Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài “Hoạt động đầu cơ đất đai tại Việt Nam và các giải các giải pháp cần thiết” pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
----------
Đề Tài: Hoạt động đầu cơ đất đai tại Việt
Nam và các giải các giải pháp cần thiết
§Ò ¸n m«n häc
3
A. LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi thực hiện đổi mới, quan hệ đất đai ở nước ta đã có những biến đổi nhanh
chóng. Cùng với những tiến bộ về kinh tế và sự tăng lên về thu nhập là sự tăng lên
của nhu cầu về nhà ở, đất ở của dân cư và đất để sản xuất kinh doanh ngày càng
tăng, nhất là ở các đô thị. Từ trước khi có luật đất đai (1993) các quan hệ về đất đai
như chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai...đã xuất hiện nhưng bị nhà nước cấm. Các
giao dịch thời kỳ này đều là các giao dịch ngầm và diễn ra một cách tự phát, không
có sự điều tiết của nhà nước. Từ khi có Luật Đất đai (1993) có hiệu lực thi hành,
các quan hệ chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất... trở nên sôi động và thị
trường đất đai ngày càng được định hình rõ nét hơn.
Mặc dù vậy, thị trường đất đai ở nước ta vẫn không thoát khỏi tính chất của một
thị trường ngầm bởi luật và các văn bản pháp lý khác chưa đủ sức mạnh để điều
tiết thị trường đất đai vận động theo quy luật của cơ chế thị thường vừa theo định
hướng của nhà nước. Những bất cập trong quản lý đất đai đã tạo ra miếng mồi béo
bở cho những kẻ đầu cơ, nắm giữ đất đai. Hiện nay hoạt động đầu cơ đất đai ở
nước ta đến ngưỡng báo động, nhất là ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đây là một
vấn đề nóng bỏng hiện nay bởi Nhà nước đang cần vốn để đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa phấn đấu đến năm 2020
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì một phần ngân sách không
nhỏ bị thất thu nằm ở lĩnh vực đất đai chủ yếu gây ra do đầu cơ đất đai (ĐCĐĐ) và
các tiêu cực trong lĩnh vực này gây ra. Hơn nữa những tín hiệu thất thường của thị
trường nhà đất ở nước ta trong thời gian qua gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh
tế và đời sống của dân cư. Chúng ta đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn thị trường,
văn bản pháp lý nhằm khắc phục đầu cơ đất đai nhưng hoạt động này không những
không giảm mà còn gia tăng một cách đáng lo ngại. Chính vì vậy, chúng ta cần
nhận thức rõ hơn những vấn đề xung quanh hoạt động này, nhận thức đúng tầm
quan trọng của thị trường bất động sản (BĐS) và những hậu quả ghê gớm của hoạt
động đầu cơ (HĐĐC) đối với thị trường BĐS để tìm ra những biện pháp nhằm loại
bỏ hoặc hạn đến mức thấp nhất thiệt hại do hoạt động này gây ra. Đồng thời nhìn
lại những gì chúng ta đã thực hiện để chống ĐCĐĐ nhưng tại sao lại chưa thực
hiện triệt để. Dường như chưa có văn bản pháp quy nào là liều thuốc đặc trị đối với
hoạt động này. ĐCĐĐ cũng là một nguyên nhân thôi thúc Luật Đất đai sửa đổi kỳ
này nhằm chấn chỉnh hoạt động của thị trường nhà đất ở Việt nam đồng thời loại
bỏ những tiêu cực đất đai và làm lành mạnh hoá thị trường BĐS, đưa thị trường
BĐS vào quỹ đạo hoạt động ổn định để góp phần thực hiện thành công chiến lược
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Chính vì vậy, lĩnh vực đất đai hiện nay
đang thu hút sự chú ý của đông đảo các tầng lớp dân cư và bộ Luật Đất đai sắp ra
đời đang được các ý kiến đóng góp quý báu của nhiều tầng lớp dân cư.
Là một sinh viên đã từ lâu quan tâm về vấn nạn đầu cơ em muốn nghiên cứu về
vấn ĐCĐĐ để nhìn nhận chính xác về hoạt động này, đồng thời em muốn đóng
góp những ý kiến của mình trong việc đối phó với hiện tượng này.
