Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Cẩm nang điều trị - Thuốc tim mạch pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC
CẨM NANG ĐIỀU TRỊ
Hà nội-2005
(Lưu hành nội bộ)
THUỐC HAY DÙNG TRONG KHOA
A. THUỐC TIM MẠCH
1. Thuốc trợ tim
Đây là các thuốc hay được dùng nhất trong khoa ĐTTC. Mặc dù vậy có rất
nhiều cách dùng thuốc, lựa chọn thuốc dựa trên tác dụng của các loại khác
nhau.
a. Nguyên tắc chung:
- Giảm thể tích là nguyên nhân hay gặp nhất của tụt huyết áp và giảm
cung lượng tim trong khoa ĐTTC.
- Chỉ định chính là tăng sức co bóp cơ tim với một tiền gánh và hậu gánh
cố định. Trên lâm sàng nó có tác dụng tăng HATB và cung lượng tim.
- Cung lượng tim và huyết áp trung bình phải được xem xét trong hoàn
cảnh tình trạng sức khoẻ trước đó kết hợp với một phản ứng cấp tính
hiện tại.
1
- Khi dùng thuốc trợ tim với liều đáng kể, phải đặt OTTMTT.
- Tác dụng chính của thuốc trợ tim là tăng HATB và cung lượng tim, tác
động trên tần số tim, SVR và PVR thay đổi tuỳ theo từng loại.
- Chưa có một thuốc trợ tim nào được chứng minh là tối ưu.
- Có một sự khác biệt lớn về đáp ứng với thuốc giữa các bệnh nhân. Lý
do đầu tiên có lẽ do sự biến đổi của thụ thể giao cảm trong các bệnh lý
cấp tính. Hơn nữa khi dùng kéo dài có hiện tượng trơ của các thụ thể
giao cảm. Các ứng dụng lâm sàng:
+ Các catecholamine tác động ưu tiên trên thụ thể bêta ở liều thấp,
anpha ở liều cao.
+ Không thể đoán trước liều tác dụng của một thuốc trên một bệnh
nhân cụ thể, liều tính bằng cmg/kg/phút có giá trị sử dụng rất thấp.
+ Liều bắt đầu thường dùng là 3-5 cmg/phút, sau đó tăng dần để đạt
được tác dụng mong muốn:
· Tăng HATB, tưới máu ngoại vi, và cung lượng tim.
· Không làm tăng đáng kể nhịp tim, hoặc gây loạn nhịp.
· Duy trì hoặc làm tăng lưu lượng nước tiểu.
· Hết toan chuyển hoá.
+ Đôi khi phải dùng đến liều rất cao để đạt tác dụng mong muốn
(>50cmg/phút).
2
b. Tóm tắt tác dụng trên tim của một số thuốc chính
Thuốc β1
↑ Tần số
↑Dẫn truyền
↑Co bóp
β2
↑Co bóp
Giãn mạch PQ
↑Glucose/lactate
α1
↑Co bóp
Co mạch
α2
↑ Co bóp
Co mạch
Adrenaline
Noradrenaline
Dopamine
Liều thấp Liều cao
Dobutamine + + (+) -
Isoprenaline + (+) - -
+ Mạnh (+) Nhẹ - không
c. Các thuốc hay dùng
Thuốc Liều chuẩn Chỉ định
Adrenaline 6 mg/100 ml G 5%
ml/giờ = mcg/phút
Thuốc dùng hàng đầu
1.Hồi sinh tim phổi
2.Sốc nhiễm khuẩn
3.Số tim
4.Hen PQ nặng
5.Sốc phản vệ
6.Duy trì áp lực tưới máu não.
7.Tạo nhịp tim.
Noradrenaline 6 mg/100 ml G 5%
ml/giờ = mcg/phút
1.Sốc giãn mạch hoặc sốc nhiễm
khuẩn.
Dopamine 400 mg/100 ml G 5%
ml/giờ = mcg/kg/phút
1.Không ưu việt hơn
adrenaline/noradrenaline
2.Gây mạch nhanh hơn adrenaline
3.Không dùng liều thận.
Dobutamine 500 mg/100 ml G 5%
ml/giờ = mcg/kg/phút
1.Chủ yếu gây giãn mạch, trợ tim yếu.
