Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu bồi dưỡng học sinh năng khiếu ngữ văn 9
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 9
BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 9
I.Các phương diện của hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích tác
phẩm văn học:
1. Dấu câu và cách ngắt nhịp:
- Trong những tình huống giao tiếp thông thường của cuộc sống, im lặngnhiều khi lại
nói được rất nhiều: Căm thù tột đỉnh, xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã, lúc
xúc động trào dâng. Những cung bậc tình cảm này nhiều khi không nói được thành
lời.Dấu câu và sự ngắt nhịp là 1 trong những phương tiện hữu hiệu đã thể hiện sự im
lặng không lời...Dấu câu có chức năng quan trọng là tạo nên “ý tại ngôn ngoại”, gợi ra
những điều mà từ không nói hết. nhất là trong thơ. Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả
sự im lặng và xúc động thiêng liêngđén tận cùng, giây phút Bác Hồ trở về tổ quốc sau 30
năm xa cách bằng mấy dáu câu trong đoạn thơ:
Ôi! Sáng xuan nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về...im lăng. Con chim hót.
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...
(Tố Hữu- Theo chan Bác)
Cau thơ của Chế lan Viên “ đất nước đẹp vô cùng. Nhưngbác phải ra đi” (Người đi tìm
hình cứu nước) nếu đọc liền một mạch sẽ làm mất đibao nhiêu sưc gợi cảm sâu lắng,
thiết tha, một sự nuối tiếc đến xót xa do dâu chấm giữa dòng tạo nên ấy.
- Nhịp điệukhông chỉ là để tách ý,tách nghĩa mà cònthể hiện thế giới nội tâm của nhà
thơ, phần k mô tả được thành lời. Nhịp điệu ngắt do dấu cau, nhưng nhiều khi nó còn
được ngắt bằng 1 sự nhận thức tổng hợp, đôi khi phưc tạp, k có dấu câu. Trong
trường hợp này nhiều khi câu thơ được hiểu theo nhiều nghiã do cách ngắt nhịp khác
nhau.
Ví dụ câu thơ của Tố Hữu “càng nhìn ta lại càng say”,có thể ngắt nhịp 2/4,cũng có thể
ngắt nhịp 3/3...
nhiều trường hợp, sự xuống dòng liên tục, sự ngắt nhịp liên tục, đột ngột của tác
giả có 1 dụng ý, một tác dụng sâu sắctrong việc thể hiện nội dung. Câu thơ “Màu tím hoa
sim tím chiều hoang biền biệt” được Hữu loan xé thành 6 dòng thơ:
Màu tím hoa sim
Tím
chiều
hoang
biền
biệt
Ở bài thơ này nhiều câu thơ được xé ra như thế. cả bài thơ vỡ vụn đã thể hiện nỗi đau tan
nát, tiếng khóc đứt đoạn, nghẹn tăc, hạnh phúc tan thành nhiều mảnh, đứt ra nhiều đoạn,
không gì hàn gắn nổi. Tất nhiên k phải sự xé nát bài thơ nào cũng có giá trị.
Khi tiếp xúc với TPVH, nhất là khi đọc bằng mấtt cần lưu ý đến dấu câu và cách ngắt
nhịp.
Đối với văn xuôi, dấu câu và cách ngắt nhịp cũng rất quan trọng:
So sánh 2 đoạn văn sau:
BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 9
Đoạn 1: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không
có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu
trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy
cánh hoa tươi mĩm cười giữa bầu trời quang đảng”. (Thanh Tinh - Tôi đi hoc)
Đoạn 2: “Không được! Ai cho ta lương thiện? Làm thế nào cho mất được những
mãnh chai trên mặt này? Tao k thể làm người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một
cách... biết không!...Chỉ còn một cách là...cái này! Biết không!...
Hắn rút dao ra, xông vào.Bá Kiến ngồi nhổm dậy, Chí phèo đã văng dao tới rồi”.
(Chí Phèo - Nam Cao)
Hai đoạn văn có độ dài tương đương, nhưng cách sử dụng dấu câu và nhịp điệu thì
khác hẳn:
- Đoạn thứ nhất chỉ có 2 câu, hai dấu chấm và 2 dấu phẩy. nhịp điệu câu văn nhẩn nha,
không gâp sgáp vội vàng. Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng. Cả đoạn văn là
tiếng nói thì thầm, nhẹ như lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc ngang trời... Tất
cả nhằm diễn tả tâm trạng, một hồi ức, một tấm lòng đang náo nức những kỉ niệm
miên man của buổi tựu trường.
- Đoạn 2: Được chia làm 9 câu, rất nhiều đấ ngắt: 5 dấu cảm thán, 2 dấu chấm hỏi, 4
dấu chấm lửnh, 3 dấu phẩy,2 dấu chấm. Rõ ràng nhịp điệu câu văn nhanh hơn, gấp
gáp hơn. Ngữ điệu cũng căng thẳng dồn nén hơn đoạn trước. Cùng sự cộng hưởng
của ngữ nghĩa do các từ các hình ảnh tạo nên... tái hiện một cuộc đối mặt đầy căng
thẳng, quyết liệt và giàu kịch tính.
Không thể đọc nhanh và gấp gáp với đoạn văn của Thanh Tịnh. Cũng không thể đọc
nhẩn nha nhỏ nhẹ đối với đoạn văn của Nam cao.