§Ò ¸n m«n häc
4
Vì những lý do trên em chọn đề tài “Hoạt động đầu cơ đất đai tại Việt Nam và
các giải các giải pháp cần thiết”
- Mục đích nghiên cứu
Là một sinh viên năm cuối, đề án môn học chuyên ngành không chỉ là cơ hội tốt,
là quyền lợi của một sinh viên được nghiên cứu, được ôn lại và vận dụng những
kiến thức tổng hợp đã được nghiên cứu từ những năm trước mà còn là nghĩa vụ của
một sinh viên. Đây là nghĩa vụ phải hoàn thành trong chương trình đào tạo ở bậc
đại học. Đề tài của em không chỉ nhằm mục đích thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ
của bản thân mà em muốn thông qua quá trình nghiên cứu đề tài này em sẽ nâng
cao kiến thức của mình, đồng thời nhằm tiếp cận với thực tế để sau khi ra trường
không gặp nhiều bỡ ngỡ. Hơn thế nữa, lĩnh vực đất đai ở nước ta là lĩnh vực còn bị
thờ ơ, chưa được quan tâm đúng mức và thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp
còn đang tranh cãi. Nạn ĐCĐĐ hoành hành gây nên tác hại vô cùng to lớn mà ta sẽ
nghiên cứu trong chương I của đề tài đã gây nhức nhối cho các nhà nghiên cứu và
các nhà quản lý. Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế địa chính, trường Đại học
kinh tế quốc dân Hà Nội, em muốn nghiên cứu xem HĐĐC là những hoạt động
như thế nào? có tác hại đối với nền kinh tế và đời sống xã hội như thế nào? thực
trạng ĐCĐĐ tại Việt Nam ra sao? Cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước có
liên quan và những biện pháp chống đầu cơ cần thiết. Cuối cùng là một số kiến
nghị của bản thân về giải pháp hạn chế ĐCĐĐ.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động ĐCĐĐ trên phạm vi cả nước trong
mối quan hệ với thị trường nhà đất. Nhưng ở nước ta thị trường BĐS ở Hà Nội và
Tp. Hồ Chí Minh diễn ra sôi động và trở thành tâm điểm của sự ảnh hưởng tới các
lĩnh vực khác. Do vậy, HĐĐC đất đai cũng theo gót mạnh mẽ ở hai địa bàn này,
ngoài ra ta cũng xem xét hoạt động ĐCĐĐ ở một số địa phương khác. Đề tài này
cũng nghiên cứu các biện pháp chống ĐCĐĐ cần thiết của nước ta và nước ngoài.
- Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu bất kể một vấn đề gì, hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội nào cũng
cần phải có phương pháp. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy
vật lịch sử là hai phương pháp nòng cốt trong nghiên cứu hoạt động ĐCĐĐ tại Việt
nam. Các phương pháp chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động ĐCĐĐ
với các hiện tượng kinh tế xã hội khác. Ngoài ra phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp toán, phương pháp tổng kết thực tiễn cũng được sử dụng.
- Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chia làm thành ba chương với các vấn đề sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về thị trường nhà đất và hoạt động đầu cơ đất
đai.
§Ò ¸n m«n häc
5
Chương II: Thực trạng đầu cơ đất đai tại Việt Nam.
Chương III: Quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp mặt khác do thời gian và trình độ có hạn
cộng thêm kiến thức thực tế còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu
sót; em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô là giảng viên Trung tâm
Đào tạo Địa Chính và Kinh Doanh BĐS – Trường Đại học Kinh tế quốc dân HN
và các bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của GS,TSKH. Lê Đình
Thắng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Địa Chính và Kinh Doanh BĐS cùng một số
tài liệu tham khảo.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT VÀ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU CƠ ĐẤT ĐAI
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT
I.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI
a. Vai trò của đất đai.
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe
thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất
đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức
cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất
để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch
sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành
một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao
công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó
còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu
và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh
giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải,