Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Ca dao về những ngôi chùa potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ca dao về những ngôi chùa
Các ngôi chùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga như các chùa ở Ấn Độ, Trung
Hoa, Thái Lan và Cao Miên; nhưng rải rác đó đây, đâu đâu cũng có chùa. Từ
những thảo am trong thôn xóm hẻo lánh đến những ngôi chùa kiến trúc bằng
những vật liệu kiên cố tại các đô thị, tất cả đều mang sắc thái gọn nhẹ, thanh thoát
và tịch mịch. Thiên nhiên đã tô điểm cho cảnh chùa và ngược lại chùa chiền cũng
làm tôn vẻ đẹp của thiên nhiên.
Chùa ở Việt Nam không chỉ là chỗ tôn nghiêm thờ phượng để bổn đạo đến lễ Phật
mà còn là nơi tụ họp của dân chúng vào những dịp lễ như hành hương, rước đảo
vũ, chay đàn, đổ giàn..., thậm chí cả những cuộc vui chơi như bài chòi, hát bội
cũng có khi tổ chức tại sân chùa. Dân chúng đến đình làng phải khép nép vì sợ có
sự phân biệt rõ ràng giữa thứ dân với hào mục, ngay cả trong hàng quan lại về làng
cũng phân biệt nhau theo học vị và phẩm trật. Lệ làng, kẻ có chức tước bao giờ
cũng được ăn trên ngồi trốc. Trái lại, cửa thiền luôn luôn rộng mở, chúng sinh
được bình đẳng an vui, vì vậy chùa chiền rất gần gũi với dân chúng.
Qua ca dao, dân làng bày tỏ tình cảm quyến luyến với chùa chiền:
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
và cảm thấy mất mát khi xa cách:
Vì ai nên nỗi sầu này
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau.
Chùa ở Bắc Ninh
Ngôi chùa xưa nhất và cũng là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam có từ thế kỷ thứ 2
sau Tây lịch (thời Sĩ Nhiếp) là chùa Dâu. Chùa được dựng gần nha môn Sĩ Vương,
nơi có thành Luy Lâu là thủ phủ của xứ Giao Chỉ (đời Đông Hán) sau đổi là Giao
Châu (đời Tam Quốc). Nay chùa thuộc làng Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng 30 km.
Chùa Dâu tên chữ là Thiền Định tự (thời Lý Trần) hay Diên Ứng và Pháp Vân, vì
trong chùa có thờ tượng bà Pháp Vân, vị thần nổi tiếng cầu mưa rất linh ứng, là
một trong Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Tuy chùa có nhiều
tên chữ, nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên nôm là chùa Dâu. Có sách cho rằng đó
là do tượng bà Man Nương, người sáng lập ngôi chùa này, được tạc bằng gỗ dâu.