Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn
MIỄN PHÍ
Số trang
48
Kích thước
372.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1576

Tài liệu Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân

thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xã hội Việt Nam thời hiện đại đang từng bước chuyển mình bước sang công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang từng bước đưa những vùng nông thôn phát triển

theo tiêu chí chung của quốc gia.

Khi xã hội biến đổi, đòi hỏi nhu cầu về đời sống của con người cũng thay đổi, kể

cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, ngay cả nhu cầu về khám chữa bệnh,

chăm sóc sức khỏe cũng thay đổi theo thời gian. Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm

Hà, Tỉnh Lâm Đồng là một vùng kinh tế còn phát triển khá chậm, trình độ dân trí

chưa cao, đời sống tình thần còn nhiều mặt hạn chế, trong đó vấn đề chăm sóc sức

khỏe cộng đồng cũng chưa chú trọng, quan tâm nhiều. Được thành lập từ những

năm 1981, Nam Ban là một vùng đất còn khá mới mẻ, chính quyền địa phương

còn thiếu thốn nhiều chính sách trong việc chăm lo đời sống người dân, bên cạnh

đó hệ thống các trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự đồng

bộ trong cách thức tổ chức và quản lý xã hội đã hình thành nên những bất cập.

Một trong những vấn đề đó có liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám

chữa bệnh của người dân, đây cũng chính là lý do mà đề tài này được khảo sát. Có

khá nhiều nghiên cứu về điều kiện kinh tế xã hội, cũng có nhiều nghiên cứu về

phát triển nông thôn bền vững nhưng vẫn còn một vài khe hở nhỏ mà các nghiên

cứu trên ít đề cập đến đó là vấn đề trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh cho người

dân. Do đó, đề tài “Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức

khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” được khảo

sát nhằm góp phần đưa ra một vài giải pháp giải quyết một vài vấn nạn trong công

tác phòng và khám chữa bệnh của người dân cũng như công tác tổ chức và quản lý

trong y tế của thị trấn Nam Ban nói riêng và toàn xã hội Việt Nam nói chung.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Giao thông nông thôn là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời

sống người dân vùng, đề tài nghiên cứu về “quản lý hệ thống đường giao

thông nông thôn huyện Gia Lâm thành phố Hà nội” chỉ ra tầm quan trọng

của yếu tố này trong đời sống người dân. Giao thông nông thôn là một

trong những lĩnh vực được tập trung quan tâm phát triển mạnh trong nhiều

năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo, từng bước cải thiện đời sống

nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Vì vậy

giao thông nông thôn là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật

của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Giao thông

nông thôn không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận

chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó không khuyến khích được sản xuất

phát triển. Giao thông nông thôn được mở mang sẽ thúc đẩy giao lưu giữa

các vùng sản xuất nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng dân cư, các

trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xây dựng ở khu vực

dân cư, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an ninh quốc

phòng. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn phát triển

kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trước hết phải phát triển mạng lưới

giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của

kết cấu hạ tầng cơ sở của một khu vực, nó tạo điều kiện cho phát triển kinh

tế, xã hội, đẩy mạnh giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho người dân vùng nông thôn và cả nước. Trong những năm vừa qua

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa phương đã có nhiều cố gắng

trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên toàn quốc.

Tuy nhiên, yêu cầu phát triển giao thông nông thôn ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay và tương lai còn rất nặng nề và cấp thiết. Cho đến nay, hệ

thống giao thông nông thôn ở nước ta tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã cùng

2

với hệ thống giao thông quốc gia tạo nên hệ thống giao thông thống nhất,

góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

2.2. Nhóm tác giả Bùi Thế Cường, Trần Đan Tâm, Lê Thanh Sang, với bài

viết : “Điều kiện sống, sử dụng thời gian rỗi, và cảm nhận của người dân

về cuộc sống qua một khảo sát định lượng ở miền Tây Nam Bộ”,Tạp chí

KHXH số 8(132)-2009.

Trong bài viết này thì nhóm tác giả đã sử dụng số liệu của chương trình

“Những vấn đề cơ bản của sự phát triển bền vững Tây Nam Bộ” (do viện phát

triển bền vững vùng Nam Bộ thực hiện) nhằm đề cập đến một số tiêu chí về

điều kiện sống, về ý kiến về đời sống gia đình và xã hội qua đó rút ra một số

nhận xét : Về điều kiện vật chất của cư dân Tây Nam Bộ còn hạn chế, ảnh

hưởng đến sức khỏe và cơ sở vật chất cho một nền tảng văn hóa nhất định, so

với đô thị thì điều kiện vật chất của người dân nông thôn kém hơn đáng kể, đặc

biệt là nhà vệ sinh và xử lý rác thải.

Người dân Tây Nam Bộ cò điều kiện khá tốt trong việc tiếp cận với các

phương tiện truyền thông hiện đại, tivi thay thế dần cho radio, người dân ở đây

cũng có mối quan hệ xã hội khá tốt với mọi người trong họ hàng và địa

phương. Đại đa số người dân đồng ý rằng điều kiện vật chất và tinh thần ngày

càng được cải thiện, điều kiện học tập cũng được nâng lên. Tuy nhiên đa số

cho rằng đạo đức xã hội và tê nạn xã hội đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại,

điều này cho thấy có sự suy yếu trong văn hóa xã hội, những hành vi lệch

chuẩn tăng lên ở Tây Nam Bộ.

2.3. Bài báo: Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên bền vững được

đăng trên báo Công An Nhân Dân ngày 14/04/2011

Bài báo đã cho thấy sau hơn 36 năm đất nước hoàn toàn giải phóng và 25 năm

đổi mới, đời sống, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có bước đổi thay, phát

triển đáng kể. Đó là nhờ sự đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng vươn lên trong

3

đời sống lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của bà con đồng bào các

dân tộc anh em ở Tây Nguyên. Nhưng nhìn chung, đời sống đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn và chưa có những bước phát

triển ổn định, vững chắc… Vậy làm như thế nào để vực dậy được vùng kinh tế

nông thôn miền núi, giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ,

nhằm duy trì ổn định bền vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa bàn Tây

Nguyên. Bài báo tuy ngắn nhưng đã nêu lên được thực trạng và những giải

pháp cho sự phát triển bền vững về lâu dài cho cuộc sống của người dân ở Tây

Nguyên hiện nay như : cùng với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển

công nhân dân tộc thiểu số tại chỗ, Nhà nước cũng cần phải có chính sách đào

tạo tập trung gắn mới mô hình phát triển kinh tế tập trung ở làng, xã khó

khăn.Phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng là

một yêu cầu bức thiết. Vì vậy, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững

vùng Tây Nguyên là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần cho người dân, đồng thời góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh

chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về

phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên,

đồng chí Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ

Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị lãnh đạo các tỉnh Tây

Nguyên, các Bộ, ngành liên quan cần tiếp tục tập trung phối hợp làm tốt công

tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã

hội, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát huy thế mạnh về các mặt kinh

tế chủ lực như nguồn tài nguyên rừng, thủy điện, các loại cây cao su, cà phê…

để tạo thế phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng Tây Nguyên

Như đã trình bày ở trên thì vấn đề nông dân – nông thôn ngày càng nhận được

sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước. Đây được coi là vùng cơ yếu cho

chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Chính vì tầm quan trọng của

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!