Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1157

Tài liệu Đề tài : Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề tài tham dự cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008

Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các

ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối

ngành kinh tế ra trường – thực tiễn và giải pháp

http://svnckh.com.vn 1

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chƣơng 1 Lý thuyết thị trƣờng lao động 2

1. Lý thuyết vi mô về thị trƣờng lao động trong ngành ngân hàng 2

1.1. Cầu lao động 2

1.2. Cung lao động 4

1.3. Cân bằng thị trường lao động 6

2. Lý thuyết vi mô về thị trƣờng lao động trong ngành ngân hàng

theo quan điểm lao động là hàng hóa 7

Chƣơng 2 Những vấn đề trong khả năng đáp ứng yêu cầu công việc ngân

hàng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trƣờng 10

1. Thiếu hụt về số lƣợng 10

2. Sự bất cân xứng trong đánh giá khả năng của sinh viên mới ra

trƣờng 12

Chƣơng 3 Các nguyên nhân dẫn đến sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển

dụng của ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên 22

1. Nguyên nhân từ phía Nhà trƣờng – bên cung trên thị trƣờng 22

1.1. Về phương thức đào tạo 22

1.2. Về chương trình đào tạo và các môn học 24

1.3. Về tài liệu giảng dạy 29

1.4. Về giảng viên 31

1.5. Về đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả của nhà

trường 33

2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng – bên cầu 34

2.1. Không cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu của ngành 35

2.2. Chưa tạo điều kiện thích đáng cho các chương trình hỗ trợ đào tạo,

liên kết đào tạo với các trường đại học 37

3. Nguyên nhân đặc biệt từ chủ quan sinh viên – sản phẩm trên

thị trƣờng 42

3.1. Không có định hướng nghề nghiệp 42

3.2. Thái độ thụ động, trong nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và rèn

luyện 46

3.3. Đánh giá quá cao vể bản thân và thiếu thái độ cầu thị 52

http://svnckh.com.vn 2

Chƣơng 4 Một số đề xuất giải pháp nhằm rút ngăn khoảng cách chênh

lệch giữa cung và cầu nhân lực ngành ngân hàng 57

1. Giải pháp vĩ mô 57

1.1.

1.2.

Các tổ chức tham gia

Cơ chế phối hợp

57

58

2. Giải pháp cho việc gia tăng số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng

giảng viên 61

2.1. Phát triển về mặt nghiệp vụ chuyên môn 61

2.2. Phát triển về cách thức giảng dạy 63

2.3. Phát triển về cách thức tổ chức 64

3. Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ

sở đào tạo 67

3.1. Nhân viên ngân hàng có thể tham gia trợ giảng tại các cơ sở đào

tạo 68

3.2. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo có thể tham gia họp tổng kết tình

huống, kinh nghiệm với ngân hàng 70

3.3. Các ngân hàng tạo điều kiện để sinh viên thực tập hiệu quả hơn 71

3.4. Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học và

ngân hàng 73

4. Giải pháp về tài liệu đào tạo 74

5. Giải pháp cho việc phát triển các kĩ năng và tính cách cần

thiết, giải quyết các bất cập còn tồn tại ở sinh viên 76

5.1. Tạo điều kiện cho sinh viên phát triển kĩ năng mềm và tiếp cận

thực tế 76

5.2. Hình thành cho sinh viên thói quen chủ động tiếp cận thông tin. 78

5.3. Gia tăng sự hứng thú và gắn bó với ngành học của sinh viên 81

Kết luận 84

Phụ lục iii

Danh mục tài liệu tham khảo ix

http://svnckh.com.vn 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ như

hiện nay và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với những cơ hội hòa nhập

ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, hoạt động của ngành ngân hàng

cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Một hệ thống ngân hàng

hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát

triển của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên khả năng và kết quả hoạt động của từng ngân

hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung lại phụ thuộc rất lớn vào

nguồn nhân lực. Hiện tại, nguồn nhân lực cho ngành này không chỉ thiếu về số

lượng mà còn yếu kém cả về chất lượng. Hàng năm có một khối lượng không nhỏ

sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng của tất cả các cấp đại học – cao đẳng –

trung cấp ra trường song năng lực và trình độ chuyên môn của một bộ phận lớn

những sinh viên này lại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu làm việc mà các

ngân hàng đặt ra.

Xuất phát từ thực tiễn bức xúc như vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm

hiểu cặn kẽ hơn những thiếu sót, bất cập trong chất lượng sinh viên khối ngành

kinh tế mới ra trường hiện nay, nhất là các sinh viên có mong muốn và định hướng

sẽ làm việc trong ngành ngân hàng sau khi ra trường. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã

chọn đề tài “Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và

khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn

và Giải pháp”. Trên cơ sở những nghiên cứu chi tiết về những bất cân xứng đang

tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cân xứng đó, nhóm nghiên

cứu xin đề xuất một số giải pháp thay đổi trên các phương diện vĩ mô và vi mô với

mong muốn có thể đóng góp một vài ý tưởng góp phần hạn chế bớt sự bất cân bằng

cung cầu lao động cho ngành ngân hàng.

Nhóm nghiên cứu

http://svnckh.com.vn 4

CHƢƠNG 1

LÝ THUYẾT THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG

1. Lý thuyết vi mô về thị trƣờng lao động trong ngành ngân hàng:

1.1.Cầu lao động:

1.1.1. Cầu lao động của cá nhân hãng:

Cầu lao động của cá nhân hãng (ngân hàng) là số công nhân mà hãng có khả

năng và sẵn sàng thuê ở các mức đơn giá tiền lương khác nhau trọng một khảng

thời gian xác định, các yếu tố khác không đổi.

Cầu lao động của hãng là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào và được được rút ra

từ mức sản lượng của hãng và chi phí của các đầu vào.

Quyết định thuê bao nhiêu lao động của chủ hãng dựa trên việc xem xét lợi

nhuận mỗi lao động đem lại và chi phí bỏ ra để thuê họ.

Một ngân hàng sẽ xem xét thuê bao nhiêu lao động để đạt mục tiêu tối đa hóa

lợi nhuận. Nếu giả sử tất cả nhân viên của ngân hàng đều có khả năng làm việc như

nhau, ta sẽ suy ra được quyết định thuê lao động của ngân hàng phụ thuộc vào sự

thay đổi về lợi nhuận trên các giao dịch dịch vụ ngân hàng mà ngân hàng thu được

khi thuê thêm các lao động.

D

L

Đơn giá

tiền lương

Lượng

lao động

http://svnckh.com.vn 5

1.1.2. Cầu lao động của thị trường:

Ở đây chúng ta chỉ xét đến thị trường lao động của ngành ngân hàng nên

đường cầu lao động của thị trường sẽ có được từ việc cộng các đường cầu của tất

cả các ngân hàng lại, hay cầu lao động của ngành là tổng cầu lao động của từng

ngân hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của đường cầu lao động ngành

ngân hàng.

Thứ nhất, sự thay đổi trong giá của hàng hóa, cụ thể là giá các dịch vụ ngân

hàng (tín dụng, giao dịch thanh toán, chuyển tiền...). Khi nền kinh tế thị trường

ngày càng phát triển thì nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên. Điều này

làm cho giá cả của các dịch vụ này tăng lên và cũng tức là mỗi lao động tạo ra

nhiều doanh thu hơn. Với mỗi mức tiền lương, số lượng lao động được thuê sẽ tăng

lên.

Đây chính là thực tế đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống ngân hàng

của chúng ta mới thực sự đi vào hoạt động từ sau Đổi mới. Cùng với sự phát triển

mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, nhu cầu về các dịch vụ

ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ. Điều này khiến cho ngân hàng trở thành một

ngành có lợi nhuận cao, thu hút nhiều hãng tham gia vào thị trường. Đặc biệt là sau

một loạt các chính sách cải cách, tạo cơ hội phát triển cho các ngân hàng tư nhân

của Nhà nước. Từ đó, nhu cầu về lao động trong ngành ngân hàng cũng tăng lên

đáng kể. Thực trạng tình hình cung cầu lao động trong ngành ngân hàng sẽ được

đề cập cụ thể hơn ở Phần 2.

Thứ hai, sự thay đổi trong công nghệ. Công nghệ được cải tiến khiến cho

người lao động làm việc hiệu quả hơn, các thông tin giao dịch chính xác hơn, làm

tăng doanh thu do mỗi lao động tạo ra. Và tương tự như yếu tố trên, nó làm nhu cầu

tuyển dụng của ngành tăng.

http://svnckh.com.vn 6

1.2.Cung lao động:

