Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Chuyên đề 1: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHUYÊN ĐỀ 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
1. Tổng quan về Luật xây dựng
Kỳ họp thứ 4, khóa XI (tháng 11/2003), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật xây dựng. Luật xây dựng có hiệu lực
từ 01/7/2004.
1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
a). Phạm vi điều chỉnh:
Luật xây dựng điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động xây dựng giữa các
tổ chức, cá nhân; quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư
xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.
b). Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân
thủ các quy định của Luật xây dựng. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có quy định khác với
luật xây dựng thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2
1.2. Khái niệm về hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập
dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế
xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi
công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt
động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
1.3. Những nguyên tắc trong hoạt động xây dựng
Việc đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng phải:
a). Tuân thủ quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù
hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa xã hội.
b). Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng .
c). Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính
mạng con người và tài sản.
d). Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả kinh tế, đồng bộ trong từng
công trình, trong toàn dự án.
3
1.4. Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây
dựng. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng được quy định và
phân cấp cụ thể trong Luật xây dựng, cụ thể:
a). Quy hoach chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng
trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu
bảo tồn di sản văn hóa, khu du lịch, nghỉ mát, các khu khác đã được xác
định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
b). Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị như sau:
- Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500, thời gian lập
theo yêu cầu của dự án;
-Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2.000, thời gian lập
không quá 09 tháng.
c). Căn cứ lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
- Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê
duyệt.
- Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
- Kết quả điều tra, khảo sát và các số liệu, tài liệu về khí tượng, thủy văn,
hải văn, địa chất, hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội và các số liệu; tài liệu
khác có liên quan.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. 4
d. Lấy ý kiến về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
- Trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, tổ
chức tư vấn thiết kế quy hoạch phải phố hợp với chính quyền địa
phương để lấy ý kiến nhân dân trong khu vực quy hoạch về các nội
dung có liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng.
- Hình thức lấy ý kiến: Trưng bày sơ đồ, bản vẽ về các phương án
quy hoạch; lấy ý kiến bằng phiếu. Người được lấy ý kiến có trách
nhiệm trả lời trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
phiếu lấy ý kiến; sau thời hạn quy định không trả lời thì coi như đồng
ý.
- Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy
hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn có trách nhiệm báo cáo với cơ
quan phê duyệt kết quả lấy ý kiến, làm cơ sở cho việc phê duyệt.
đ. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng :
- Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 các đô thị
loại đạc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, các khu công nghệ cao và các khu
kinh tế đặc thù:
5
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ
quan thẩm định. Tùy theo vị trí, quy mô của đồ án quy hoạch xây dựng, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
+ Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch – Kiến trúc đối với các tỉnh, thành phố
có Sở Quy hoạch – Kiến trúc thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn
30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan trình thẩm
định.
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 các đô thị loại 4, loại 5;
quy hoạch chi tiết xây dựng; tỷ lệ 1/500 các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2,
loại 3:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan
thẩm định .
Người có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt theo đúng thời gian quy định và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định, phê duyệt.
6
e. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được xem xét điều chỉnh khi
có một trong các trường hợp sau đây:
+ Quy hoạch chung xây dựng đô thị được điều chỉnh toàn bộ hoặc
điều chỉnh cục bộ có ảnh hưởng tới khu vực lập quy hoạch chi tiết
xây dựng ;
+ Cần khuyến khích thu hút đầu tư nhưng phải phù hợp với quy
hoạch chung xây dựng đô thị về phân khu chức năng;
+ Dự án đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, trong thời gian 03
năm không triển khai thực hiện được.
Khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, người có thẩm quyền
phê duyệt phải lấy ý kiến của nhân dân địa phương trong khu vực liên
quan đến quy hoạch điều chỉnh.
Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
thì phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
7
1.5. Loại và cấp công trình
Các công trình xây dựng được phân thành loại và cấp. Loại công
trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng, bao gồm công
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các
công trình khác. Cấp công trình được xác định theo loại công trình
căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và
tuổi thọ công trình xây dựng.
Mỗi loại công trình được phân thành 5 cấp gồm cấp đặc biệt, cấp
I, cấp II, cấp III và cấp IV.
1.6. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: bao gồm hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng,
cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.
1.7. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: bao gồm hệ thồng giao
thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng,
cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.
8
1.8. Thiết bị công trình và các thiết bị công nghệ
Hệ thống thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công
trình và thiết bị công nghệ :
Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây
dựng theo thiết kế xây dựng.
Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công
nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
1.9. Khảo sát xây dựng
a. Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất
công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình
và các công việc khảo sát phục vụ cho các hoạt động xây dựng .
b. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát
đã được phê duyệt. Tài liệu về khảo sát xây dựng là một trong các
căn cứ để lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế xây dựng
công trình.
