Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Bán đảo Ả rập phần 5 doc
MIỄN PHÍ
Số trang
14
Kích thước
199.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1976

Tài liệu Bán đảo Ả rập phần 5 doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bán đảo Ả rập

Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không?

Một số học giả Pháp như Henri Jego trong L’Empire arabe troième grand?

(Au fil d’Ariane – 1963), Jacques C.Risler trong L’Islam moderne (Payot -

1963) cho rằng Napoleon đã có công đánh thức dân tộc Ả Rập trong khi họ

đương thiêm thiếp ngủ ở đầu thế kỷ XIX.

Jacques C.Risler đưa ra chứng cứ Bonaparte chỉ ở Ai Cập một thời gian

ngắn mà đã tổ chức được ở đó một nền hành chính tỉnh, một cơ quan tài

chính và nhiều hội đồng dân cử để dân Ai Cập quen với lề lối đại diện. Ông

ta lại lo đến vấn đề giáo dục, khuyến khích dân bản xứ mở nhà in, sáng lập

một nhật báo, tờ Le Courrier d’ Egypte, một tạp chí, tờ La Décade

Egyptienne. Về phương diện kinh tế, ông cho nghiên cứu kế hoạch dẫn thủy

nhập điền “để cho không một giọt nước nào của sông Nil chảy phí ra biển”.

Hơn nữa, sau chiến dịch Kim tự tháp mấy tuần, ông ta còn thành lập viện

khoa học và nghệ thuật. viện hoạt động đều đều trong ba năm, nhờ các bác

học Pháp: Monge, Bertholler, Fournier, Geoffroy Saint hilaire, Desgenettes.

Và cũng theo Risler, khi Bonaparte rút quân về rồi, Méhémet Ali được vua

Thổ cử làm thống đốc Ai Cập (hồi đó Ai Cập tuy là thuộc địa của Thổ

nhưng được tương đối tự trị) tiếp tục công việc của Pháp, canh tân quốc gia

theo kiểu châu Âu, dùng các giáo sư và kỹ sư Pháp, thoát li lần lần ảnh

hưởng của Thổ mà gây tinh thần quốc gia, dân tộc tại Ai Cập, tinh thần mà

khối Hồi giáo chưa hề biết.

Dù viết về Ả Rập hay về Trung Hoa, Việt Nam, nhiều học giả Âu Tây đã có

luận điểm như vậy: chính người phương Tây đem cái tinh thần quốc gia, dân

tộc dạy cho người phương Đông, nghĩa là trước khi người phương Tây tới

khai hoá người phương Đông như họ nói, thì người phương Đông không biết

ái quốc, không có tinh thần dân tộc, có lẽ chỉ có vài cái tinh thần trung quân

hoặc tinh thần tôn giáo thôi. Có vẻ như họ muốn bảo: “Mình khai hóa cho họ

để họ chống lại mình, quân vong ân bội nghĩa”. Riêng về Việt Nam, tôi đã

bác luận điểm đó trong bài “Cụ Phan và lòng dân” trong tập Kỷ niệm 100

năm năm sinh Phan Bội Châu (nhà Trình bày - 1967). Về Ả Rập, tôi xin

nhắc các học giả đó rằng Abdul Wahab sinh trước Napoleon ít gì cũng một

thế kỷ, nổi lên chống Thổ từ giữa thế kỷ XVIII, như vậy thì tinh thần quốc

gia, dân tộc của ông ta được người Âu truyền cho? Không thể bảo ông ta

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!