Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2012-2013 MÔN SINH HỌC - MÃ ĐỀ THI 132 ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
295.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1073

Tài liệu ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2012-2013 MÔN SINH HỌC - MÃ ĐỀ THI 132 ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG AN

TRƯỜNG THPT LÊ QUY ĐÔN

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2012-2013

Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 132

I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta

nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính

theo tỉ lệ % giống nhausovới ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ

Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối

quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:

A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.

B. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.

C. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.

D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.

Câu 2: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì:

A. Đa số đột biến gen đều có hại

B. Số lượng đột biến gen nhiều, ít gây hậu quả nghiêm trọng .

C. Ít phổ biến hơn biến dị nhiễm sắc thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của sinh vật.

D. Các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.

Câu 3: Khi nghiên cứu di truyền học người gặp phải khó khăn như

1- Con người chín sinh dục muộn.

2- Số lượng con ít.

3- Số lượng các tính trạng nhiều

4- Đời sống của một thế hệ kéo dài.

5- Không thể áp dụng phương pháp phân tích di truyền như ở các sinh vật khác vì lí do xã hội.

6- Không thể áp dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí, hóa…

7- Số lượng nhiễm sắc thể và gen nhiều

Tổ hợp câu trả lời đúng là

A. 1,2,3,5,6 B. 1,2,4,5,6 C. 1,2,3,4,5,7 D. 2,3,4,5,6

Câu 4: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho

A. Cách li sau hợp tử. B. Cách li tập tính.

C. Cách li mùa vụ. D. Cách li trước hợp tử.

Câu 5: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 3, 2, 4, 1 B. 2, 1, 3, 4 C. 2, 3, 4, 1 D. 1, 2, 3, 4

Câu 6: Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ

A. Hợp tác đơn giản. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Ức chế cảm nhiễm.

Câu 7: Hiệu suất sinh thái là

A. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái.

B. tổng tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

C. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ bậc

một trong hệ sinh thái.

D. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Câu 8: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R(dấu* biểu hiện

cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R

thuộc dạng đột biến

A. đảo đoạn ngoài tâm động. B. chuyển đoạn tương hỗ.

C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. đảo đoạn có tâm động.

Trang 1/33 - Mã đề thi 132

Câu 9: Di nhập gen được xem là nhân tố tiến hóa vì nó

A. làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

B. làm nghèo vốn gen của quần thể.

C. làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể

D. được thực hiện thông qua trao đổi giao tử, cá thể giữa các quần thể.

Câu 10: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế

hệ sau

A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen

C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

B. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

D. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

Câu 12: Ở người, tính trạng nhóm máu A, B, AB, O do một gen có 3 alen IA

, IB

, I0

qui định. Trong một quần

thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ

chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là

bao nhiêu?

A. 3/4 B. 119/144 C. 25/144 D. 19/24.

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp

nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu

nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến

và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là

A. 4/9. B. 2/9. C. 1/9. D. 8/9.

Câu 14: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể

aB

Ab

(hoán vị gen

với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen

aB

Ab

được hình thành ở F1

A. 32% B. 51% C. 16% D. 24%

Câu 15: Trong lai phân tích làm thế nào để biết cá thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp?

A. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp

B. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp

C. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp

D. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về đại nguyên sinh?

(1)Cây có mạch và động vật lên cạn

(2)Động vật không xương sống thấp ở biển. Tảo.

(3)Hóa thạch động vật cổ nhất.

(4)Phát sinh các ngành động vật. Phân hóa tảo.

(5)Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất.

(6)Tích lũy ôxi trong khí quyển

(7)Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất

Phương án đúng là

A. (1), (2), (4), (6) B. (1), (2), (3), (4) C. (2), (3), (4), (5) D. (2), (3), (5), (6)

Câu 17: Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn

sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là

A. thực vật  cá  vịt  trứng vịt  người. B. thực vật  người.

C. thực vật  động vật phù du cá  người. D. thực vật  thỏ  người.

Câu 18: Các cơ thể tứ bội đều cho giao tử 2n có khả năng hữu thụ, tỉ lệ kiểu gen đời con từ phép lai AAAa x

Aaaa là

A. 1AAAa: 5AAaa: 5Aaaa: 1aaaa B. 1AAAA: 5AAAa: 5AAaa: 1Aaaa

C. 1AAAa: 2AAaa: 1Aaaa D. 1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa

Trang 2/33 - Mã đề thi 132

Câu 19: Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành trên cơ sở

A. là kết quả của quá trình lai khác loài.

B. sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ.

C. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.

D. là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.

Câu 20: Quần thể 1 có tỉ lệ phân bố kiểu gen: 0,36AA:0,48Aa:0,16aa. Quần thể 2 có tỉ lệ phân bố kiểu gen:

0,04AA:0,72Aa:0,24aa. Khi 2 quần thể trên sáp nhập thành 1 thì tần số tương đối của các alen lặn là

A. 20% B. 40% C. 50% D. 60%

Câu 21: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?

A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.

B. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.

C. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.

D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.

Câu 22: Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.

(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là

A. (1), (4). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2), (3).

Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?

A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.

B. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.

C. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép

tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.

D. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu 24: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là

A. phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định

B. di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính

C. biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào

D. luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến.

Câu 25: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục còn

mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn)

B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’

C. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’->5’

D. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’

Câu 26: Chức năng của gen điều hoà là

A. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc

B. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hoà tạo ra

C. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc

D. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc

Câu 27: Mật độ của quần thể là:

A. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

B. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

C. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

D. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

Câu 28: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián

đoạn vì

A. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch

polinucleotitchứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ – 5’

B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch

polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’

Trang 3/33 - Mã đề thi 132

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!