Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác phẩm thơ Việt trong chương trình Trung học phổ thông từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ LY
TÁC PHẨM THƠ VIỆT TRONG CHƢƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỪ CẢM HỨNG
CHỦ ĐẠO ĐẾN NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 8220121
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN ĐẤU
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác của các tác giả đã đƣợc công bố ở Việt Nam. Tôi xin chịu
trách nhiệm hoàn toàn về nội dung đề tài.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ly
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 8
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT TRONG THƠ......................................................................... 9
1. 1.Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ ....................................................... 9
1.1.1.Về khái niệm cảm hứng chủ đạo trong văn học ................................ 9
1.1.2. Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ............................................... 14
1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật - yếu tố thứ nhất trong sáng tạo văn chƣơng ..... 21
1.2.1.Về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật.................................................. 21
1.2.2. Mối quan hệ giữa cảm hứng chủ đạo với ngôn ngữ nghệ thuật
trong thơ..................................................................................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 30
Chƣơng 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ VIỆT THUỘC
CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................................... 32
2.1. Cảm hứng yêu nƣớc .............................................................................. 32
2.2. Cảm hứng nhân đạo .............................................................................. 40
2.3. Cảm hứng thế sự ................................................................................... 48
2.4. Cảm hứng lãng mạn .............................................................................. 58
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 68
Chƣơng 3. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VIỆT THUỘC
CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ THỂ HIỆN
CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO................................................................................ 69
3.1. Cảm hứng yêu nƣớc và ngôn ngữ đậm chất sử thi ............................... 69
3.2. Cảm hứng nhân đạo và ngôn ngữ đậm chất nhân văn.......................... 78
3.3. Cảm hứng thế sự và ngôn ngữ đậm chất hiện thực............................... 92
3.4. Cảm hứng lãng mạn và ngôn ngữ đậm chất trữ tình .......................... 100
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 112
KẾT LUẬN................................................................................................... 114
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 119
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dạy Văn trong nhà trƣờng phổ thông chủ yếu là dạy tác phẩm. Tác
phẩm, văn bản là nguyên liệu chính để hình thành năng lực thẩm mỹ ở học
sinh. Nó gắn với ngôn ngữ (tiếng Việt), một phần vì nó là loại hình nghệ thuật
vừa tiêu biểu vừa phổ biến, gần gũi, có thể đại diện cho kiểu sáng tạo đặc biệt
của con ngƣời – sáng tạo nghệ thuật. Trong đó, tác phẩm thơ là kết quả của sự
sáng tạo đặc sắc, kết tinh các giá trị Chân, Thiện, Mỹ tiêu biểu…
1.2. Tác phẩm văn học nói chung và thơ ca nói riêng, nhất là các tác
phẩm đã đƣợc chọn lọc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng thƣờng đƣợc xem
là chỉnh thể nghệ thuật có giá trị mẫu mực. Chúng thực sự là những “khám
phá về nội dung” và “phát minh về hình thức” (Lê ô nốp). Sự gắn bó máu thịt
giữa nội dung và hình thức của tác phẩm luôn đƣợc thể hiện ở mức độ sâu sắc
và sinh động nhất. Trong đó, mối quan hệ giữa cảm hứng chủ đạo và ngôn
ngữ nghệ thuật luôn là một trong những vấn đề trọng tâm trong quá trình
khám phá tác phẩm…
Với những lý do cơ bản nhƣ trên, chúng tôi chọn đề tài “Tác phẩm thơ
Việt trong chương trình THPT, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ
thuật” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã viết nhiều về thơ Việt dƣới nhiều dạng
thức khác nhau, theo tiến trình lịch sử văn học để giới thiệu đặc điểm và các tác
gia, tác phẩm của từng giai đoạn gắn với những tác gia, tác phẩm tiêu biểu.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về tác phẩm thơ Việt
trong nhà trƣờng ít nhiều có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong luận văn
của chúng tôi. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến một số tác
giả tiêu biểu nhất.
