Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài
“Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài
kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ
mười hai, Người lái buôn thành
Vơnidơ của Sêcxpia”
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch Sử vấn đề.
3. Mục đích yêu cầu.
4. Đối tượng nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1. Thời đại
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.2. Chủ nghĩa nhân văn và cảm hứng nhân văn
1.2. Tác giả
1.2.1. Tiểu sử
1.2.2. Sự nghiệp
1.3. Tác phẩm
1.3.1. Đôi nét về ba vở hài kịch, “Giấc Mộng Đêm Hè”, “Đêm Thứ 12”, “Người
lái buôn thành Vơnidơ”.
1.3.2. Tóm tắt tác phẩm
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG NHÂN VĂN QUA BA VỞ HÀI KỊCH, GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ,
ĐÊM THỨ MƯỜI HAI, NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VƠNIDƠ
2.1. Cảm hứng ca ngợi
2.1.1. Ca ngợi vẻ đẹp con người
2.1.2. Ca ngợi những khát vọng cao đẹp của con người
2.1.3. Ca ngợi và khẳng định cuộc sống nơi trần thế
2.2. Cảm hứng phê phán
2.2.1. Phê phán chế độ phong kiến lạc hậu
2.2.2. Phê phán những mặt trái của xã hội thời tích lũy nguyên thủy tư bản chủ
nghĩa
CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT QUA BA VỞ HÀI KỊCH, GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ,
ĐÊM THỨ MƯỜI HAI, NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VƠNIDƠ
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật
3.2. Nghệ thuật kết hợp tính hiện thực và tính lãng mạn trong ba vở hài kịch thể hiện qua:
3.2.1. Giọng điệu trữ tình
3.2.2. Nghệ thuật dựng truyện
3.2.3. Nghệ thuật dựng cảnh
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
3.3.1. Đối thoại
3.3.2. Độc thoại
PHẦN MỞ ĐẦU
2. Lý do chọn đề tài
Sêchxpia là ngôi sao sáng trong nền kịch Anh và cũng là người đại diện vĩ đại của nền văn
nghệ Phục hưng. Ông được nhìn nhận là “Linh hồn của thời đại, kì tài của sân khấu”
(Bêlinxki). Từ lâu sáng tác của ông đã vượt ra ngoài phạm vi nước Anh trở thành tài sản
chung của thế giới. Chính vì thế mà chúng ta biết đến Sêcxpia qua cái nhìn của nhiều nhà
nghiên cứu văn học, những chuyên gia về Sêcxpia; qua những bài viết hàng nghìn trang với
những lời nhận xét, đánh giá quý báu. Tuy nhiên để hiểu biết sự nghiệp to lớn của Sêchxpia
và những gì ông để lại cho đời bấy nhiêu thôi theo người viết vẫn chưa đủ. Cần phải có
nhiều công trình nghiên cứu về ông hơn nữa, đặc biệt là ở thể loại hài kịch. Vì thế, người
viết xin tìm hiểu một vấn đề nhỏ trong hệ thống sáng tác của ông đó là “Cảm hứng nhân văn
trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ
của Sêcxpia”
Ngay từ lúc học phổ thông người viết đã có dịp tiếp xúc với những vở hài kịch, bi kịch kinh
điển của Sêchxpia như: Romeo & Juliet, Hamlet, Người lái buôn thành Vơnidơ... Những vở
kịch của ông không chỉ cuốn hút người viết bởi những tình tiết hấp dẫn mà nó còn mang lại
cho người viết những bài học vô giá về tình yêu, về ý thức, trách nhiệm của con người trong
xã hội. Và cho đến khi lên đến đại học, người viết lại được học và nghiên cứu sâu về
Sêchxpia, về tác phẩm của ông. Người viết rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực của ông trong quá
trình lao động và học tập, bằng con đường tự học mà ông đã vươn lên trở thành một thiên
tài về văn chương được mọi người khắp thế giới kính trọng và nể phục. Đồng thời khi tìm
hiểu tác phẩm của ông người viết cảm thấy rất thú vị, nó giúp cho người viết có một cách
nhìn và cách suy nghĩ sâu sắc hơn về những vấn đề trong cuộc sống. Chính vì thế mà đến
năm thứ tư của đại học người viết đã chọn mảng văn học nước ngoài để làm đề tài luận văn.
