Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tách dòng và biểu hiện cecropin trong các hệ vector khác nhau
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tách dòng và biểu hiện cecropin trong các hệ
vector khác nhau
Ngô Thị Hà
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm; Mã số: 60 42 30
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Thị Thương Lan
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống hóa các vấn đề cần nghiên cứu: tổng quan về tình hình kháng kháng
sinh; Peptide kháng khuẩn (AMPs); Sản xuất cecropin theo con đường tái tổ hợp. Trình
bày nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu: nguyên liệu; phương pháp. Đưa ra một số
kết quả nghiên cứu: tách dòng (subclone) chuyển các gen cecropin vào các vector biểu
hiện; biểu hiện các cecropin.
Keywords: Sinh học thực nghiệm; Hệ Vector; Cecropin; Kháng kháng sinh; Sinh y
Content
Nhân ngày Sức khỏe Thế giới 7/4/2011, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra chủ đề
“Chống kháng kháng sinh: không hành động hôm nay, không còn thuốc chữa mai sau” nhằm
thức tỉnh cộng đồng về vấn đề vi sinh vật kháng thuốc đang đe dọa toàn cầu. Chống kháng kháng
sinh không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên cấp bách, đòi hỏi nỗ lực tổng hợp giúp nhân
loại tránh nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh.
Cho đến nay, các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế tình trạng kháng kháng sinh chưa phát
huy tác dụng như mong đợi. Trong khi hướng phát triển các loại kháng sinh mới đang trong tình
trạng bế tắc, các nhà khoa học đã tìm ra một nguồn kháng sinh tự nhiên đầy tiềm năng, đó là các
peptide kháng khuẩn (antimicrobial peptides, AMPs). Trong số các peptide này, cecropin chủ
yếu được tách chiết từ côn trùng, có phổ kháng khuẩn rộng và có nhiều tiềm năng ứng dụng nên
thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học.
Để sản xuất AMPs nói chung và cecropin nói riêng, có ba con đường tiếp cận chính là (1)
tách chiết từ tự nhiên (2) tổng hợp trực tiếp từ các axit amin theo con đường hóa học và (3) biểu
hiện protein tái tổ hợp. Tuy nhiên, với yêu cầu thu được lượng lớn cecropin tinh khiết, hai
phương pháp đầu đều có giá thành cao và khó áp dụng trong điều kiện phòng thí nghiệm ở các
nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, với mong muốn giảm chi phí và chủ động trong việc
sản xuất cecropin được phân lập từ côn trùng ở Việt Nam cho các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi
tiến hành đề tài “Tách dòng và biểu hiện cecropin trong các hệ vector khác nhau”. Đây là