2
Về thơ trung đại, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cuốn sách Văn học
trung đại Việt Nam (Thế kỉ X - Cuối XIX) [80]. Các tác giả của công trình
nghiên cứu cho rằng tinh thần nhân văn cao đẹp của thời đại đã chi phối sâu
sắc cả nội dung lẫn nghệ thuật của văn học thế kỉ X - XIII. Bƣớc qua giai
đoạn từ thế kỉ XV- XVII, bên cạnh tình yêu nƣớc và tự hào dân tộc là cảm
hứng nhân đạo với những dấu hiệu manh nha của tiếng nói tình yêu đôi lứa,
cảm thƣơng cho thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cảm hứng
thế sự với tâm tƣ lo lắng, đau buồn trƣớc cảnh xã hội nhiễu nhƣơng, loạn lạc,
dân chúng lầm than cơ cực. Đến giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX,
khuynh hƣớng chính trong văn học là ca ngợi phong trào nông dân khởi
nghĩa, phản ánh - phê phán hiện thực xã hội đƣơng thời và huynh hƣớng trữ
tình lãng mạn. Qua nửa cuối thế kỉ XIX, những biến cố lớn lao của thời đại đã
thúc đẩy văn học yêu nƣớc phát triển sôi nổi và phong phú, văn học lúc này
chuyển mình tiến lên hƣớng vào quỹ đạo của văn học phản ánh cuộc sống với
nhiều yếu tố dân chủ, khác dần với văn học thuần túy trung đại. Thơ Việt giai
đoạn này cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung của văn học Việt. Các tác giả
đã đƣa ra nhận xét: “Đạo lại có đạo của Nho, đạo của Lão Trang, đạo của
Thiền Tông… và cả cái đạo yêu nƣớc, thƣơng ngƣời hay yêu nƣớc nhân đạo,
nhân văn của nƣớc ta. Thành thơ văn hay để đời, vƣợt qua mọi thử thách của
thời gian còn có cái tài, cái trải nghiệm có độ dày lớn trong đời, cái cảm sâu
sắc của cái tâm thể hiện nên cái thần của sự việc, cảnh vật với cái khí thích
hợp, hoặc khoáng đạt, yên vui hoặc đau thƣơng , hùng tráng, vòi vọi nhƣ núi
cao hoặc thao thao nhƣ sông rộng” [80, tr. 23]. Các tác giả đều có chung một
đánh giá về hình thức của các tác phẩm thơ văn giai đoạn này: “Ngƣời cầm
bút sáng tác đều đƣợc rèn luyện trong một khuôn khổ diễn đạt chung kể cả
Hán lẫn Nôm, theo hƣớng thanh nhã quý tộc, cao sang từ đề tài hình tƣợng
nhân vật, hình ảnh núi sông cảnh vật đến loại hình thơ văn, kết cấu ngôn ngữ,
3
biện pháp tu từ ẩn dụ, tƣợng trƣng đến điển tích điển cố…tất cả đều nhƣ sắp
sẵn từ tài trí ngƣời xƣa” [80, tr 24)].
Nguyễn Công Lý trong bài viết “Mấy đặc điểm văn học Lý - Trần” đã
chỉ ra sự vận động và phát triển của văn học Lý - Trần trên cơ sở ý thức dân
tộc, kết hợp với cảm hứng thời đại, mở ra một dòng văn học yêu nƣớc trong
văn chƣơng Việt Nam. Nguyễn Công Lý cho rằng: “ Xét đến cùng, cảm hứng
yêu nƣớc không hoàn toàn tách biệt với cảm hứng nhân bản, bởi yêu nƣớc
cũng là một phƣơng diện cơ bản của nhân bản. êu nƣớc bao giờ cũng gắn
với vận mệnh, cuộc sống con ngƣời. Việc đấu tranh chống áp bức thống trị,
sự chiến đấu chống ngoại xâm, giải phóng đất nƣớc đều xuất phát từ sự mƣu
cầu hạnh phúc cho con ngƣời. Tuy vậy, nội dung nhân bản vẫn có những
điểm riêng. Nội dung đó không chỉ hiểu theo nghĩa đạo đức học mà còn phải
hiểu theo nghĩa triết học” [45. Tr. 24].
Lê Văn Tấn trong Văn học trung đại Việt Nam nhìn từ hai loại hình tác
giả: nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật [68] đi sâu nghiên cứu tƣ tƣởng
nhập thế - hành đạo đƣợc thể hiện trong những sáng tác thơ văn của các tác
giả với cảm hứng chủ đạo về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tƣ tƣởng nhân
văn, đặt mình giữa thiên nhiên để suy tƣ, chiêm nghiệm về thế thái nhân tình,
hình tƣợng cuộc sống xã hội cũng đƣợc hiện lên khá độc đáo, với nhiều mảng
mầu sáng tối khác nhau mang đậm cảm hứng thế sự.
Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam Nửa cuối thế kỷ XVIII– Hết thế
kỷ XIX đã có những nhìn nhận sâu sắc về cảm hứng nhân đạo trong những
sáng tác trong giai đoạn này: “ Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII –
nửa đầu thế kỉ XIX nói về phụ nữ thì trƣớc tiên là nói đến cuộc đời đau khổ
của họ. Chúng ta gặp khá nhiều những phụ nữ bất hạnh trong văn học giai
đoạn này. Chẳng có cái khổ nào giống cái khổ nào” [37, tr 73 ].
