Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN XÂY DỰNG MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU Ở VIỆT NAM ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
XÂY DỰNG MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU Ở VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
Tổng quan
Bản đề cương này được soạn thảo liên quan tới yêu cầu mới đây của
Ngài Thủ tướng về việc xây dựng một trường đại học hàng đầu ở
Việt Nam. Chương trình Việt Nam tại Harvard cho rằng cách tốt
nhất để vươn tới tầm nhìn của Ngài Thủ tướng là thông qua sự hợp
tác giữa Chính phủ Việt Nam và một nhóm những trường đại học hàng
đầu của nước Mỹ.
Bản đề cương này gồm có bốn phần. Phần đầu tiên phân tích một
cách ngắn gọn những thách thức chính mà nền giáo dục đại học của
Việt Nam đang gặp phải. Phần hai xem xét những cấu thành của một
hệ thống giáo dục đại học hiện đại và những nguyên tắc quản lý cơ
bản quyết định tới sự thành công của hệ thống giáo dục đại học.
Phần ba chỉ ra những lựa chọn về chính sách của Việt Nam. Phần
cuối cùng đề xuất chiến lược xây dựng một trường đại học mới,
hàng đầu cho Việt Nam. Với bản đề cương thảo luận này chúng tôi
mong muốn mở ra một cuộc đối thoại; và mặc dù trong bản đề cương
chúng tôi có đề cập tới một số giải pháp tiềm tàng nhưng những
chính sách cụ thể chỉ thoát thai từ những cuộc thảo luận có cơ
sở.
I. Giáo dục đại học ở Việt Nam: Sự cần thiết phải thay đổi
Giới học giả và người dân nói chung cho rằng hệ thống giáo dục
của Việt Nam chưa xứng đáng với tiềm năng của chính nó cũng như
kỳ vọng của xã hội. Ở đây chúng tôi không đề cập tới vô vàn những
vấn đề của hệ thống giáo dục vì chúng đã được trình bày rất đầy
đủ qua các phương tiện truyền thông cũng như qua các bài phân
tích của các học giả nổi tiếng của Việt Nam.
Tình trạng đáng buồn của các trường đại học của Việt Nam hiện nay
một phần là do hoàn cảnh lịch sử. Trong suốt thế kỷ 20, Việt Nam
hầu như chưa bao giờ có điều kiện thuận lợi để phát triển hệ
thống trường đại học chất lượng cao. Ngày nay, vấn đề trực tiếp
nhất của giáo dục đại học bắt rễ từ cơ chế quản lý các trường đại
học có tính tập trung và xơ cứng. Các trường đại học của Việt Nam
hầu như không có quyền tự chủ. Nội dung chương trình về cơ bản
được áp đặt từ trên xuống, và vì vậy các trường gần như không
thể, hay không có động cơ cải tiến và đa dạng hóa chương trình.
Cũng tương tự như vậy, các cuộc thi tuyển sinh và yêu cầu tốt
nghiệp được áp đặt từ bên trên. Ở cấp độ thể chế, hệ thống quản
lý đại học vốn không thân thiện với những sáng kiến mới là một
lực cản đối với các truờng đại học của Việt Nam. Nói chung, việc
đề bạt giảng viên không căn cứ vào năng lực và tài năng. Lương
thấp đã buộc nhiều giảng viên phải chạy việc thêm ở ngoài, và do
vậy giảm động cơ và khả năng đầu tư thời gian cho các hoạt động
phát triển chương trình và chuyên môn. Một điều quan trọng là bối
1