm, nói chung sinh vật không thể phân

bố vượt ra khỏi tầng ozon. Khác với khí quyển, địa quyển và thuỷ quyển, sinh

quyển không có giới hạn rõ rệt vì nó nằm trong cả ba thành phần của môi trường kể

trên và không hoàn toàn liên tục, vì sự sống chỉ tồn tại và phát triển trong những

điều kiện nhất định.

1.2. Tài nguyên thiên thiên

a. Khái niệm

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành

và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong

cuộc sống.

b. Con người với tài nguyên và môi trường

Con người khai thác tài nguyên với mục đích để sản xuất hàng hoá phục vụ

nhu cầu của cuộc sống. Dân số ngày một tăng và chất lượng cuộc sống con người

luôn cải thiện, cho nên các công cụ và phương thức sản xuất luôn được cải tiến để

khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên được nhiều hơn. Vì thế dẫn đến

suy thoái môi trường ngày một gia tăng.

Như vậy, trong quá trình tiến hoá, con người là trung tâm mối quan hệ của tài

nguyên, môi trường và phát triển. Giáo dục nhận thức về tài nguyên thiên nhiên

cho cộng đồng và tạo kĩ năng khai thác, sử dụng tài nguyên cho con người; giữ vai

trò quyết định trong phát triển bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

14

Nhu cầu tiêu dùng

và phát triển

Tài nguyên

thiên nhiên

Con

người

Công cụ và phương

thức sản xuất

Sinh thái

và môi trường

Hình 1: Mối quan hệ giữa con người, môi trường

và tài nguyên thiên nhiên

c. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Thường người ta kể đến một số tài nguyên thiên nhiên sau: tài nguyên đất, tài

nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh học, tài

nguyên cảnh quan...

Ngày nay có nhiều phương pháp phân loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau.

Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối, do tài nguyên, thiên nhiên có tính đa dạng

được sử dụng với những mục đích khác nhau.

Trong khoa học môi trường, tài nguyên thường được phân thành hai loại: tài

nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được.

* Tài nguyên không tái tạo được

Tài nguyên không tái tạo được là tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn, sẽ bị

mất đi hoặc bị biến đổi không còn giữ lại tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng.

Đó là các loại khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền trong sinh vật

quý hiếm.

* Tài nguyên tái tạo được

Tài nguyên tái tạo được là tài nguyên được cung cấp hầu như liên tục và vô tận

của tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió, nước và sinh khối.

1.3. Khái niệm về hệ sinh thái

Hệ sinh thái là đồng tổ hợp một quần xã sinh vật với môi trường vật lí xung

quanh nơi quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tương tác với nhau

để tạo thành chu trình vật chất và sự chuyển hoá của năng lượng. Nói cách khác, hệ

sinh thái bao gồm các loài sinh vật sống ở một vùng địa lí tác động qua lại với nhau

và với môi trường xung quanh, tạo nên các chuỗi, lưới thức ăn và các chu trình sinh

địa hoá.

15

Quần xã

sinh vật

Môi trường xung

quanh

Năng lượng

mặt trời

Hệ

sinh thái + + =

1.4. Môi trường và phát triển, phát triển bền vững

a. Môi trường và phát triển

Phát triển là xu hướng tất yếu khách quan của mỗi cá nhân và toàn xã hội,

nhằm không ngừng cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

cho con người. Kế hoạch công tác môi trường là một nội dung quan trọng của công

tác kế hoạch hoá sự phát triển kinh tế đất nước nhằm cải thiện chất lượng sống của

con người. Mục đích của sự phát triển là đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống con

người. Phát triển là xu thế tất yếu của mọi xã hội, là quy luật của tiến hoá thiên

nhiên, vì vậy chúng ta không thể kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người mà

phải tìm con đường phát triển thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn giữa môi

trường và phát triển. Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, còn

phát triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. Môi trường là địa bàn,

là đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân của mọi biến đổi đối với môi

trường. Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

b. Phát triển bền vững

Mọi sinh vật tồn tại trên Trái Đất bị chi phối bởi bốn kiểu môi trường: môi

trường địa quyển, môi trường thuỷ quyển, môi trường khí quyển và môi trường các

sinh vật khác. Những năm gần đây, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được nhiều quốc

gia trên thế giới quan tâm trong xu thế tiến tới quá trình phát triển bền vững.

Vấn đề môi trường không chỉ bó hẹp trong mỗi quốc gia riêng lẻ mà nó trở

thành vấn đề toàn cầu, đặc biệt là từ Hội nghị của Liên hợp quốc về con người, môi

trường ở Stockholm năm 1972 và tổ chức Môi trường quốc tế đã công bố chiến

lược bảo vệ toàn cầu năm 1980. Chiến lược này đã nhấn mạnh: bảo vệ không đối

lập với phát triển, bảo vệ bao gồm bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

nhằm mục đích tạo cho con người có cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho thế hệ

hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau. Chiến lược bảo vệ toàn cầu khẳng định: loài

người tồn tại như bộ một phận của thiên nhiên, loài người sẽ không tồn tại hay sẽ

không có tương lai nếu thiên nhiên không được bảo vệ, mặt khác thiên nhiên sẽ

không được bảo vệ nếu không được phát triển để giảm bớt nghèo nàn và bất hạnh

16

của bao người nghèo đói trên Trái Đất. Muốn phát triển thì phải bảo vệ và bảo vệ

để phát triển, đó là đặc tính phụ thuộc lẫn nhau giữa và phát triển bảo vệ và được

gọi bằng thuật ngữ sự phát triển bền vững.

Vậy khái niệm phát triển bền vững là gì?

Năm 1987, trong báo cáo Tương lai chung của chúng ta của Hội đồng Thế giới

về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định

nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây

trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về Môi trường tổ chức ở Rio (1992) đã xác

định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và

hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên

và môi trường.

2. Ô nhiễm môi trường - suy thoái môi trường

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các

thành phần và đặc tính vật lí, hoá học, sinh thái học của bất kì thành phần nào của

môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự

gia tăng các chất lạ vào môi trường làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây tổn

hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự phát triển của

người và sinh vật trong môi trường đó.

Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những hỗn hợp chất hoặc những nguyên

tố hoá học đã tác dụng vào môi trường, làm cho môi trường từ trong sạch trở nên

độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là “chất ô nhiễm”. Chất ô

nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn...), chất lỏng (các dung dịch hoá chất,

chất thải của dệt nhuộm, chế biến thực phẩm...), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, NO2

trong khói xe hơi, CO trong khói bếp, lò gạch...), các kim loại nặng như: chì, đồng,

thuỷ ngân... (Pb, Cu, Hg...). Có thể, có lúc, có nơi có ít chất ô nhiễm, nhưng có lúc,

có nơi nhiều chất ô nhiễm. Ví dụ, môi trường đất phèn có thể do các cation Al 3+

,

Fe2+ và cả anion SO4

2-, Cl-

cùng với các chất khí H2S. Các chất này đồng thời tác

động vào cây trồng, cá, tôm làm cho chúng chết. Không khí đô thị thường vừa bị

bụi đất, bụi xi măng, khí SO2, NO2 trong khói xe, mùi hôi thối cống rãnh bốc lên,

cộng với tiếng ồn, từ trường quá mức cho phép đã gây tổn hại sức khoẻ con người,

thậm chí gây chết người.

Suy thoái môi trường là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay

17

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!