Ở khía cạnh ngôn ngữ, Nguyễn Lộc cũng đã có những nhìn nhận khách
4
quan khi nói về đóng góp của các nhà thơ về mặt ngôn ngữ trong sáng tác thơ
văn, Nguyễn Lộc đã khẳng định: “Cùng với Nguyễn Trãi trƣớc kia, Hồ Xuân
Hƣơng, dịch giả Chinh Phụ ngâm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ
v.v… cùng thời, Nguyễn Du và chủ yếu là Nguyễn Du – đã khẳng định một
cách đầy sức thuyết phục sự phong phú và khả năng to lớn của ngôn ngữ dân
tộc trong sáng tác văn học. Chắc chắn không có gì quá đáng nếu nói rằng
chính nhờ có ca dao, có Nguyễn Du, có Chinh Phụ ngâm, thơ Hồ Xuân
Hƣơng, và sau đó có cả Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xƣơng, Nguyễn Khuyến mà
trong suốt tám mƣơi năm dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, với chính
sách văn hoá nô dịch cực thâm độc của chúng, tiếng Pháp vẫn không thay thế
đƣợc tiếng Việt trong đời sống cũng nhƣ trong sáng tác văn học. Nền văn học
dân tộc của ta vẫn là nền văn học sáng tác bằng tiếng Việt. Đó là điều mà hầu
hết các nƣớc cùng cảnh ngộ nhƣ ta không có đƣợc.” [ 37, tr.420].
Trong Văn học Việt Nam 1900 – 1945, các tác giả nhận định: “Văn
chƣơng yêu nƣớc cuối thế kỷ XIX và những thế kỉ trƣớc, và cũng khác với
với văn chƣơng yêu nƣớc của những năm sau 1930. Bám vào đƣợc truyền
thống của dân tộc, nói đƣợc những vấn đề chủ yếu của dân tộc, gắn với quần
chúng cơ bản của dân tộc, văn học yêu nƣớc đầu thế kỷ, với một số lƣợng tác
giả và tác phẩm hùng hậu đã thành một dòng văn học, hơn thế là dòng văn
học chủ lƣu lúc đó” [18, tr.88].
Bàn về cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn này, các tác giả lại
có cách nhìn nhận mang tính khách quan khi đánh giá về nội dung và hình
thức của thơ mới: “Trong những khát vọng của cái “Tôi” cá nhân, thơ mới
lãng mạn tập trung đấu tranh cho quyền tự do yêu đƣơng, cho lối cảm xúc
riêng, cho cái nhìn cá thể hoá, cho sự đổi mới thi pháp và tƣ duy thơ, cho sự
sáng tạo những hình thức biểu, hiện phong phú, mang sắc thái độc đáo của
phong cách cá nhân.” [18, tr.561].
5
Hai nhà phê bình Hoài Thanh – Hoài Chân đã rất thành công trong việc
ghi lại dấu ấn của phong trào này một cách chi tiết, sâu sắc và cuốn hút nhất
trong Thi nhân Việt Nam [71]. Tác giả đã có những đóng góp về mặt phê bình,
lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm
Thi nhân Việt Nam nhƣ một cuốn bách khoa toàn thƣ trên nền thơ mới. Ngoài
những nhận xét rất tế nhị và đắt giá về từng nhà thơ đƣợc đƣa vào hợp tuyển và
về những bài thơ của phong trào thơ mới, cuốn sách còn đƣợc coi nhƣ là một
nguồn tƣ liệu khá đầy đủ về phong trào thơ mới với bài luận đầu sách: “Một
thời đại trong thi ca”. Hoài Thanh đã đề cập đến nhiều vấn đề bao gồm: Nguồn
gốc thơ mới; cuộc tranh luận thơ mới - thơ cũ; vài nét về con đƣờng phát triển
mƣời năm của thơ mới; đặc điểm về hình thức và thể loại; triển vọng trƣớc mắt
của thơ mới; tinh thần cốt lõi của thơ mới; tấn bi kịch của cái “Tôi”, đồng thời
gợi ý cho các nhà thơ về nỗ lực vƣợt thoát khỏi sự bế tắc.
