Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ - KDC
MIỄN PHÍ
Số trang
80
Kích thước
486.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1524

Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ - KDC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Đề tài: PHÂN TÍCH MỘT

SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH

ĐÔ - KDC

1

ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG, CHÌ SỐ VN-INDEX VA GIA CO PHIEU NGAY HOM TRUOC DEN GIA

CO PHIEU KDC HIEN TAI.

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, tình hình kinh tế trong nước nói riêng và tình hình kinh tế thế giới

nói chung đang có những biến động rất phức tạp. Là một trong những công ty sản xuất

bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, Công ty cổ phần Kinh Đô tuy chịu không ít ảnh hưởng

của kinh tế trong nước và thế giới nhưng công ty luôn tìm cách để khắc phục những

khó khăn và tiếp tục giữ vững vị trí của mình. Công ty cổ phần Kinh Đô được cấp

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 6/9/2002. Cổ phiếu của công ty được

niếm yết tại Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh theo giấy phép

niêm yết số 39/UBCK-GPNY do Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày

18/11/2005 với mã cổ phiếu là KDC. Từ đó đến nay hoạt động của công ty trên thị

trường chứng khoán liên tục phát triển. Tuy nhiên, công ty cũng chịu nhiều tác động

của các nhân tố làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của mình. Và để có thể ước lượng

được những nhân tố này tác động như thế nào nhóm chúng em chọn đề tài “PHÂN

TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ

PHẦN KINH ĐÔ - KDC”

Thông qua một số mô hình ước lượng của kinh tế lượng như mô hình log-log,

mô hình log-lin, mô hình lin-log và mô hình tuyến tính bình thường để phân tích sự

ảnh hưởng của giá cổ phiếu ngày hôm trước, giá vàng ngày hôm nay, chỉ số VN￾INDEX ngày hôm nay, đến giá cổ phiếu ngày hôm nay.

Vì kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài tiểu luận của nhóm chúng

em còn nhiều sai sót, mong thầy và các bạn thông cảm. Chúng em rất mong được

nhận ý kiến đóng góp một cách chân thành từ quý thầy cô và các bạn. Chúng em xin

chân thành cảm ơn!

2

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Kinh tế lượng là gì?

Kinh tế lượng có thể định nghĩa là sự phân tích về lượng các vấn đề kinh tế

hiện thời dựa trên việc vận dụng đồng thời lý thuyết và thực tế được thực hiện bằng

các phương pháp suy đoán thích hợp.

1.1.2 Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến

phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là (các)

biến độc lập hay giải thích) nhằm ước lượng, dự báo giá trị trung bình của biến phụ

thuộc với các giá trị của (các) biến độc lập.

1.1.3 Phương pháp bình phương nhỏ nhất

1.1.3.1 Nội dung phương pháp

Giả sử E (Y/Xi)= β1 + β2Xi được gọi là hàm hồi quy tổng thể (PRF).

Khi đó quan sát Yi:

Yi= E (Y/Xi) + ui

= β1 + β2Xi + ui được gọi là mô hình hồi quy tổng thể (PRM)

i= 1 + 2 Xi được gọi là hàm hồi quy mẫu (SRF).

Yi= 1+ 2 Xi + ei được gọi là mô hình hồi quy mẫu (SRM).

Vấn đề là phải tìm i= 1 + 2 Xi

Giả sử rằng chúng ta có n cặp quan sát của Y và X, cặp quan sát thứ i có giá trị tương

ứng (Yi, Xi): i = . Ta phải tìm i sao cho nó gần với giá trị thực tế của Yi có thể

được, tức là phần dư

3

ei = Yi i= Yi 1 + 2X2) càng nhỏ càng tốt

1.1.3.2 Các tính chất của ước lượng bình phương nhỏ nhất

a. 1, 2 được xác định một cách duy nhất ứng với cặp quan sát (Xi, Yi)

b. 1, 2 là các ước lượng điểm của β1, β2 và là các đại lượng ngẫu nhiên, với các

mẫu khác nhau chúng có các giá trị khác nhau

i= 1 + 2Xi có các tính chất sau đây :

a. SRF đi qua trung bình mẫu ( , ) có nghĩa là = 1 + 2

b. Giá trị trung bình của i bằng giá trị trung bình của các quan sát

c. Giá trị trung bình của các phần dư: i =0

d. Các phần dư ei không tương quan với i

e. Các phần dư ei không tương quan với Xi

1.1.4 Các mô hình hồi quy

1.1.4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính

- Dạng hàm: Y= β1 + β2X

- Giá trị biên: β2

- ΔY= β2ΔX

- Hệ số co dãn: β2( )

