Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài “Hoàn thiện quản lý và tổ chức hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu”
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
710.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
749

Tài liệu Đề tài “Hoàn thiện quản lý và tổ chức hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu”

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

z



“Hoàn thiện quản lý và tổ chức hệ

thống kênh phân phối của CTCP Bánh

kẹo Hải Châu”

Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A

1

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu

dùng. Nó như huyết mạch của một cơ thể sống, nếu thiếu hệ thống kênh phân

phối thì doanh nghiệp khó có thể tồng tại và phát triển. Việc xây dựng và

hoàn thiên hệ thống kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được

lợi thế canh tranh dài hạn trên thị trường. Vì vậy việc tổ chức và quản lý hẹ

thống kênh phân phối hiệu quả là cấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh

nghiệp Việt Nam đặc biệt trong xu thế hội nhập khi các đối thủ cạnh tranh

đang mạnh lên từng ngày và không chỉ các đối thủ trong nước mà còn là các

doanh nghiệp mạnh của nước ngoài. CTCP Bánh kẹo Hải Châu cũng không

phải là ngoại lệ.

Chuyên đề “Hoàn thiện quản lý và tổ chức hệ thống kênh phân phối

của CTCP Bánh kẹo Hải Châu” phân tích, đánh giá hiện trạng và các đặc

điểm cơ bản của hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu

trong một số năm gần đây, từ đó phát hiện những mâu thuẫn, những điều còn

bất hợp lý, điểm mạnh, điểm yếu kém của hệ thống kênh phân phối của Công

ty. Trên cơ sở lý luận và thực tế, chuyên đề đề xuất một số quan điểm, nguyên

tắc, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý kênh phân phối

CTCP Bánh kẹo Hải Châu.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hệ thống kênh phân phối của

CTCP Bánh kẹo Hải Châu trong một số năm gần đây. Chuyên đề cũng khảo

sát hệ thống kênh phân phối của một số công ty bánh kẹo đang hoạt động trên

thị trường để so sánh đánh giá mức độ hợp lý, điểm mạnh, điểm yếu của Công

ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau

như phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu do Công ty cung cấp

Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A

2

và thông qua đó quan sát thực tế thị trường; phương pháp thống kê; khái quát

hoá; hệ thống hoá; phương pháp so sánh và dự báo trong nghiên cứu.

Chuyên đề được thực hiện với mong muốn phát hiện đặc điểm, đánh

giá thực trạng tổ chức, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân cần khắc phục trong

tổ chức và quản lý kênh phân phối; đề xuất những quan điểm nguyên tắc và

giải pháp đồng bộ có cơ sở khoa học và tính khả thi cho công tác tổ chức và

quản lý kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu.

Chuyên đề được kết cấu thành ba chương không kể mở đầu, kết luận,

danh mục tham khảo:

Chương 1: Giới thiệu tổng quát về CTCP Bánh kẹo Hải Châu.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân

phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu trên thị trường trong nước.

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối

của CTCP Bánh kẹo Hải Châu ở thị trường trong nước.

Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A

3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP BÁNH KẸO HẢI CHÂU

1.1. Tổng quan về CTCP Bánh kẹo Hải Châu

CTCP Bánh kẹo Hải Châu (trước đây là nhà máy Bánh kẹo Hải Châu)

là một Công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty Mía đường I - Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn.

Tên công ty: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.

Tên tiếng Anh: Hai Chau confectionery joint – stock Company.

Tên giao dịch quốc tế: Hai Chau confectionery joint – stock Company.

Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần

Tên viết tắt: HACHACO.JSC.

Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh của công ty được xác

định là: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, sản xuất kinh doanh

bột gia vị các loại, kinh doanh mì ăn liền, các sản phẩm nước uống có cồn và

không có cồn, kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì của ngành công nghiệp

thực phẩm, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh

doanh (theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/11/1994) như: Vật tư, nguyên

liệu của ngành bột mì, sữa, mì chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên

doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.

Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty chỉ còn sản xuất và kinh doanh

những mặt hàng được thị trường chấp nhận bao gồm: Các sản phẩm bánh kẹo,

bột gia vị các loại.

Địa chỉ: 15 Mạc Thị Bưởi – Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà

Nội.

Điện thoại: 04.8621664 Fax: 04 862520

Website: http:// www.haichau.com.vn

Email: [email protected]

Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A

4

Tài khoản ngân hàng: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển – Hà

Nội

Mã số thuế: 01.001141184-1

Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2

Trong đó:

- Nhà Xưởng: 23.000m2

- Văn phòng: 3.000m2

- Kho bãi: 5.000m2

- Phục vụ công cộng: 2.400m2

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Bánh kẹo Hải Châu

Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu khởi đầu bằng sự kiện ngày 16/11/1964,

Bộ trưởng công nghiệp nhẹ ra quyết định số 35/HĐBT… tách ban kiến thiết

cơ bản ra khỏi Nhà Máy Miến Hoàng Mai, thành lập ban kiến thiết và chuẩn

bị sản xuất. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc từ Thượng

Hải và Quảng Đông sang, Bộ phận kiến thiết và chuẩn bị sản xuất khẩn

trương vừa xây dựng vừa lắp đặt thiết bị cho một phân xưởng mì sợi.

Tháng 3 năm 1965, ngay sau đợt đầu tiên nhà máy đã tuyển 116 công

nhân cho phân xưởng mì, 95 công nhân cho phân xưởng kẹo. Đồng thời cử 17

cán bộ sang Trung Quốc học quy trình sản xuất mì, bánh kẹo, chế biến thực

phẩm.

Ngày 2-9-1965, xưởng kẹo đã có sản phẩm xuất xưởng bán ra thị

trường. Cùng ngày vẻ vang của cả nước (2/9) Bộ công nghiệp nhẹ thay mặt

Nhà nước cắt băng khánh thành Nhà máy Hải Châu. Nhà máy có trụ sở và

mặt bằng sản xuất đặt tại đường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

với tổng diện tích là 50.000 m2.

Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A

5

1.2.1. Thời kỳ đầu thành lập (giai đoạn 1965 – 1975)

- Vốn đầu tư: Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên Công

ty không còn lưu giữ một số liệu vốn đầu tư ban đầu.

- Năng lực sản xuất gồm:

™ Phân xưởng sản xuất mì sợi: Một dâu chuyền sản xuất mì thanh

(mì trắng) bán cơ giới, năng suất 1-1,2 tấn/ca sau nâng lên 1 tấn/ca.

Sản phẩm chính: Mì sợi lương tực, mì thanh, mì hoa.

™ Phân xưởng bánh: gồm 1 dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5

tấn/ca.

Sản phẩm chính: Bánh quy (Hương thảo, quy dứa, quy bơ, quít)

Bánh lương khô ( phục vụ quốc phòng)

™ Phân xưởng kẹo: Gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi

dây chuyền 1,5 tấn/ca.

Sản phẩm chính: Kẹo cứng, kẹo mềm (Chanh, cam, cà phê)

Số lượng cán bộ côn nhân viên bình quân: 850 người/năm.

Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1972) nên

một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị bị hư hỏng nặng. Công ty được bộ

tách phân xưởng kẹo sang nhà maý Miến Hà Nội thảnh lập nhà máy Hải Hà

(nay là công ty Bánh kẹo Hải Hà - Bộ công nghiệp nhẹ).

1.2.2. Thời kỳ 1976 – 1985

Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến

tranh và đi vào hoạt động bình thường.

Năm 1976, Bộ công nghiệp nhẹ thực phẩm cho nhà máy sát nhập với

nhà máy sữa đậu nành Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng sấy phun.

Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng:

- Sữa đậu nành: Công suất 2,4 – 2,5 tấn/ca.

- Bột canh: Công suất 3,4 – 4 tấn/ca.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!