Chúng ta biết nhiều đến thơ mới qua tác phẩm phê bình Thi Nhân Việt
Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân. Nhƣng nhà phê bình thật sự khẳng định sự
chuyển dịch của các đỉnh cao Thơ mới thì phải kể đến Nhà phê bình văn học
Đỗ Lai Thúy với tác phẩm Con Mắt Thơ [79]. Sử dụng một bút pháp hoàn
toàn khác, một góc nhìn hoàn toàn khác với Hoài Thanh, Hoài Chân, Đỗ Lai
Thúy đã đƣa ra một cách nhìn mới về Thơ mới, một cách nhìn của thế giới
đƣơng đại. Tác phẩm Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy đã cho độc giả thấy một
đỉnh cao của thơ mới. Thơ mới không phải là một giải phóng cái “Tôi” nữa,
mà là một cuộc nổi loạn của cái “Tôi” cá nhân. Đỗ Lai Thúy đã tổng kết lại
những chiến thắng mà thơ mới đã đạt đƣợc: Thứ nhất, thể xác và giác quan đã
đƣợc giải phóng, thoát khỏi sự kìm hãm của khuôn khổ Nho giáo. Thứ hai, đó
là quyền tự do lựa chọn. Tự do lựa chọn là yếu tố cần thiết để trở thành một
con ngƣời cá nhân đích thực nhƣ thời kỳ 1932- 1945. Đỗ Lai Thúy khám phá
và đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm qua ngôn ngữ tác phẩm chứ không phải qua
6
tiểu sử tác giả hay hoàn cảnh xã hội.
Bàn về cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975, Nguyễn Đăng Mạnh đã đƣa ra nhận xét rằng: “Ba mƣơi năm chiến
tranh giải phóng dân tộc hƣớng về lý tƣởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội,
cả dân tộc chủ yếu sống với tâm lý lãng mạn - một chủ nghĩa lãng mạn thấm
nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng” [53, tr.18].
Khi nói về những thành tựu của thơ ca cách mạng miền Nam trong
những năm tháng chống Mỹ ác liệt, hào hùng, Trần Hữu Tá trong Nhìn lại
một chặng đường văn học đã khẳng định chắc chắn rằng: “ ếu tố lãng mạn
anh hùng là một đặc trƣng quan trọng của thơ ca yêu nƣớc các thành thị miền
Nam” [67, tr.87]. Tiếp theo lời nhận định đó, Trần Hữu Tá đã chỉ ra những
nét biểu hiện của yếu tố lãng mạn “Với cảm hứng lãng mạn đặc biệt này,
nhiều nhà thơ đã thể hiện cái tui trữ tình đầy cảm xúc, đã phát huy triệt để trí
tƣởng tƣợng phong phú và khát vọng tốt đẹp. Họ gây cho ta ấn tƣợng mạnh
về cái dữ dội, cái tuyệt mỹ, cái cao cả” [67, tr. 87]. Dù chỉ dừng lại nghiên
cứu về thơ ca cách mạng miền Nam nhƣng những đóng góp của Trần Hữu Tá
có tác dụng rất nhiều trong việc xác định và làm rõ đặc điểm nổi bật trong thơ
ca cách mạng 1945 – 1975 là mang đậm cảm hứng lãng mạn.
Khi viết về thơ cách mạng bao hàm cả thơ 1955 – 1975, Trần Đình Sử
đã có những nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật thơ cách mạng: “Về mặt
nghệ thuật, thơ cách mạng đã sáng tạo ra một thế giới sử thi độc đáo” [65,
tr.100]. Theo ông “Thế giới sử thi cũng có tình yêu đôi lứa, nhƣng tình yêu
nam nữ ấy mang nội dung Tổ quốc” [65,tr.101].
Trong Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Trần Đăng
Suyền khẳng định một trong những đặc điểm cơ bản nhất của thơ Việt Nam từ
1955 đến 1975 là “sự hồi sinh của cái tôi đời tƣ theo xu hƣớng hòa hợp với cái
ta chung và sự đậm dần, mở rộng, phát triển mạnh mẽ của cái tôi sử thi, tính
7
chất sử thi” [61, tr.66]. Đồng thời, Trần Đăng Suyền đã dẫn ra những khía cạnh
của cảm hứng yêu nƣớc nhƣ: Khám phá về Tổ quốc Việt Nam trong những
năm tháng chống Mỹ, nhân vật trữ tình trong thơ là những con ngƣời thay mặt
cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc.