- Ý nghĩa của hệ số góc: Khi X tăng một đơn vị thì Y thay đổi β2 đơn vị

1.1.4.2 Mô hình tuyến tính log(ln-ln)

- Dạng hàm: lnY= β1 + β2lnX

- Giá trị biên: β2( )

- 100( ) = β2( )

4

- Hệ số co dãn: β2

- Ý nghĩa của hệ số góc: Khi X tăng 1% thì Y thay đổi β2%

1.1.4.3 Mô hình ln-lin

- Dạng hàm: lnY=β1 + β2X

- Giá trị biên : β2Y

-100( ) = (100β2)ΔX

- Hệ số co dãn: β2X

- Ý nghĩa của hệ số góc: Khi X tăng 1 đơn vị thì Y thay đổi 100β2%

1.1.4.4 Mô hình lin-ln

- Dạng hàm: Y = β1 + β2lnX

- Giá trị biên: β2

- ΔY = ( )

- Hệ số co dãn : β2

- Ý nghĩa của hệ số góc: Khi X tăng 1% thì Y thay đổi β2/100 đơn vị.

1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ VÀNG, CHỈ SỐ VN-INDEX VÀ GIÁ CỔ PHIẾU

KDC NGÀY HÔM TRƯỚC ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU KDC HIỆN TẠI.

1.2.1 Ảnh hưởng của giá vàng

Một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu là giá vàng.

Mỗi một sự biến động của giá vàng trên thế giới lẫn trong nước đều làm giá cổ phiếu

lên xuống thất thường và không theo một quy luật nào cả. Có lúc giá vàng tăng thì giá

cổ phiếu giảm, cũng có lúc giá vàng tăng giá cổ phiếu cũng tăng theo.

Như ta thấy giá vàng thay đổi liên tục từ giữa tháng 5 đến tháng 7 và sau đó

tăng lên nhanh chóng với mức độ tăng cao. Theo đó giá cổ phiếu của công ty cổ phần

KINH ĐÔ cũng thay đổi theo một cách chóng mặt, giá cổ phiếu có xu hướng giảm,tuy

nhiên trong giai đoạn từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7 mức độ giảm tương đối không

nhiều lắm, từ đầu tháng 9 giá cổ phiếu giảm liên tục với một mức độ cao hơn, tuy

nhiên sau đó tăng trở lại nhưng giá đã bị giảm sút so với thời kì trước đó. Không chỉ

5

có cổ phiếu KDC bị giảm giá mà các cổ phiếu của các công ty khác củng bị ảnh

hưởng bởi giá vàng trong thời điểm này.

Theo một số nhà đầu tư chứng khoán tại Hà Nội, giá của nhiều cổ phiếu niêm

yết trên TTGDCK TP.HCM tiếp tục sụt giảm trong phiên giao dịch ngày 17/7 do các

nhà đầu tư trong nước lo ngại giá vàng trong nước được dự báo có thể sẽ tăng lên

mức 15 triệu đồng chỉ bởi giá vàng quốc tế đang tăng mạnh, sắp tới mức kỷ lục 719,5

USD/ounce vào ngày 12/5.

Tính đến trưa ngày 17/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng quốc tế đã leo lên mức

674,3 USD/ounce, so với mức 660,4 USD/ounce của ngày 14/7, khiến cho giá vàng

trong nước cũng tăng theo từ 1.290.000 đồng/chỉ lên 1.330.000 đồng/chỉ.

Lúc 8h30 ngày 14/9/2012, giá vàng SJC được công ty vàng bạc đá quý (VBĐQ)

Sài Gòn SJC niêm yết ở mức 47 – 47,35 triệu đồng/lượng, tăng 850 nghìn đồng trên

lượng mua vào và 900 nghìn đồng/lượng so với cuối giờ chiều ngày 13/9.

Vàng tăng cũng làm cho thị trường chứng khoán có biến động khởi sắc. Tính

thanh khoản đã được cải thiện rất tốt, hàng loạt cổ phiếu, từ hàng đầu cơ đến hàng cơ

bản đều tăng giá rất tốt.

Như vậy, ta có thể thấy rằng giá cổ phiếu cũng phụ thuộc rất lớn vào giá vàng.

Theo đó, chính giá của các yếu tố trên tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư.

Giá vàng tăng hay giảm cũng làm cho giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng

khoán thay đổi lên xuống thất thường.

