Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Cảm xúc Xuân Tết trong thơ cổ điển pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
169.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1702

Tài liệu Cảm xúc Xuân Tết trong thơ cổ điển pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cảm xúc Xuân Tết trong thơ cổ điển

Thơ cổ nhất còn lưu bản thảo đến được thời ta là thơ đời Lý. Thơ đời Lý mạnh

ở chủ đề triết học, con người đối diện với hư vô, thơ thường do các nhà sư viết hay

bàn về cái mất còn bản thể luận. Bút pháp ưa dùng là bút pháp tổng hợp, khái quát, rất

ít miêu tả cụ thể. Muốn tìm trong thơ dấu vết phong tục tập quán ăn tết của tổ tiên ta

thời Lý thì khó lắm.

Nói đến thơ xuân thời Lý, người ta hay nhắc đến bài Có bệnh bảo mọi

người (Cáo tật thị chúng) của thiền sư Mãn Giác (tên thật Lý Trường 1052-1096). Bài

thơ chỉ nói quy luật lạnh lùng của thời gian và ý chí vượt lên của con người:

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai.

Thơ cho thấy một ý tưởng hơn là thấy một cảnh sống. Nhưng hình ảnh cành

mai sáng thanh khiết ở cuối bài đã lưu lại ấn tượng xuân sắc của thơ ca đời Lý.

Đến đời Trần, chuyện đánh giặc cứu nước, hào khí cha ông, cho đến khung

cảnh làng mạc đời thường đã ít nhiều có mặt trong thơ, dù vẫn còn nhiều ước lệ. Trần

Nhân Tông (1258-1308), ông vua anh hùng, ông vua thi sĩ và vị tổ thứ nhất Thiền phái

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!