2.Thường dùng trong sốc tim hoặc sốc
có cung lượng tim thấp, tăng hậu gánh.
3
Isoprenaline 6 mg/100 ml G 5%
ml/giờ = mcg/phút
1.Giãn mạch, tăng nhịp tim
2.Tạo nhịp (sau adrenaline).
Milrinone* 10 mg/ 100 ml G 5%
50 mcg/kg liều tấn công
trong 20 phút
Duy trì 0,5 mcg/kg/phút.
1.Sốc tim do suy chức năng tâm
trương.
2.Tăng áp lực động mạch phổi sau thay
van.
3.Trơ thụ thể giao cảm.
*Cho bệnh nhân 70 kg bolus 35 ml/20 phút
duy trì 20 ml/giờ
2. Thuốc co mạch
a. Nguyên tắc chung:
- Ngoài catecholamine có tác dụng trên mạch ngoại vi khác nhau, các
thuốc vận mạch khác đều có tác dụng co mạch, tăng huyết áp cấp tính.
- Nguyên nhân hay gặp nhất của tụt huyết áp trong khoa ĐTTC là giảm
thể tích. Thuốc co mạch không thể được dùng thay cho bù dịch.
b. Chỉ định:
- Tụt huyết áp sau block giao cảm.
- Ngăn cản hấp thu thuốc gây tê tại chỗ
- Tụt huyết áp trơ với tác dụng của catecholamine. Trong tình huống
này, vasopressin có thể có tác dụng.
c. Biến chứng
- Tăng huyết áp phản ứng
- Cường phó giao cảm
- Quen thuốc.
liều Chỉ định
Metaraminol 10 mg/10 ml G 5% 1.Co mạch mạnh và ngắn.
Ephedrine 30 mg/10 ml G 5% 1.Thuốc giống giao cảm tổng hợp.
2.Hay dùng trong gây mê
Vasopressin 20 UI/20 ml G 5%
2,4 ml/giờ (0,04
ui/phút).
1.Tụt huyết áp trơ với
catecholamine.
2.Cần có chỉ định của bác sỹ
chính.
4
Thuốc hạ huyết áp
d. Nguyên tắc chung
- Nguyên nhân hay gặp nhất của tăng huyết áp trong khoa ĐTTC là tăng
hoạt tính giao cảm do đau, vật vã hoặc sảng. Những rối loạn này phải
điều trị bằng thuốc an thần và giảm đau.
- Những bệnh nhân suy thận cấp ở giai đoạn hồi phục thường có tăng
huyết áp, thường do sự điều chỉnh của cơ thể về thần kinh và nội tiết, ít
khi cần điều trị.
- Tăng huyết áp trong bệnh lý thần kinh như chấn thương sọ não, xuất
huyết nội sọ thường là cơ chế thích nghi của cơ thể và không cần phải
can thiệp. Dùng thuốc giãn mạch trong các tình huống này là chống chỉ
định tương đối.
- Thuốc hạ áp nên được điều chỉnh lại trên những bệnh nhân có tăng
huyết áp từ trước.
e. Chỉ định
- Cấp tính
+ Kiểm soát huyết áp hậu phẫu tim mạch, mạch não, hoặc trong thiếu
máu cơ tim cấp.
+ Cơn tăng huyết áp ác tính
+ Sản giật, tiền sản giật.
+ U tuỷ thượng thận
- Các chỉ định khác của thuốc giãn mạch:
+ Giảm hậu gánh trong thiếu máu cơ tim và suy tim
+ Phối hợp trong sưởi ấm bên ngoài trong hạ thân nhiệt.
- Mạn tính
+ Tăng huyết áp kéo dài > 150/100
+ Thiếu máu cơ tim
+ Bệnh lý mạch máu não.
f. Biến chứng
- Mạch nhanh phản xạ
- Tụt huyết áp (bệnh nhân giảm thể tích)
- Quen thuốc
- Giãn mạch phổi gây shunt và giảm ô xy máu.