1.2.2 Ảnh hưởng của chỉ số VN-INDEX

Chỉ số chứng khoán Việt Nam kí hiệu là VN-Index. Chỉ số VN Index xây dựng

căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống

chỉ số này nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.

Chỉ số VN-Index được tính theo công thức sau:

6

100

1 0 0

1 1 ∑=

×

×

×

n

i i i

i i

P Q

P Q

: Giá hiện hành của cổ phiếu i

: Khối lượng đang lưu hàng của cổ phiếu i

P0i: Giá cổ phiếu i thời kì gốc

Q0i: Khối lượng cổ phiếu i thời kì gốc

Nhìn vào công thức tính chỉ số VN-INDEX ở trên ta có thể thấy được mối quan hệ

của giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại và chỉ số VN-INDEX là cùng chiều. Như vậy,

khi chỉ số VN-INDEX giảm sẽ kéo theo việc giảm đầu tư của các nhà đầu tư chứng

khoán làm cho giá cổ phiếu của các công ty giảm, hay ngược lại nếu chỉ số VN￾INDEX tăng sẽ kéo theo giá cổ phiếu tăng.

Từ giữa tháng 5 cho đến cuối tháng 9 ta có thể thấy được sự liên tục thay đổi của

chỉ số VN-INDEX, tuy nhiên, chỉ số vẫn ở mức độ cao, có sụt giảm nhưng không

đáng kể, và trong tháng 9 có thể nói là đã giảm hơn so với thời kì trước. Nếu đối chiếu

giữa giá cổ phiếu và chỉ số VN-INDEX thì ta có thể nhìn thấy được sự thay đổi tương

quan giữa hai đại lượng này.

1.2.3 Ảnh hưởng của giá cổ phiếu ngày hôm trước

Mỗi cổ phiếu đều lưu giữ giá trong lịch sử để tiện cho nhà đầu tư khi muốn xem

lại giá của cổ phiếu đó, không chỉ nhằm mục đích là xem lại mà qua đó còn là một

thông tin để quyết định đầu tư hay không.

7

Như vậy, giá của cổ phiếu ngày hôm trước cũng đóng góp một phần quan trọng

cho sự thay đổi giá trong hiện tại cũng như tương lai. Cũng như giá vàng và chỉ số

VN-INDEX nó cũng có những tác động làm cho giá cổ phiếu trong hiện tại biến

động, gián tiếp cũng như trực tiếp, cùng chiều hoặc ngược chiều.

Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu của công ty ngày hôm trước và hôm sau theo

sát nhau, không thấy biến động lớn nào. Tuy nhiên, giá cổ phiếu này còn ảnh hưởng

đến giá cổ phiếu trong tương lai dài hạn nữa.

Nhìn chung, có rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong hiện tại

nhưng có thể nói ba yếu tố trên là có ảnh hưởng cơ bản nhất.

1.3 TÌNH HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Chịu ảnh hưởng của năm 2010, năm 2011 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bất ổn

và vẫn chịu tác động nặng nề của lạm phát cao, niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm,

người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, tiền Đồng mất giá và lãi vay cao. Thách thức lớn

nhất mà hầu hết công ty tại Việt Nam phải đối mặt trong năm 2011 là lạm phát, dẫn

đến 3 yếu tố quan trọng là giá nguyên vật liệu tăng cao và không ổn định, chi phí về

nhân công, điện và nhiên liệu tăng, và cuối cùng là lãi suất ngân hàng tăng, khiến

doanh nghiệp vấp phải khó khăn về tài chính.

Trong bối cảnh này, công ty đã trải qua một trong những năm tăng trưởng tốt

nhất kể từ khi sáp nhập các công ty trong ngành thực phẩm.

Quá trình sáp nhập được hoàn tất vào cuối năm 2010 đã cho công ty một nền

tảng vững chắc và qui mô kinh doanh rộng để bước vào năm 2011 cũng như lấy đà

vào đầu năm. Hoạt động kinh doanh không chỉ thống nhất mà còn tập trung. Nhận

thấy rõ những khó khăn và môi trường kinh tế vi mô thử thách, công ty tập trung sử

dụng qui mô có được qua sáp nhập và kết quả kinh doanh năm 2011 làm cơ sở tạo đà

đạt mục tiêu phát triển bền vững. Sự đồng thuận này và quyết tâm tập trung vào lĩnh

vực kinh doanh thực phẩm đã khẳng định lại chiến lược mua bán sáp nhập các công ty

thuộc nhiều ngành kinh doanh thực phẩm khác nhau, và từ đó tạo ra những nguyên tắc

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!