1.2.1. Cung lao động cá nhân:

Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẵn sàng và có khả năng

làm việc tương ứng với các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian

nhất định, các yếu tố khác không đổi. Tức là, lượng thời gian làm việc của người

lao động phụ thuộc vào mức tiền lương.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có chỉ đúng 24 giờ mỗi ngày, và không ai có thể

cung lao động cả 24 giờ mỗi ngày được. Mỗi người đều có các mục đích khác chứ

không chỉ có mục đích bán các dịch vụ lao động của mình trên thị trường.Thời gian

trong ngày của mỗi người có thể được chia ra thành những giờ lao động và những

giờ nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là thuật ngữ chung mô tả các hoạt động không làm việc

bao gồm: ăn, ngủ, đi chơi với gia đình và bè bạn, và cả nghiên cứu và làm việc ở

nhà. Người lao động được giả định yêu thích nghỉ ngơi và sẽ chọn số giờ làm việc

trong ngày tùy ý. Đơn giá tiền lương là giá của thời gian nghỉ ngơi vì họ sẽ phải từ

bỏ lượng tiền đó để hưởng thụ nghỉ ngơi. Với mục tiêu tối đa hóa lợi ích chứ không

phải tối đa hóa lợi nhuận thì đơn giá tiền lương tăng lên có nghĩa là giá của nghỉ

ngơi tăng lên, người ta tiêu dùng ít nghỉ ngơi hơn – và làm việc nhiều hơn. Đường

cung lao động là đường dốc lên.

Khi đơn giá tiền lương tăng đến một mức nhất định, người ta làm ít giờ mà

vẫn có thu nhập cao thì họ sẽ tiêu dùng hàng hóa “nghỉ ngơi” nhiều hơn. Điều đó

được dùng để giải thích đường cung lao động các nhân vòng về phía sau.

Đơn giá

tiền lương

Số giờ làm

việc/ngày

SL

Đơn giá

tiền lương

Số giờ làm

việc/ngày

SL

http://svnckh.com.vn 7

Trong thực tế với một ngành như ngành ngân hàng thì đường cung lao động

thực tế cá nhân cũng giống như của người bình thường (chứ không phải các nhân

vật nổi tiếng) – là đường cung lao động dốc lên.

1.2.2. Cung lao động của thị trường:

Đường cung lao động thị trường có thể đạt được bằng việc cộng chiều ngang

các đường cung lao động của các cá nhân trong ngành. Đường cung lao động của

thị trường của ngành trong thực tế sẽ có dạng đốc lên vì đa phần lao động ngân

hàng có đường cung lao động dốc lên, và với những người có đường cung vòng về

phái sau thì các điểm vòng đó cũng xuất hiện ở những mức đơn giá tiền lương khác

nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đường cung lao động trong ngành

ngân hàng:

Thứ nhất, cơ hội lựa chọn việc làm ở các ngành khác của lao động trong

ngành. Nếu có nhiều cơ hội để người lao động chuyển sang làm việc ở các ngành

khác với mức lương cao hơn thì đường cung lao động ngành ngân hàng sẽ dịch

chuyển sang trái – tức là cung giảm đi. Và ngược lại, nếu có ít cơ hội để chuyển

ngành, và người lao động thấy công việc trong ngành ngân hàng là sự lựa chọn tốt

nhất thì đường cung lao động sẽ dịch chuyển phải – cung tăng lên.

Thứ hai, sự thay đổi trong quy mô dân số. Quy mô dân số tăng làm tăng

lượng người trong độ tuổi lao động, do đó làm tăng cung lao động ở tất cả các

ngành, kể cả ngành ngân hàng.

Thứ ba, sự thay đổi trong mức sống của người lao động cũng ảnh hưởng đến

khả năng làm việc của họ. Khi mức sống ngày càng cao, cuộc sống của mọi người

càng tốt hơn thì họ sẽ có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn và ngược lại, khi cuộc sống

khó khăn, đường cung lao động sẽ dịch chuyển phải.

http://svnckh.com.vn 8

Thứ tư, sự thay đổi trong quan điểm sống xã hội như về việc phụ nữ đi làm, và

làm việc trong cả các lĩnh vực mà vốn được mặc định là chỉnh dành cho nam giới.

Điều nay làm tăng lực lượng lao động xã hội nói chung và của ngành ngân hàng nói

riêng.

Trong nội dung của bài nghiên cứu này, đối tượng lao động chính được

nghiên cứu là sinh viên các ngành kinh tế vừa mới ra trường nên các yếu tố thứ hai,

thứ ba và thứ tư ảnh hưởng đến việc cung lao động ở trên sẽ có ít tác động trực tiếp

và xin không được phân tích sâu hơn.

1.3.Cân bằng thị trường lao động:

Giả định, thị trường lao động ngành ngân hàng là thị trường lao động cạnh

tranh hoàn hảo. Trong thị trường này có nhiều người mua sức lao động (nhiều ngân

Đơn giá

tiền lương

Số giờ làm

việc/ngày

SL1

SL2

SL2’

E0

w

L

SL

DL

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!