- Ngộ độc cyanua
Thuốc Cách pha liều Chỉ định
Glyceryl
trinitrate
(GNT)
30 mg/100 ml G
5%
(Không dùng chai
1.Giãn tĩnh mạch: thiếu máu cơ tim
2.Hạ huyết áp nhẹ
3.Quen thuốc xảy ra sau 24-48 giờ, khi
5
nhựa, dây truyền
riêng)
2-25 ml/giờ
đó cần dùng thêm thuốc giảm huyết áp
khác.
Natri nitroprusside
(SNP)
50 mg/250 ml G
5%
3-40 ml/giờ
1.Cần hạ huyết áp nhanh trong cơn tăng
huyết áp.
2.Quen thuốc và toan chuyển hoá do
nhiễm độc cyanua
Phentolamine 10 mg/10 ml G
5%
1.Chẹn anpha đơn thuần, tác dụng ngắn.
Hydralazine Tấn công 10-20
mg
Duy trì 20-40
mg/8 giờ
1.Hạ huyết áp ngắn và trung bình
2.Thường kết hợp với chẹn bêta để tránh
phản ứng mạch nhanh.
3.Tốt trong điều trị tăng huyết áp do
mạch thận.
Amlodipine 5-10 mg uống
2 lần/ngày
1.Chẹn kênh can xi tác dụng dài.
2.Thận trọng trong suy thận
Captopril Liều ban đầu
6,25-50 mg/8 giờ
uống
Tăng huyết áp cấp
6,25-25 mg dưới
lưỡi
1.Thuốc uống gối dần sau thuốc truyền
tĩnh mạch, hạ huyết áp nhẹ, suy tim sau
nhồi máu.
2.Tác dụng hạn chế hơn nifedipine trong
khống chế cơn tăng huyết áp cấp.
3.Thận trọng trong tăng huyết áp do
mạch thận và suy thận.
Enalapril liêù ban đầu 5
mg/ngày
Tăng đến 20
mg/8giờ.
Phenoxybenzamine Uống: 10
mg/ngày đến khi
tụt huyết áp tư
thế.
Tĩnh mạch:
1mg/kg/ngày
(trong 200-500
G5%): 1/3 trong
1/24, 2/3 trong
1.Chẹn anpha tác dụng kéo dài.
2.Tiền phẫu u tuỷ thượng thận.
3.Có thể gây tụt huyết áp nhiều.
6
1/24.
Atenolol 1-2 mg tĩnh mạch
(đến 10 mg)
25-100 mg uống 2
lần/ngày
1.Tình trạng cường hoạt tính giao cảm.
2.cơn cường giáp.
3.Mạch nhanh phản xạ khi dùng thuốc
giãn mạch.
4.Thận trọng khi có giảm chức năng thất
trái, hen phế quản.
5.Tăng tác dụng trong suy thận.
Metoprolol 1.Như atenolol, an toàn trong suy thận
Esmolol Tấn công 0,5
mg/kg
Pha truyền 100
mg/10 ml
1.Chẹn beta tác dụng cực ngắn
2.Tác dụng tốt trong những trường hợp
cần thử tác dụng khi có giảm chức năng
thất trái.
3.Phối hợp với thuốc giãn mạch sau phẫu
thuật tim mạch.
Clonidine Bắt đầu 25 cmg
đến 150 cmg
1.Tăng huyết áp cấp, cơ chế trung ương.
2.Sau phẫu thuật tim.
3.Có thể gây tăng huyết áp khi dừng
thuốc ở người dùng kéo dài.
Methyldopa 250 mg-2g/ngày,
uống chia 2 lần
125-250 mg tiêm
tĩnh mạch
1.Thuócc lựa chon thứ ba trong tăng
huyết áp mạn tính, sau khi ức chế men
chuyển thất bại.
2.Tăng huyết áp trên phụ nữ có thai.
3.Có thể phối hợp với lợi tiểu, ức chế
men chuyển.
4.Dạng truyền tĩnh mạch rất có tác dụng
trong tăng huyết áp do cơ chế trung tâm.
MgSO4 Tấn công 40-60
mg/kg (4 g), duy
trì 2-4 g/giờ, giữ
nồng độ Mg >1,5-
2 mmol/l
1.Sản giật, tiền sản giật.
2.U tuỷ thượng thận.
3.Tăng hoạt tính giao cảm trong uốn ván.
3. Thuốc chống loạn nhịp tim
a. Nguyên tắc chung
7