Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu 9 sai lầm khi chọn nghề pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
9 sai lầm khi chọn nghề
Mình sẽ học gì và làm gì? Liệu mình có nên học ngành mình thích hay
học những ngành đảm bảo “an toàn” về thu nhập và vị trí xã hội cho
tương lai? Mình có nên liều lĩnh thứ sức và khám phá với một nghề
mới hay chỉ nên yên tâm với một công việc quen thuộc?...
Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra những cảnh báo và khuyến cáo các bạn trẻ không
nên:
1. Chọn nghề theo kiểu may rủi, phong trào
Đây là một đặc trưng tâm lí của rất nhiều thí sinh thi đại học. Nguyên nhân cũng là
do gia đình không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em mình tìm hiểu
những nghề nghiệp trước, đến lúc phải nộp hồ sơ thì tặc lưỡi chọn đại một ngành
nào đấy có vẻ “đường được”. Cũng có khi gia đình và thí sinh chọn một ngành nào
đó vì thấy nhiều bạn bè cùng chọn ngành đó. Kiểu chọn nghề như vậy rất sai lầm
vì không dựa trên những thông tin cụ thể về ngành nghề và năng lực của bản thân.
2. Nghĩ rằng chỉ có nghề được đào tạo đại học mới có giá trị và địa vị xã hội
Điều này liên quan đến một “hội chứng tâm lí” mà rất nhiều người mắc phải khi
quan niệm những ngành nghề được đào tạo từ đại học là nhàn nhã, kiếm được
nhiều tiền và được xã hội coi trọng. Đó cũng là tâm lí trọng bằng cấp vốn bắt
nguồn từ xã hội phong kiến ngày xưa. Nhưng hiện nay, xã hội đã có những đối xử
công bằng với những người giỏi nghề chứ không giỏi vì bằng cấp. Vì thế quan
niệm của ông cha ta về “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” cho đến giờ vẫn rất đúng.
Cho nên lời khuyên của nhiều nhà tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là hãy chọn
nghề mình thích chứ đứng chọn loại bằng cấp đào tạo.
Nếu chưa đủ điều kiện học nghề mình thích ở bậc đào tạo đại học thì hãy học ở
các cấp bậc đào tạo khác. Và hãy nhớ là thời nào cũng vậy, xã hội luôn đánh giá
cao những người có thực tài, có kĩ năng nghề nghiệp tốt và một thái độ làm việc
chăm chỉ, cầu thị chứ không đơn thuần là nhìn vào bằng cấp mà bạn có.
3. Dựa dẫm vào lời khuyên của người khác
Điều này xảy ra với những bạn không có chính kiến riêng cho bản thân, tức là
cũng không hiểu mình muốn gì và cần gì ở nghề nghiệp tương lai. Nhiều gia đình
coi việc chọn ngành học cho con là việc của bố mẹ chứ không phải là mong muốn
của con cái vì cho rằng con mình chưa đủ lớn khôn để quyết định điều đó. Do đó,
bạn sẽ gặp thất vọng lớn khi phát hiện ra là mình chẳng hề thích hợp với nghề
nghiệp mà gia đình hoặc người khác chọn cho.
4. Chọn nghề mà không hiểu hết những thuận lợi và khó khăn của nghề