Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đề tài
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1967

Tài liệu Đề tài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề tài:

" Du lịch sinh thái Cần Giờ"

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ xa xưa, con người với trí tuệ và ham muốn tìm kiếm và khám phá

những chân trời mới đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của

mình trên toàn thế giới. Theo tạp chí Người Đưa Tin của UNESSCO đã

viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn những chân trời địa lý, không còn

những lục địa trinh bạch, không còn những đại dương chưa ai biết tới,

không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn

còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu,

những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là thứ mà những dân tộc

khác chẳng mấy biết đến…”(12/1989). Các nhà du lịch thời nay vẫn mang

nguyên vẹn trong mình trái tim nóng bỏng lòng đam mê khám phá những

chân trời xa lạ, những núi cao, vực thẳm, những sông dài, biển rộng…

Tiếng gọi của thiên nhiên hùng vĩ, của rừng vàng biển bạc vẫn còn vang

vọng và lôi kéo bước chân của những “kẻ lang thang” trên bước đường du

ngoạn. Thêm vào đó, con người luôn bị quyến rũ bởi những gì đối lập với

thực tế mình đang sống, họ khao khát một cảm giác mới lạ, một chất xúc

tác mới cho cuộc sống và sự hiểu biết của mình. Khi ống khói của các nhà

máy, các xí nghiệp ngày một vươn cao chiếm lĩnh dần khoảng xanh của

bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướng

chung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng và khói bụi giao

thông tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất yếu.

Chính vì vậy, trào lưu du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh ở nhiều

quốc gia dưới góc độ tiếp cận này.

3

Du lịch sinh thái ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh

mẽ trong vài năm trở lại đây. Đối với một số quốc gia như Kenya, Ecuado,

Nepal, Costarica, Madagasxca,… du lịch sinh thái không phải là hoạt động

bên lề nữa, nó thực sự là một nguồn lợi quốc gia đem về một khoản ngoại

tệ lớn cho nguồn ngân sách quốc gia.

Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch

dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan

trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn

môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển

kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc

tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với

giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc

sống của người dân bản địa”.

Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương

(PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một

bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch.

Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát

triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và

ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái. Từ

Sapa – Bắc Hà của Tây Bắc qua Tam Đảo Ba Bể đến Hạ Long – Cát Bà ở

Đông Bắc Việt Nam, xuống Ba Vì, Cúc Phương, qua miền trung có Huế -

Sơn Trà, lên Tây Nguyên có Đà Lạt – Buôn Đôn (Dak Lak), vô miền nam

có Cần Giờ - Vũng Tàu – đồng bằng Sông Cửu Long… tất cả đều có thể

xây dựng và phát triển du lịch sinh thái với việc kết hợp các yếu tố tài

4

nguyên tự nhiên và nhân văn trong các hoạt động du lịch đưa con người

đến với cảnh quan, khí hậu, các giá trị văn hóa lịch sử. Các khu bảo tồn

thiên nhiên, các vườn quốc gia như Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch

Mã, Bà Nà, Yok Don, Cát Tiên, Dakina – Suối Vàng, U Minh, Côn Đảo…

Hệ thống bãi biển, đảo kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên, từ Cô Tô đến Phú

Quốc cũng được nhìn nhận như nguồn tài nguyên có giá trị đặc trưng cho

hoạt động du lịch sinh thái.

Nằm trong hệ thống các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam, rừng ngập

mặn Cần Giờ đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của

thế giới. Với điều kiện môi trường đặc biệt, hệ sinh thái ở đây là hệ sinh

thái

trung gian với rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Có một số loài có

tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè, trăn đất, cá sấu hoa cà, rắn cạp

nong,…Từ năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi

của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập. Đến tháng 2/2003 tổ

chức du lịch thế giới công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu

du lịch sinh thái phát triển của thế giới.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh

thái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao

thông vận tải, nhân lực…Vì vậy, đề tài “ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH

THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN

GIỜ” trên cơ sở phân tích hiên trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn

Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước

yêu cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù,

5

xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi

xây dựng khu du lịch sinh thái….Qua đề tài lần này hy vọng sẽ mang đến

một con đường phát triển mới trên nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên cho rừng

ngập mặn Cần Giờ. Đồng thởi góp phần quảng bá cho du lịch Cần Giờ -

Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch sinh thái nước ta nói chung.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyện

Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở

Cần Giờ.

- Đề ra những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái nói

chung và du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ nói riêng.

2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

- Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ

cho việc trình bày và làm sáng tỏ đề tài.

- Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân

tích tài liệu để hoàn thành đề tài.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái sinh quyển rừng ngập

mặn Cần Giờ.

- Điều kiện tự nhiên và điều kiên kinh tế xã hội của khu du lịch

sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.

6

- Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ, từ đó để

khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Khu du trữ sinh quyển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Thành

phố Hồ CHí Minh.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về lịch sử hình thành, điều

kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch

sinh thái Cần Giờ qua sách báo, internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ…

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp thực địa.

5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái đang được

nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh

du lịch. Các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái luôn thu hút các

chuyên gia về du lịch. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về du

lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam.

5.1. TRÊN THẾ GIỚI

Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du

lịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á￾Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Ta có thể kẻ tên một số chương trình

nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái ( 1992-1993 ); chương trình môi

trường Liên hợp quốc ( 1979 ), Tổ chức du lịch thế giới ( 1994 ), đặc biệt

là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden ( 1995 ); PATA ( 1993 );

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!