Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Bản chất xã hội của ngôn ngữ doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là
phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn
ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng
con người, từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp
ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những
trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Ngày nay,
hầu như không còn ngôn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại lai.
Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua
những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài. Chính vì vậy,
chúng ta không thể nói về độ thuần khiết (pure), độ trong sáng của một ngôn ngữ
xét theo nguồn gốc, xét theo nguyên lai.
Thông thường, khi nói về các chức năng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ
thường bàn về 2 chức năng quan trọng:
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng trong xã hội.
1. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
Chức năng thứ nhất này là chức năng về mặt kí hiệu hoá các tư tưởng hệt như mối
quan hệ giữa cái biểu hiện – cái được biểu hiện trong lí thuyết của tín hiệu học
hiện đại. Trong mối quan hệ này, tư tưởng và tư duy là cái được biểu hiện còn
ngôn ngữ là cái biểu hiện. Chính nhờ có ngôn ngữ mà thực tại được phân cắt ra
thành các khái niệm (mà cái biểu hiện của nó là các từ, ngữ). Nếu không có ngôn
ngữ thì con người không có một phương tiện này để phân cắt thực tại ra các khái