Sêchxpia viết thành công ở cả ba thể loại: bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử. Nhưng người viết
đặc biệt tâm đắc với những vở hài kịch của ông. Bởi vì nó không những mang đến tiếng
cười mà nó còn giúp cho con người có cái nhìn lạc quan trong cuộc sống. Nếu có được cái
nhìn lạc quan con người sẽ vững tin trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Bởi vì trong cuộc
sống có rất nhiều những khó khăn, thử thách mà con người cần phải vượt qua. Hơn thế nữa,
những vở hài kịch của ông còn giúp cho chúng ta nhận ra và biết trân trọng những tình cảm
cao đẹp trong cuộc sống như: tình cha con, tình anh em, tình yêu, tình bạn...để từ đó con
người cảm nhận cuộc sống này rất vui, rất đáng sống. Từ những điều tâm đắc cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn người viết đã chọn đề tài: “Cảm hứng nhân văn
trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ
của Sêcxpia” qua đề tài này người viết hi vọng sẽ tích lũy được nhiều kiến thức quý báu khi
có dịp tìm hiểu cuộc đời và tác phẩm của Sêcxpia một cách công phu và hệ thống. Bên cạnh
đó, khi tiến hành nghiên cứu đề tài trên người viết còn học hỏi được những giá trị nhân văn
được tác giả gửi gắm trong ba tác phẩm và có được kinh nghiệm trong qua trình nghiên một
đề tài khoa học.
Do năng lực và thời gian có hạn, sự tìm tòi và nghiên cứu của người viết trong khi thực hiện
đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong thầy cô và các bạn giúp đỡ
điều chỉnh cho những sai sót mắc phải của người viết, để luận văn được hoàn chỉnh.
2. Lịch sử vấn đề
Sêchxpia được thế giới tôn vinh là nhà soạn kịch thiên tài, một trong những con người
khổng lồ của thời đại Phục hưng. Bởi vì trong khoảng 20 năm cầm bút ông đã để lại cho đời
những kiệt tác bất hữu có cả bi kịch, hài kịch và kịch lịch sử. Thế nhưng theo quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu của người viết thì đa số các nhà nghiên cứu đều tập trung vào thể loại bi
kịch. Vì thế các bài nghiên cứu về thể loại hài kịch còn tương đối ít. Chính vì thế người viết
đã chọn đề tài: “cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười
hai, Người lái buôn thành Vơnidơ” để góp phần khẳng định giá trị tư tưởng trong tác phẩm
hài kịch của Sêchxpia; đồng thời góp phần làm phong phú thêm các đề tài nghiên cứu về hài
kịch của ông. Trong điều kiện nghiên cứu của mình người viết đã thu thập được một số tài
liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
Công trình đầu tiên phải kể đến quyển “Lịch sử văn học Phương Tây”,tập 1 của nhóm tác
giả Trần Duy Châu - Nguyễn Văn Khỏa - Lương Duy Trung – Nguyễn Trung Hiếu – Phùng
Văn Tửu, Nxb Giáo dục, 1979. Trong quyển này các tác giả cho chúng ta nhiều thông tin
quý báu về Sêchxpia và về những vở kịch của ông. Nhóm tác giả trên còn cho thấy được cái
nhìn bao quát về điều kiện lịch sử Anh, tiểu sử tác giả cùng với các giai đoạn sáng tác của
ông và đặc điểm của từng thể loại kịch mà ông sáng tác như:bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử.
Nhóm các tác giả nêu lên những nhận định về hài kịch của Sêchxpia như sau: “Tiếng cười ở
đây chính là thoát lên từ cái không khí lạc quan, yêu đời của thời đại Phục hưng. Đề tài của
những vở hài kịch này thường xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa những đôi nam nữ.
