Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT RƯỢU VANG doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀINGUYÊN
MÔN: VI SINH VẬT MÔI
TRƯỜNG
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT RƯỢU
VANG
GV: ThS NGUYỄN NGỌC TÂM HUYÊN
NHÓM: LỚP
DH10QM
1/ LÊ VĂN ĐỒNG
(10149045)
2/ NGUYỄN VŨ LINH
(10149099)
3/ HỒNG HẢI VINH
(10149248)
4/ LÊ THỊ HỘI
(10149070)
5/ BÙI KIM THÀNH
(10149175)
DH10QM Ứng dụng của vsv trong sản xuất rượu vang1
2
MỤC LỤC TRANG
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
I.1.Tình hình chung 3
I.2. Lịch sử hình thành và phát triển của rượu vang 3
I.3. Giới thiệu về công nghệ lên men 4
I.4. Mục tiêu 4
CHƯƠNG II ỨNG DỤNG VSV TRONG SẢN XUẤT RƯỢU VANG 12
II.1. Sơ lược về quá trình lên men 5
II.2. Nguyên liệu 12
II.3. Vi Sinh Vật Trong Quá Trình Sản Xuất Rượu Vang 17
II.4. Môt số tiêu chuẩn chọn và theo dõi quá trình lên men 26
II.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nấm men trong quá trình sản xuất rượu vang.
.....28
II.6. Phân loại rượu vang và tác dụng của rượu vang 29
II.7. Bảo quản rượu vang 34
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
DH10QM Ứng dụng của vsv trong sản xuất rượu vang2
3
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1.Tình hình chung
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống con người
được nâng cao thì nhu cầu ăn uống của con người ngày càng được quan tâm
và đòi hỏi các mặt hàng không những phải đa dạng phong phú mà còn phải
có tính dược phẩm, dinh dưỡng.
Hiện nay, các thức uống chế biến từ các loại trái cây đang có xu
hướng tiêu thụ ngày càng cao trên thế giới. Do nó có nhiều ưu điểm so với
các loại nước uống khác: chứa nhiều vitamin, muối khoáng, các dạng đường
đơn giản dễ tiêu hóa, có hương vị thơm ngon tự nhiên hấp dẫn; vừa có giá tri
dinh dưỡng cao vừa có tác dụng chữa bệnh, có thể chống ngô độc, chống
ung thư,…
Thức uống trái cây có nhiều dạng khác nhau về tính chất sản phẩm và
công nghệ chế biến như nước trái cây tự nhiên, necta quả, nước quả cô đặc,
sirô quả, rượu vang,… Trong đó rượu vang nho là loại thứ uống rất được ưa
chộng với hương vị thơm ngon và tính giải khát. Đây là nước uống lên men
từ một phần dịch trái cây. Nó có độ cồn thấp, giàu chất dinh dưỡng. Việc chế
biến rượu vang từ nho được thực hiện rất lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới
nhất là các nước Châu Âu đặc biệt là Pháp. Nhưng ở nước ta, sản phẩm rượu
vang vẫn chưa được quan tâm nhiều, qui mô sản xuất chủ yếu dưới dạng thủ
công, lên men tự nhiên chưa có cơ sở khoa học cũng như phương pháp hợp
lí dẫn đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm chưa cao.
I.2. Lịch sử hình thành và phát triển của rượu vang
•Các nhà khảo cổ học cho rằng, rượu vang có xuất xứ từ khu vực
Capcazơ và Trung Đông khoảng 8000 năm về trước.
•Khoảng năm 2000 TCN, sản xuất rượu vang du nhập tới Hy Lạp và sau
đó truyền bá khắp Địa Trung Hải bởi đế chế La Mã.
•Đầu thế kỉ XVI, các nhà thám hiểm Châu Âu đã mang nho tới Châu Mỹ.
• Năm 1530, những người Tây Ban Nha xâm chiếm Trung và
Nam Mỹ bắt đầu trồng nho ở Mexico, Argentina, Peru và Chile.
• Năm 1655, nho được người Hà Lan trồng trọt trên thuộc địa của
mình tại Mũi Hảo Vọng (Nam Phi).
DH10QM Ứng dụng của vsv trong sản xuất rượu vang3
4
• Việc trồng nho ở Úc và New Zealand được tiến hành vào năm
1813.
Ngành sản xuất rượu vang được phát triển ở tất cả các nơi mà thực
dân Châu Âu đặt chân tới.
Danh từ rượu vang được dùng để chỉ loại rượu lên men từ dịch ép trái
cây (nho, dâu, thơm, táo, lê,…) với một số chủng nấm men. Rượu vang thu
được không qua chưng cất, có hương vị thơm ngon của trái cây tự nhiên, có
độ cồn nhẹ (10-15%) là loại nước giải khát thơm ngon giàu chất bổ dưỡng.
Rượu vang là loại rượu không chưng cất có truyền thống lâu đời được
sản xuất nhờ sự lên men bởi chủng tự nhiên S.cerevisiae hay do các loại nấm
men tự nhiên như Saccharomyces sp, Zygosaccharomyces sp,…
Ngoài ra còn có các loại rượu khác như sake, rượu cần, rượu cognac,
rượu đế,rượu nếp than …
I.3. Giới thiệu về công nghệ lên men
1.3.1. Công nghệ lên men
Việc nuôi cấy vi sinh vật với quy mô lớn (trong khoảng 10lít đến
1.000.000lít) thường được gọi là lên men công nghiệp (industrial
fermentation). Công nghệ lên men công nghiệp được hình thành từ cuối thể
kỉ XIX và phát triển mạnh trong nửa cuối thế kỉ XX với hàng loạt thương
phẩm.
Các công đoạn chính của quá trình lên men:
- Trước khi lên men: Xử lí, chế biến, phối trộn và khử trùng nguyên liệu
ban đầu.
- Lên men: trong bioreactor được thông khí tốt (cần phá bọt), trong dịch
lên men diễn ra quá trình nguyên khối, truyền nhiệt, tăng sinh khối tế bào và
điều chỉnh hoạt sinh học để tạo nhiều sản phẩm mục tiêu.
- Sau lên men: Tách tế bào bằng ly tâm hay lọc, phải phá vỡ tế bào để giải
phóng chất nội bào; tủa, tinh sạch các chất; thực hiện phản ứng bổ sung tạo
đúng thương phẩm; tinh chế; sấy; thương phẩm ở dạng hoàn chỉnh được
bảo quản; tận dụng phụ phế phẩm.
I.3.2. Ứng dụng của quá trình lên men
Công nghệ lên men có ứng dụng rất rộng rãi thể hiện ở việc có rất
nhiều sản phẩm được tạo ra từ công nghệ lên men. Sau đây là một số sản
phẩm từ công nghệ lên men.
DH10QM Ứng dụng của vsv trong sản xuất rượu vang4