9
1.10. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình
Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau
đây: Có mặt bằng xây dựng; có giấy phép xây dựng đối với những công trình
theo quy định phải có giấy phép xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công của hạng
mục, công trình đã được phê duyệt (đối với công trình lập báo cáo kinh tế -
Kỹ thuật thì sau báo cáo được phê duyệt); có hợp đồng xây dựng; đủ nguồn
vố để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt
trong dự án đầu tư xây dựng công trình; có biện pháp để dảm bảo an toàn,
vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
1.11. Giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
a. Việc giải phóng mặt bằng xây dựng phải được lập thành phương án.
Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư
xây dựng công trình và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư
xây dựng công trình. Đối với dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập
phương án hoặc dự án tái định cư và thực hiện trước khi giải phóng mặt
bằng xây dựng. Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng phải phù hợp với
quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng theo nhu cầu tiến độ
thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quy định của người có thẩm quyền.
10
b.Việc bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng phải đảm bảo lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có
liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở
mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ, hỗ trợ
tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác giữa các bên liên quan trong trường hợp đền
bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng.
c. Các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị thì phương án giải
phóng mặt bằng phải đảm bảo vừa xây dựng được công trình mới,
vừa chỉnh trang được các công trình mặt phố theo quy hoạch chi tiết
xây dựng được duyệt; đảm bảo nhà nước điều tiết được giá trị chênh
lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công
trình.
11
1.12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động xây dựng
a. Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng
công trình lấm chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi đê
điều, năng lượngm khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công
trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình có nguy cơ lở
đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng
này.
b. Nhà thầu xây dựng bố trí cán bộ quản lý, người trực tiếp chỉ huy thi
công không đủ năng lực hành nghề xây dựng, tương ứng với loại, cấp công
trình.
c. Nhận thầu thi công xây dựng công trình vượt quá năng lực hoạt động
xây dựng theo quy định.
d. Cho mượn danh nghĩa nhà thầu, sử dụng danh nghĩa nhà thầu khác
để hoạt động xây dựng.
đ. Triển khai thi công xây dựng công trình không đúng với các cam kết
theo hồ sơ dự thầu và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng công trình.
12
e. Thi công xây dựng bộ phận công trình, công trình xây dựng không có
giấy phép xây dựng hoặc sai giấy phép xây dựng; Không có thiết kế được
duyệt hoặc sai thiết kế xây dựng được duyệt.
g. Thực hiện không đúng quá trình, quy phạm xây dựng gây lún, rạn
nứt các công trình lân cận.
h. Không có biển báo công trường theo quy định; không có biển báo an
toàn; không có phương tiện che, chắn an toàn; không có hàng rào bảo vệ
an toàn.
i. Nhà thầu xây dựng có hành vi sử dụng kết quả kiểm tra vật liệu xây
dựng hoặc có kiện xây dựng của các phòng thí nghiệm chưa được lập
chuẩn.
k. Sử dụng vật liệu xây dựng; sử dụng cấu kiện xây dựng; sử dụng thiết
kế công nghệ nhưng không có chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận đủ tiêu
chuẩn chất lượng theo quy định.
l. Không có hệ thống quản lý chất lượng, không tổ chức giám sát thi
công xây dựng, thi công không đúng thiết kế, thi công không đúng quy
chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công
trình.
m. Nghiệm thu khống, nghiệm thu sai khối lượng, làm sai lệch giá trị
thanh toán, quyết toán. 13
2. Những vấn đề của luật đất đai liên quan tới dự án đầu tư xây
dựng công trình.
2.1. Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
a. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất bao gồm:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng,
quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin
giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Dự án được phê duyệt.
14
b. Để có đất phục vụ cho việc khảo sát lập dự án chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 về một số giải pháp
xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một
số thủ tục hành chính theo đó chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép
chủ đầu tư các dư án khi có chủ trương đầu tư hoặc sau khi được đăng ký
hoặc sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư mà phù hợp với quy hoạch:
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của khu vực dự án, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghành
hoặc quy hoạch sản phẩm thì được vào khu vực đó để tiến hành việc điều
tra, khảo sát, đo đạc xây dựng diện tích đất để lập dự án.
c. Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án
đầu tư của tổ chức kinh tế không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc
không phải là dự án có vốn dự án đầu tư nước ngoài do Sở tài nguyên và
môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến
thẩm định về nhu cầu sử dụng đất trên cơ sở xem xé hồ sơ dự án đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư.
d. Dự án xây dựng cơ sở tôn giáo đã được UBND tỉnh, Thành phố trực
thuộc TW xét duyệt.
15