Thông qua đề tài đó, Sêchxpia lên án những gì phản lại tự nhiên, cổ hữu, áp chế con
người, nghĩa là những luân lý đạo đức, những thành kiến cũ của chế độ phong kiến. Đồng
thời, cũng qua những vở hài kịch này, Sêchxpia lên tiếng tố cáo xã hội tư bản, cái xã hội
trong đó đồng tiền đã chế ngự tất cả mọi giá trị vật chất và tinh thần, đè nặng lên số phận
của con người như một định mệnh.” [3; tr.117]. Bên cạnh đó nhóm tác giả còn chứng minh
cho những nhận định trên qua ba vở hài kịch: Đêm thứ mười hai và Giấc mộng đêm hè
nhóm tác giả nhận định Sêchxpia viết hai tác phẩm trên để thể hiện “Sự chiến thắng của
tình yêu và lòng chung thủy”.[3; tr.118]Còn trong vở Người lái buôn thànhVơnidơ các tác
giả nhận định: “Là vở hài kịch có ý nghĩa nhất trong giai đoạn sáng tác này. Ở đây vang lên
gay gắt lời tố cáo đồng tiền, thói tàn nhẫn và nền pháp lý bên vực cho quyền tư hữu của xã
hội tư bản. Ở đây là sự chiến thắng vẻ vang của tình yêu, tình bạn, của chính nghĩa và của
lòng nhân đạo.” [3; tr.118-119]. Tất cả những lời nhận định trên của nhóm tác giả đã cho
thấy tác phẩm của Sêchxpia đầy tính nhân văn và những điều nói trên người viết sẽ tập
trung làm sáng rõ ở phần nội dung chính của đề tài.
Kế đến là quyển “Văn học Phương Tây” của nhóm tác giả Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân
- Lương Duy Trung - Nguyễn Đức Nam - Nguyễn Thị Hoàng - Nguyễn Văn Chính - Phùng
Văn Tửu, “Văn học Phương Tây”, Nxb Giáo dục, 1997 cũng là nguồn tài liệu quý báu giúp
cho chúng ta có một cái nhìn khái quát về Sêchxpia và tác phẩm của ông. Các tác giả của
quyển này đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về thời đại của ông đang sống, về cuộc đời và
các giai đoạn sáng tác của ông. Một điều quan trọng nữa là trong quyển sách này các tác giả
còn thêm các nhận định, đánh giá, khẳng định giá trị sáng tác của Sêchxpia cũng như những
cống hiến to lớn của ông đối với nền sân khâu thế giới. Đặc biệt là ở thể loại hài kịch các tác
giả có nhận xét về hài kịch của Sêchxpia nói chung và ba vở hài kịch trên nói riêng như sau:
“Sêchxpia viết hài kịch nhằm trước hết là mua vui cho công chúng nước Anh thời bấy giờ.
Xuyên suốt các vở hài kịch của ông là chủ đề tình yêu đôi lứa. Hài kịch của ông khẳng định
rằng tình yêu là chất men cuộc sống, là hạnh phúc tuyệt vời trên trần thế này. Tình yêu giúp
con người thêm thông minh, sáng suốt, dũng cảm. Nó là nguồn sức mạnh có khả năng chiến
thắng tất cả những gì và tất cả những ai chống lại nó, chống lại con người” [5; tr.203]. Lời
nhận xét trên cho chúng ta thấy Sêchxpia viết hài kịch không chỉ đơn thuần là để mua vui
cho khán giả mà nó còn ca ngợi tình cảm riêng tư của con người đó là tình yêu. Đồng thời
tác giả còn khẳng định tình yêu sẽ là nguồn sức mạnh to lớn giúp con người chiến thắng tất
cả những thế lực phản tiến bộ. Đây là một trong những tư tưởng mang đậm giá trị nhân văn