Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tách dòng và xác định trình tự gen mã hóa protein vỏ (CP) của virus gây bệnh xanh lùn (CLRDV) trên cây bông
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
1007.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1712

Tách dòng và xác định trình tự gen mã hóa protein vỏ (CP) của virus gây bệnh xanh lùn (CLRDV) trên cây bông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ngô Mạnh Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 151 - 155

151

TÁCH DÕNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ GEN MÃ HÓA PROTEIN VỎ (CP)

CỦA VIRUS GÂY BỆNH XANH LÙN (CLRDV) TRÊN CÂY BÔNG

Ngô Mạnh Dũng1*, Chu Hoàng Hà2

, Lê Văn Sơn2

1

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên

2Viện Công nghệ sinh học, VSAT

TÓM TẮT

Cây bông là loại cây trồng lấy sợi có tầm quan trọng bậc nhất trên thế giới. Trong khoảng 20 loại

virus gây bệnh trên cây bông, bệnh xanh lùn là bệnh có thể gây thiệt hại nặng nề nhất trên thế giới.

Nguyên nhân gây bệnh xanh lùn đã đƣợc xác định là do virus gây bệnh xanh lùn (Cotton leaf roll

dwarf virus - CLRDV) thuộc họ Luteoviridae, chi Polerovirus gây ra. Trong nghiên cứu này,

chúng tôi đã tiến hành tách dòng và giải trình tự gen mã hóa protein vỏ (CP) của virus gây bệnh

xanh lùn trên cây bông ở Việt Nam, kích thƣớc gen đƣợc phân lập khoảng 606 bp. Trình tự gen CP

phân lập từ CLRDV ở Việt Nam có độ tƣơng đồng 98,2- 99,2% so với các trình tự gen đƣợc công

bố trên ngân hàng gen quốc tế.

Từ khóa: Bệnh xanh lùn, cây bông, CP-CLRDV, E. coli DH5 , RT-PCR

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trên thế giới, cây bông đƣợc trồng ở nhiều

nƣớc có điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận

nhiệt đới và là một trong những loại cây trồng

lấy sợi quan trọng nhất. Trong khoảng 20 loại

virus gây bệnh trên cây bông, bệnh xanh lùn

là bệnh có thể gây thiệt hại nặng nề nhất nhất

trên thế giới [1]. Bệnh xanh lùn đã đƣợc phát

hiện tại nhiều nƣớc trồng bông thuộc Châu

Phi, Châu Á và Nam Mỹ,…

Đối với cây bông ở Việt Nam, bệnh xanh lùn

là bệnh gây thiệt hại nhiều nhất. Bệnh đƣợc

phát hiện lần đầu tiên tại Nha Hố (Ninh

Thuận) vào năm 1984-1985 nhƣng chƣa gây

hại đáng kể. Sau đó tác hại của bệnh tăng dần.

Năm 1991, Ninh Thuận xảy ra đợt dịch đầu

tiên, tại Nha Hố trên 80 ha trồng bông bị bệnh

với tỉ lệ 50-100%, gây thiệt hại hơn 50% sản

lƣợng bông.

Nguyên nhân gây bệnh xanh lùn là do virus

gây ra. Năm 2005, Correa và cộng sự thông

qua phân lập, xác định và so sánh trình tự của

gen vỏ và một phần của gen RdRp đã khẳng

định đƣợc virus gây bệnh xanh lùn là thuộc

họ Luteoviridae, có khả năng xếp vào chi

Polerovirus và đã đặt tên virus này là Cotton

leafroll dwarf virus (CLRDV) [4]. Đến năm

*

Tel: 0979 722412, Email: [email protected]

2010, Distéfano sau khi nghiên cứu hoàn

chỉnh trình tự bộ gen của virus bệnh xanh lùn

trên cây bông, CLRDV, khẳng định đây là

một thành viên mới của chi Polerovirus [5].

Đến nay, đối với cây bông, biện pháp hiệu

quả nhất là sử dụng công nghệ gen trong

phòng chống, tạo ra các giống cây trồng có

khả năng kháng bệnh. Trong nghiên cứu này,

chúng tôi tiến hành tách dòng và giải trình tự

gen mã hóa protein vỏ (CP) của virus gây

bệnh xanh lùn trên cây bông nhằm tạo tiền đề

cho những nghiên cứu tạo cây bông chuyển

gen kháng bệnh virus xanh lùn sau này.

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

Vật liệu

Nguồn bệnh virus: Lá bông nghi nhiễm bệnh

xanh lùn do Viện Nghiên cứu và Phát triển

cây bông Nha Hố cung cấp.

Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm đều là

hóa chất tinh khiết dùng trong phòng thí

nghiệm về sinh học phân tử (hóa chất của các

hãng Sigma, Invitrogen, Fermentas…).

Trình tự các mồi để phân lập gen:

CP-CLRDV-F:

5‟-AATTCATGAATACGGTCGTGGGTA-3

CP-CLRDV-R:

5‟-CTCGAGTTTTGGATTGTGGAATTGG-3‟

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!