Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
629.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1690

Tài liệu Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Báo điện tử VietNamNet. Liên lạc với Toà soạn

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 27/GP-BVHTT, cấp ngày: 23/01/2003 Tổng biên tập:

Nguyễn Anh Tuấn - Tòa soạn: Số 4 Láng Hạ, Hà Nội

® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi bạn phát hành lại thông tin từ website

này.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VietNamNet không chịu trách

nhiệm nội dung các trang ngoài.

Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước

12:11' 16/01/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Mô hình Nhà nước, quan hệ giữa Nhà nước với Đảng ra sao là nội dung cuộc trao

đổi giữa phóng viên VietNamNet và ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

>>> Khắc phục tình trạng chồng chéo giữa Đảng và Nhà nước

>>>"Làm rõ quyền, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước"

>>>Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước

>>>Cái "khó" của nghề Bộ trưởng hay chuyện cơ chế

Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 15/10/2006 nhưng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự.

VietNamNet giới thiệu lại cuộc trao đổi này.

- Một trong những nội dung chính của Hội nghị TƯ4 là bàn về việc tiếp tục đổi

mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có Quốc hội và

Chính phủ. Theo ông thì chúng ta nên đổi mới hệ thống của mình như thế

nào?

-

Nên như thế nào thì chắc là Hội nghị Trung ương sẽ bàn và sẽ quyết.

Chúng ta phải chờ thôi. Song điều dễ hiểu là người ta bao giờ cũng phải

nhắm vào những vấn đề đang được đặt ra để xử lý. Vậy những vấn đề

đó là gì? Xin thử kể ra đây một vài vấn đề dễ nhìn thấy nhất.

Đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới; là sự

tương tác giữa Quốc hội và Chính phủ trong quá trình lập pháp để tạo ra

động năng cho hệ thống (và để khắc phục tình trạng luật chờ nghị định); là

chế độ trách nhiệm trong hệ thống; là sự minh định giữa quy trình chính sách và quy trình kỹ thuật, giữa

hành pháp chính trị và hành chính công vụ…

Các vấn đề đang được đặt ra có vẻ không chỉ nhiều, mà còn khó. Thiếu một hệ chuẩn mới, chưa chắc

chúng ta đã dễ tìm được các câu trả lời.

Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tế, chỉ có ba mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước)

đã được thiết kế và vận hành tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Đó là:

Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ

nhiệm Văn phòng Quốc hội.

• Mô hình đại nghị, như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp gắn kết với nhau,

quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng.

• Mô hình tổng thống, như kiểu của Mỹ, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp tách biệt với nhau,

quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống.

• Mô hình hỗn hợp, (Có người gọi là cộng hòa lưỡng tính), như kiểu của Pháp, với một chút Mỹ,

một chút Anh, một chút tổng thống và một chút đại nghị, nơi cả tổng thống và thủ tướng đều có

quyền hành pháp.

Mặc dù, ba mô hình nói trên đều được áp dụng với những biến thể nhất định phản ánh hoàn cảnh lịch sử,

văn hoá, kinh tế và chính trị cụ thể của mỗi nước, những nguyên tắc cơ bản của mỗi mô hình đều phải

được tuân thủ khi thiết kế hệ thống. Bằng không, hệ thống sẽ rất khó vận hành và hàng loạt các vấn đề sẽ

phát sinh. Để tiếp tục đổi mới hệ thống, vấn đề chính thể có lẽ là điều chúng ta cần phải quan tâm.

- Trong ba mô hình trên, theo ông, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta đã được

thiết kế theo mô hình nào? Và có thể đổi mới ra sao trong khuôn khổ của mô hình đó?

- Thực ra, chưa bao giờ chúng ta có một sự khẳng định chắc chắn là đã thiết kế chính thể của mình theo

mô hình nào. Chính vì vậy có thể nhận thấy một số pha trộn giữa các mô hình. Ví dụ, việc Chính phủ

được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội là sự áp dụng mô hình

đại nghị.

Thế nhưng, việc Chính phủ và Quốc hội được thiết kế tách biệt nhau, mỗi cơ quan đều hoạt động theo sự

"phân công, phân nhiệm" riêng thì lại rất giống với mô hình tổng thống. Câu hỏi đặt ra là một sự pha trộn

như vậy có vận hành hay không? Và với những vấn đề đang được đặt ra hiện nay (như đã nói ở phần

trên), trả lời khẳng định chắc chắn là rất khó khăn.

Theo thiển ý của cá nhân tôi, về cơ bản, Nhà nước ta đang được tổ chức theo những nguyên tắc của mô

hình đại nghị nhiều hơn cả. Theo mô hình này, đảng nào có đa số ở quốc hội thì đảng đó thành lập chính

phủ. Nhờ vậy, quyền lập pháp và quyền hành pháp về cơ bản gắn kết với nhau. Thậm chí, trụ sở của nội

các nằm ngay trong nhà quốc hội. Người đứng đầu đảng sẽ giữ chức thủ tướng, và thủ tướng là nhân vật

chính trị trung tâm của hệ thống.

Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội và có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn

phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người đứng đầu Đảng

không nắm giữ chức danh thủ tướng. "Sự lệch pha" này rõ ràng phản ánh hoàn cảnh lịch sử cụ thể của

đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy nó không thể không để lại những hệ luỵ cho việc vận hành

hệ thống.

Như vậy, trước khi trả lời câu hỏi có thể đổi mới ra sao, cũng cần trả lời câu hỏi mô hình chính thể nào

đang được lựa chọn.

- Nhưng có lẽ "sự lệch pha" này là do trong mô hình Nhà nước ta có vai trò lãnh đạo Đảng?

- Có lẽ, không nhất thiết phải như vậy. Trong mô hình nhà nước hiện đại nào mà đảng chẳng có vai trò

lãnh đạo, đặc biệt là đảng có đa số trong quốc hội?! Vấn đề chỉ là tổ chức sự lãnh đạo đó như thế nào mà

thôi. Chúng ta sẽ thấy theo nguyên tắc của mô hình đại nghị, toàn bộ ban lãnh đạo đảng (ví dụ như Công

đảng ở Anh chẳng hạn) tạo thành nội các và nằm trong quốc hội. Tất cả các đảng viên trong QH tạo thành

đảng đoàn QH. Việc tranh luận và hoạch định đường lối, chính sách của đảng xảy ra ngay trong đảng

đoàn QH.

Theo cách làm này, Đảng và Nhà nước (cả quốc hội lẫn chính phủ) gắn kết hữu cơ với nhau, quy trình

hoạch định đường lối chính sách chỉ là một cho cả đảng và cả nhà nước. Mà như vậy thì không thể xảy ra

chuyện chồng chéo chức năng và xung đột chính kiến.

Mỗi khi các đảng viên ở trong quốc hội không được tham gia vào quy trình hoạch định chính sách từ đầu,

mà chỉ phải phê chuẩn các chính sách đã được quyết định, thì việc xung đột chính kiến là rất khó tránh

khỏi. Đó là chưa nói tới rủi ro của việc hình thành nên hai nhà nước trong một đất nước.

Áp dụng mô hình đại nghị vào đất nước ta, thì tất cả ban lãnh đạo của Đảng sẽ phải nằm trong QH (ngoại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!