Truyện Kiều: "Hình tam giác muôn đời"
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để cho Thuý Kiều bắt đầu cuộc đời mình bằng những
vần thơ đẹp nhất, xúc động nhất trong khi gặp Kim Trọng. Cái buổi đi tảo mộ, tiết Thanh
Minh "Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa" ấy, đó là cơ hội cho Kim Trọng, chàng trai mới
lớn "Phong tư tài mạo tuyệt vời...
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa" ấy, nghĩa là anh chàng thanh niên đẹp trai, "văn
chương nết đất thông minh tính trời" con nhà gia giáo ấy đã gặp chị em Kiều, con nhà
khuê các. Cả ba đều là những người ra đời và lớn lên trong gia đình nền nếp của xã hội đã
gặp gỡ và yêu nhau.
Trước khi có cuộc gặp gỡ này, Kim Trọng đã nghe dư luận về tài sắc của hai người con
gái nhà Vương ông, tuy không phải là xa xôi lắm nhưng cũng chưa từng được gặp. "Trộm
nghe thơm nức hương lân". Hương thơm hay những điều tốt đẹp về những người hàng
xóm: Hương lân - có hai người con gái xinh đẹp, ngoan. "Một đền đồng tước khóa xuân
hai Kiều". "Hai Kiều" chứ không phải là một người. Nghĩa là Kim Trọng cũng chưa biết
ai với ai nhưng là một thiếu niên mới lớn, như bao thiếu niên khác, chàng đã "trộm nhớ
thầm yêu".
BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 9
Yêu ai? Yêu cả hai nàng Kiều. Khi đã gặp nhau, đã trông thấy "Bóng hồng nhác thấy nẻo
xa". Từ xa Kim Trọng trông thấy bóng hồng, hai cô gái và thấy cả hai người đều xinh
đẹp. Nguyễn Du để cho Kim Trọng nhận xét:
"Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
Người quốc sắc, kẻ thiên tài"
Là nhận xét chung về hai nàng Kiều chứ lúc này Kim Trọng chưa phân biệt ai là Thúy
Kiều, ai là Thúy Vân. Và ai trong hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân đã để ý đến anh
chàng đẹp trai - bạn của Vương Quan. Tuổi thiếu niên thường mơ mộng, nhiều khi đến
buồn cười. Tình yêu ở lứa tuổi này thường mới chỉ là cảm tính. Nguyễn Du với ngòi bút
viết về tâm lý kỳ diệu đã nhiều trường hợp xử lý nhân vật của mình làm chúng ta kinh
ngạc. Ở đây ông đã miêu tả thành công tâm lý, tình cảm của cái tuổi "đến tuần cập kê"
hay tuổi teen như bây giờ các em thiếu niên vẫn nhận. Vốn cái tuổi mơ mộng, hai cô con
gái nhà Vương ông được học hành, có hiểu biết đã rạo rực, tò mò, say sưa trước bất kỳ
người con trai nào như Kim Trọng - Một văn nhân:
"Đề huề lưng túi gió trăng.
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời".
Từ cái nhìn đầu tiên ấy, dù mới thoáng qua, với bản năng của người con gái là e thẹn, và
bản năng tình cảm của người con gái tuổi yêu là rụt rè, nhất là trong cảnh "Một vùng như
thể cây quỳnh, cành dao". Nhưng nếu là người dưng, xa lạ thì bất cứ cô con gái nào cũng
sẽ đĩnh đạc ra chào bạn của em trai mình chứ việc gì phải e lệ, phải nép vào dưới hoa nếu
không có rung động tình cảm, không có ý tứ gì.
Nhưng lúc đó Nguyễn Du đã để cho hai người con gái cùng để ý đến Kim Trọng, rung
động trước Kim Trọng. Và chính vì vậy Nguyễn Du viết "Hai Kiều e lệ nép vào dưới
hoa" chứ không phải "Thuý Kiều e lệ" hay "Thúy Vân e lệ". Dù viết như thế này vẫn bảo
đảm cho câu thơ 8 chữ (bát) đúng và hay. Đứng trước hai người đẹp ấy, chàng thiếu niên
mới lớn đã rạo rực ngọn lửa tình nhưng vẫn sợ sệt, không dám để bộc lộ ra.
Nguyễn Du viết: "Người quốc sắc kẻ thiên tài". "Kẻ thiên tài" ở đây là Kim Trọng,
"người quốc sắc" là ai? Nguyễn Du không khẳng định là chị hay là em. Lâu nay ta vẫn
cho rằng "Người quốc sắc, kẻ thiên tài. Tình trong như đã mặt ngoài còn e" là nói về tình
cảm giữa Thuý Kiều và Kim Trọng. Người quốc sắc là Thuý Kiều nhưng xét trên văn bản
và hoàn cảnh cụ thể khẳng định như vậy là không đúng. Chỉ có thể thấy anh chàng Kim
Trọng đã ngây ngất trước hai Kiều đến nỗi "chập chờn cơn tỉnh cơn mê", đến nỗi "rốn
ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn"…
Rồi thì chàng Kim Trọng cũng phải về khi bóng tà buổi chiều đang đến, chàng phải về
thôi, để xảy ra cảnh "Khách đà lên ngựa người còn ghé theo". Đến đây càng không thể
khẳng định là ai trong hai nàng Kiều yêu Kim Trọng. Nguyễn Du không viết "Khách đà
lên ngựa, Kiều còn ghé theo". Viết như vậy hợp vần, vần bằng cho câu thơ lục bát, không
sai vần, hay, nhưng nhà thơ vĩ đại của chúng ta lại dùng danh từ chung "người".