Những công trình nghiên cứu trên đều đi vào nghiên cứu đánh giá về
giá trị nội dung phản ánh và những nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của
các tác phẩm thơ văn qua từng thời kì. Có công trình nghiên cứu trực tiếp, có
công trình nghiên cứu gián tiếp, có công trình có qui mô lớn, sâu sắc nhƣng
cũng có công trình ngắn gọn, đơn giản. Dù thế nào, đây vẫn là nguồn tƣ liệu
quan trọng, bổ ích giúp ngƣời viết có thể tham khảo để hoàn thành luận văn
của mình.Trên cơ sở lí luận và phân tích thực tiễn dạy học tác phẩm thơ Việt,
trong đề tài này, chúng tôi quan tâm đến Tác phẩm thơ Việt trong chương
trình THPT, từ cảm hứng chủ đạo đến ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng mà luận văn tập trung nghiên cứu là “mối quan hệ giữa cảm
hứng chủ đạo với ngôn ngữ nghệ thuật” trong tác phẩm thơ Việt thuộc
chƣơng trình THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu khảo sát những tác phẩm thơ Việt trong chƣơng trình trung
học phổ thông bao gồm thơ trung đại và thơ hiện đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ:
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và miêu tả cụ thể các
ngữ liệu, từ đó khái quát những quy luật, đặc điểm chung và đƣa ra những chỉ
xuất, những dẫn liệu, xuất xứ của ngữ liệu từ góc nhìn cảm hứng chủ đạo.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng
8
nhằm làm nổi bật sự giống nhau và khác biệt trong cảm hứng chủ đạo của từng
thời kì sáng tác thơ của các tác giả thuộc chƣơng trình trung học phổ thông.
4.3. Phương pháp liên ngành: nhằm phân tích, giải thích các trào lƣu,
tác giả, tác phẩm… trên cơ sở phối hợp một số tri thức liên ngành nhƣ văn
hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, chính trị, ngôn ngữ học,…
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp thêm một cách nhìn nhận, tiếp cận trong quá trình dạy và
học các tác phẩm thơ Việt thuộc chƣơng trình THPT một cách hiệu quả nhất.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Khái lƣợc về cảm hứng chủ đạo và ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ
Chƣơng 2. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Việt thuộc chƣơng trình trung học
phổ thông
Chƣơng 3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Việt thuộc chƣơng trình trung học
phổ thông với sự thể hiện cảm hứng chủ đạo
9
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO
VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
1. 1.Thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ
1.1.1.Về khái niệm cảm hứng chủ đạo trong văn học
Văn chƣơng là thứ bùa màu nhiệm và bí ẩn, có sức cuốn hút và mê đắm
lòng ngƣời bởi nó là kết tinh của triệu vì tinh tú, của vạn giọt nƣớc trong, của
nghìn viên ngọc giữa lòng cuộc sống. Thiên chức của văn chƣơng là khơi
nguồn cho cái đẹp tràn vào trang viết. Bởi lẽ, từ cuộc sống đến văn học, cái
đẹp vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, chi phối cảm quan con ngƣời. Mặt
khác, văn học là lĩnh vực của cái độc đáo, mỗi tác phẩm đích thực phải là
những gì đƣợc xây dựng từ ngòi bút chân chính, mới lạ và đầy sáng tạo.
Ngoài vốn sống, những trải nghiệm phong phú trƣớc cuộc đời, và một năng
khiếu bẩm sinh thì đòi hỏi nhà văn còn phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh
tế. Và để có đƣợc sản phẩm tinh thần đặc biệt ấy, chắc chắn các nhà văn đã
phải trải qua là rất nhiều suy tƣ, trăn trở. Khi những “đứa con tinh thần” ra đời
sẽ đánh dấu cho cả chặng đƣờng dày công khổ luyện, và chứa đựng tất cả tâm
huyết, lòng nhiệt thành và tài năng của ngƣời cầm bút.
Tác phẩm văn chƣơng là sản phẩm tinh thần đặc biệt của nhà văn. Cùng
với giá trị nghệ thuật độc đáo, thì nội dung tƣ tƣởng sâu sắc là yêu cầu không
thể thiếu đƣợc của tác phẩm. Nội dung tƣ tƣởng ấy đƣợc biểu hiện cụ thể
trong tác phẩm qua sự lý giải chủ đề, cảm hứng tƣ tƣởng, tình điệu thẩm mỹ.
Tƣ tƣởng của tác phẩm bao gồm khuynh hƣớng triết học, chính trị, đạo đức,
khuynh hƣớng nhận thức, khuynh hƣớng tình cảm, thẩm mỹ thể hiện trong tác
phẩm. Tƣ tƣởng của tác phẩm có quan hệ chặt chẽ với quan niệm về thế giới,
với quan niệm về nhân sinh, với tình cảm và thái độ của nhà văn. Tƣ tƣởng