Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN
“Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng
và giải pháp phát triển”
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.3
Ι.KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI...........................................................................................................3
1.Khái niệm đầu tư nước ngoài nói chung.................................................................................................................3
2. Khái niệm về FDI theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ...............................................................................5
3. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế quốc dân................................................................6
Π.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM..........................7
1.Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam................................................................................................7
2.Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam..........................................................................................8
3.Sơ lược tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt nam kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài cho đến nay......10
Ш.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.............................................................13
1. Thành tựu đạt được trong những năm qua...........................................................................................................13
3. Môi trường đầu tư của các dự án FDI ...................................................................................................................1
CHƯƠNG II...............................................................................................................................................................4
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP .................................................................................................4
NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA............................................................................................4
Ι.TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ....................4
1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua........................................4
2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay.........................................................................6
II- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI...................................7
1.Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ......................................................................................7
2. Những đóng góp của các Bộ, Ngành và Tỉnh, Thành trong việc thu hút đầu tư nước ngoài...............................10
3. Phần đóng góp của các doanh nghiệp..................................................................................................................13
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG QUÁ TRÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM............................................................................................................................14
1. Ưu điểm................................................................................................................................................................14
2. Nhược điểm..........................................................................................................................................................15
IV- MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...............................................................................................................18
1. Nguyên nhân thất bại của các dự án.....................................................................................................................19
2. Quá trình vận động và thu hút vốn FDI...............................................................................................................20
3. Thẩm định và cấp giấy phép................................................................................................................................20
4. Công tác quản lý các dự án đã được cấp giấy phép.............................................................................................21
CHƯƠNG III............................................................................................................................................................23
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM........................................23
I- TRIỂN VỌNG THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM.......................................................................................23
1. Thuận lợi:.............................................................................................................................................................23
2. Khó khăn:.............................................................................................................................................................24
II- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO VIỆT NAM. .....................................................................................................................................26
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI......................................................................26
2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI..............................................................................29
3. Cải tiến các thủ tục hành chính ...........................................................................................................................30
4. Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư ....................................................................................................30
5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FDI..................32
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) là một hình thức
của đầu tư quốc tế. Nó ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của quá trình quốc
tế hoá đời sống kinh tế và quá trình phân công lao động quốc tế theo chiều sâu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chiếc chìa khóa của sự tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua đó cho phép các nước sở tại thu hút
được các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến... nhằm khai thác lợi
thế so sánh của đất nước mình, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh,
điều chỉnh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi thị trường khu
vực và thế giới.
Chiến lược mở cửa để dần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu
vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ chương thực hiện cách đây
hơn 10 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chiến lược này là chủ
chương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết nạn
khan hiếm về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà còn nhằm tạo thêm nhiều công
ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế nước nhà những máy
móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và
hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh nền kinh tế đất
nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước.
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành cùng với việc áp dụng hàng loạt
các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ cho một nền kinh tế mở cửa,
38 quốc gia và hàng trăm các tập đoàn, Công ty nước ngoài đã đầu tư và đang
tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt nam, một thị trường mà các chuyên gia nước
ngoài đánh giá là còn nhiều tiềm năng để khai thác.
Để xây dựng Việt nam trở thàng một trong những điểm hấp dẫn các nhà đầu tư
trong khu vực, cần phải nhận thức rõ thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt nam,
từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của
đầu tư nước ngoài để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút đầu
tư nước ngoài phù hợp với thực tiễn. Đó là lý do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài:
“Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải
pháp phát triển”.
Kết cấu khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, Khoá
luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Đầu tư nước ngoài ở Việt nam.
Chương II: Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt nam.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt
nam.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên không tránh khỏi những sai sót, hạn chế, vì
vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để
khoá luận này hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Nguyễn
Hoàng Ánh đã trực tiếp hướng dẫn tôi viết bản khoá luận này.
Hà nội, ngày 30 tháng 05 năm 2003
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Hoa
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ι.KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.Khái niệm đầu tư nước ngoài nói chung
Khái niệm “đầu tư nước ngoài” lần đầu tiên được đề cập đến trong các giáo trình
tư pháp và kinh tế quốc tế, trước tiên là ở Pháp năm 1955, sau đó được sử dụng
trong các cuộc hội thảo bàn về hợp tác kinh tế thế giới và chính thức đi vào các
hiệp định, các bộ luật về đầu tư. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng phức tạp và
do sự vận động phong phú của thực tiễn mà khái niệm này không ngừng được bổ
sung, chỉnh lý cho sát với thực tế hơn.
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đời sống kinh tế, đến nay đầu tư
trực tiếp nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ trên thế giới. Khái niệm về FDI
đều được ghi nhận trong luật đầu tư của các nước. Mặc dù không hoàn toàn
giống nhau bởi có sự khác biệt về việc sử dụng câu từ hay ngữ pháp, song về mặt
bản chất thì khái niệm FDI ở luật của các nước là như nhau do chúng đều xuất
phát từ khái niệm đầu tư quốc tế.
Tại Hội thảo của Đại hội Hiệp hội Pháp luật quốc tế Henxky 1966, người ta đã
cố gắng đưa ra một khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm
phân biệt với các khoản kinh tế khác nhận được từ bên ngoài. Theo đó, “Đầu tư
nước ngoài là vận động tư bản từ nước người đầu tư sang nước người sử dụng
đầu tư mà không có hạch toán nhanh chóng”. Sau đó, qua thảo luận Hiệp hội đã
đưa ra một khái niệm dưới dạng tổng quát như sau: “Đầu tư nước ngoài là sự vận
động tư bản từ nước người đầu tư sang nước người sử dụng đầu tư với mục đích
thành lập ở đây một xí nghiệp sản xuất hay dịch vụ nào đó”. Với khái niệm này,
việc đầu tư vào một nước nhất thiết phải gắn liền với việc thành lập một xí
nghiệp hay một cơ sở sản xuất, dịch vụ tại nước nhận đầu tư, do đó đã loại trừ
một số hình thức đầu tư khác không thành lập ra xí nghiệp hay cơ sở sản xuất
(như cho vay tiền của ngân hàng, tài trợ cho chương trình hay cho dự án…). Đây
chính là điểm hạn chế của khái niệm này so với yêu cầu hợp tác kinh tế trong
thời đại hiện nay.
Khái niệm về đầu tư nước ngoài được các nước hiểu và vận dụng khác nhau. Tại
các nước tư bản phát triển, đầu tư nước ngoài là việc giao vật có giá trị kinh tế
của nước này sang nước khác nhằm thu đuợc lợi nhuận, bao gồm cả quyền cầm
cố và quyền thu hoa lợi, quyền tham gia các hội cổ phần,quyền đối với nhãn hiệu
thương phẩm và tên xí nghiệp. Như vậy, quan niệm về đầu tư nước ngoài ở đây
rất rộng rãi, chỉ là quá trình chuyển tiền vốn từ nước này sang nước khác với
mục đích thu lợi nhuận, theo nguyên tắc lợi nhuận thu được phải cao hơn lợi
nhuận thu được trong nước và cao hơn lãi suất gửi ngân hàng, nếu kinh tế của
các nước tư bản phát triển là tương đối ổn định, thị trường đã được khai thác tối
đa và có hiện tượng tương đối thừa tư bản, do đó việc đầu tư ra nước ngoài là