Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu DoS Attack docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU ............................................................ 2
1.1 Khái niệm ....................................................................................... 2
1.2 Lịch sử của DoS attack .................................................................. 2
II. PHÂN LOẠI ............................................................ 4
2.1 Winnuke ......................................................................................... 4
2.2 Ping of Death ................................................................................. 4
2.3 Teardrop ........................................................................................ 5
2.4 Smurt Attack ................................................................................. 6
2.5 Fraggle Attack ............................................................................... 8
2.6 SYN flood Attack ............................................................................ 8
2.7 Land Attack .................................................................................. 12
2.8 UDP Flood .................................................................................... 13
2.9 Tấn công DNS .............................................................................. 13
2.10 DDoS Attack ............................................................................... 13
2.11 DRDoS Attack ............................................................................ 14
III.CÁC CÔNG CỤ TẤN CÔNG DoS PHỔ BIẾN ........... 15
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DoS ATTACK ........... 21
4.1 Chính sách chung phòng chống DoS Attack ................................ 21
4.2 Các kỹ thuật Anti – DDoS ............................................................ 23
V. TỔNG KẾT ............................................................. 25
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN .................................... 26
2
I. GIỚI THIỆU
1.1 Khái niệm
Denial of Service Attack là một dạng tấn công mà người thực hiện có thể dung để khiến cho
một hệ thống không sử dụng được hoặc làm chậm hệ thống lại, khiến nó không thể phục vụ cho các
users. Nguyên lý hoạt động cơ bản của nó là làm quá tải tài nguyên của hệ thống.
Mục tiêu của DoS Attack không phải là để chiếm quyền truy cập vào máy tính hay dữ liệu mà
là để ngăn cản những người sử dụng (users) sử dụng dịch vụ đó (sử dụng máy tính hay truy cập dữ
liệu)
Kẻ tấn công có thể cố thực hiện những việc sau:
- Làm ngập (flood) một network, do vậy sẽ làm nghẽn việc lưu thông trên network đó
- Làm gián đoạn sự kết nối giữa hai máy tính, do vậy sẽ ngăn cản việc truy cập, sử dụng dịch vụ
- Cố gắng ngăn chặn một cá nhân nào đó truy cập, sử dụng dịch vụ
- Cố gắng làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ đến một hệ thống hay một người nào đó
1.2 Lịch sử của DoS attack
Tấn công DoS đã có cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Hoạt động này bắt nguồn từ khi một
số chuyên gia bảo mật, trong quá trình phát hiện khiếm khuyết hệ thống trên hệ điều hành Windows
98, đã phát hiện ra rằng chỉ cần gửi một gói dữ liệu ping có dung lượng lớn cũng đủ để làm tê liệt một
server mục tiêu.
Phát hiện này sau đó ngay lập tức được giới hacker sử dụng để triệt tiêu những đối tượng mà
họ có ý định tấn công. Từ đây, hình thức sơ khai của DoS (Denial of Service) đã ra đời. Trong khi đó,
dạng DDoS (Distributed Denial of Service) thì dựa vào việc gửi một lệnh ping tới một danh sách gồm
nhiều server (kiểu này gọi là amplifier, tức là khuếch đại độ rộng mục tiêu), giả dạng là một gói ping
để địa chỉ IP gốc được trá hình với IP của mục tiêu nạn nhân. Các server khi trả lời yêu cầu ping này
khi đó sẽ làm “lụt” nạn nhân với những phản hồi (answer) gọi là pong.
Cách hoạt động: Một lệnh truy cập được gửi tới server. Server xác thực và rồi chờ lệnh đó
khẳng định việc xác thực nói trên trước khi cho phép máy tính của người sử dụng truy nhập.
Trong các cuộc tấn công DDoS, server bị ngập bởi các lệnh truy cập của một lượng kết nối
khổng lồ từ những địa chỉ không có thực và điều đó có nghĩa là server không thể tìm thấy người sử
dụng có nhu cầu truy cập đích thực. Khi số lệnh truy cập lớn quá, server bị lụt và không thể xử lý được
số lệnh mà nó đang được yêu cầu giải quyết.
Một số loại virus và sâu mạng cũng đã gây tấn công DDoS. Các trường hợp đầu tiên là những
virus phát tán e-mail số lượng lớn như Loveletter, Melissa, làm lụt mail server khiến các máy chủ
không thể xử lý những yêu cầu hợp lệ. Hiện nay, nhiều loại sâu Internet lợi dụng lỗi trong máy tính (ví
dụ virus Sasser năm 2004) để làm lụt các máy tính chạy Windows có khiếm khuyết, khiến PC không
thể tải về các bản vá lỗi.