Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động nhóm và ứng dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
______________
HOÀNG VĂN TUẤN
TÁC ĐỘNG NHÓM VÀ ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số
Mã số : 60.46.01.04
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng – 2017
Công trình được hoàn thành tại
Đại học Đà Nẵng
______________
Người hướng dẫn Khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
Phản biện 1: ……………………………………………………
Phản biện 2: ……………………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa
học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày … tháng … năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác động nhóm là một trong các nội dung cơ bản của lý thuyết nhóm,
có nhiều ứng dụng quan trọng không những trong lý thuyết nhóm mà còn cả
trong một số lĩnh vực khác của toán học. Trong các giáo trình lý thuyết nhóm
bậc đại học, nội dung tác động nhóm chưa đề cập nhiều, vì vậy nhằm tìm
hiểu tác động nhóm và những ứng dụng của nó, tôi chọn đề tài luận văn thạc
sĩ của mình là: Tác động nhóm và ứng dụng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cấu trúc nhóm và p – nhóm hữu hạn
- Nghiên cứu tác động của nhóm trên một tập hợp, trên một nhóm
- Khảo sát những ứng dụng của tác động nhóm
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nhóm, nhóm hữu hạn và p - nhóm hữu hạn
- Tác động của nhóm trên một tập hợp và trên một nhóm
- Những ứng dụng của tác động nhóm
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và hệ thống các tài liệu về lý thuyết nhóm có liên quan đến
nội dung đề tài. Đặc biệt là các tài liệu về tác động nhóm
- Phân tích, khảo sát các tư liệu thu thập được
- Tự nghiên cứu và trao đổi với giáo viên hướng dẫn để thực hiện đề tài
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Các kiến thức chuẩn bị
Chương này nhắc lại những kiến thức cơ bản của cấu trúc nhóm,
p - nhóm và một số khái niệm, kết quả của đại số hiện đại để làm cơ sở cho
các chương sau.
1.1. Nhóm và p – nhóm hữu hạn
2
1.2. Một số khái niệm và kết quả trong số học và đại số tuyến tính
Chương 2: Tác động nhóm
Chương này trình bày những kiến thức cơ sở của tác động nhóm trên một
tập và trên một nhóm, cùng một số tính chất và kết quả liên quan.
2.1. Tác động nhóm trên một tập hợp
2.2. Ví dụ về tác động nhóm trên một tập hợp
2.3. Tác động nhóm trên một nhóm
2.4. Ví dụ về tác động nhóm trên một nhóm
Chương 3: Ứng dụng của tác động nhóm
Chương này trình bày một số ứng dụng của tác động nhóm trong lý
thuyết nhóm, trong số học và trong đại số tuyến tính.
3.1. Ứng dụng của tác động nhóm trong lý thuyết nhóm
3.2. Một số ứng dụng của tác động nhóm trong số học và đại số tuyến
tính
3
CHƯƠNG 1
CÁC KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
Chương này nhắc lại những kiến thức cơ bản của cấu trúc nhóm,
p - nhóm và một số khái niệm, kết quả của đại số hiện đại để làm cơ sở cho
các chương sau.
1.1. Nhóm và p - nhóm hữu hạn
Định nghĩa 1.1.1. Cho một tập không rỗng G và một phép toán hai
ngôi trên G được ký hiệu bởi •, cặp (G, •) được gọi là một nhóm nếu
(i) Với mọi x, y, z ∈ G,(x • y) • z = x • (y • z)
(ii) Tồn tại một phần tử ký hiệu e ∈ G, gọi là phần tử đơn vị, sao cho
x • e = e • x = x, với mọi x ∈ G.
(iii) Với mỗi x ∈ G có một phần tử nghịch đảo trong G, nghĩa là có một
phần tử x
−1 ∈ G sao cho x • x
−1 = x
−1 • x = e
Nếu với mọi x, y ∈ G, x • y = y • x thì (G, •) được gọi là một nhóm abel
(hay nhóm giao hoán).
Nếu không sợ nhầm lẫn với phép toán, ta còn nói G là một nhóm thay
cho nhóm (G, •).
Nhóm G được gọi là nhóm hữu hạn nếu G là một tập hữu hạn. Lúc đó
số phần tử của tập hợp G được gọi là cấp của nhóm G và ký hiệu là |G|. Nếu
nhóm G không phải là nhóm hữu hạn thì ta nói G là nhóm (có cấp) vô hạn.
Định nghĩa 1.1.2. Một nhóm có cấp là một lũy thừa của một số nguyên
tố p được gọi là một p - nhóm.
Định nghĩa 1.1.3. Giả sử G là một nhóm. Một tập con không rỗng
S ⊂ G được gọi là một nhóm con của G nếu S khép kín đối với luật hợp
thành trong G và khép kín đối với phép lấy nghịch đảo trong G, tức là:
• ∀x, y ∈ S, xy ∈ S
• ∀x ∈ S, x−1 ∈ S.
4
Mệnh đề 1.1.4. Giả sử A là một bộ phận khác rỗng của một nhóm X.
Các điều kiện sau đây là tương đương:
(i) A là một nhóm con của X.
(ii) Với ∀x, y ∈ A, xy−1 ∈ A.
Định nghĩa 1.1.5.
(i) Nhóm H được gọi là p - nhóm con của G nếu H vừa là một nhóm con
của G vừa là một p - nhóm.
(ii) Nhóm H được gọi là p - nhóm con Sylow của G nếu H là một
p - nhóm con của G và |H| = p
n
là lũy thừa cao nhất của p chia hết |G|.
Định nghĩa 1.1.7. Cho G là một nhóm và X là một tập con khác rỗng
của G. Nhóm con của G sinh bởi tập X là giao tất cả các nhóm con của G
chứa X, ký hiệu hXi
hXi = {x1
ε1 x2
ε2
...xn
εn /xi ∈ X, εi = ±1, n ∈ N}.
Định nghĩa 1.1.9. Một nhóm X gọi là cyclic nếu và chỉ nếu X được
sinh ra bởi một phần tử a ∈ X, kí hiệu hai. Phần tử a được gọi là một phần
tử sinh của X.
Nhóm cyclic cấp n được ký hiệu là C(n) hoặc Cn.
Mệnh đề 1.1.10. Mọi nhóm con của một nhóm cyclic là nhóm cyclic.
Định nghĩa 1.1.11. Giả sử G là một nhóm với phần tử đơn vị e, a ∈ G.
Nếu a
m 6= e, ∀m ∈ N
∗
thì a gọi là có cấp vô hạn. Nếu m là số nguyên dương
nhỏ nhất sao cho a
m = e thì m được gọi là cấp của a. Cấp của phần tử a được
ký hiệu là ord(a).
Từ định nghĩa trên ta có ord(a) =
hai
, ord(a) = e ⇔ a = e.
Định nghĩa 1.1.12. Cho G là một nhóm và H là một nhóm con của G.
Khi đó với mỗi a ∈ G, các tập hợp aH = {ah, h ∈ H} và Ha = {ha, h ∈ H}
lần lượt được gọi là lớp kề trái và lớp kề phải của H trong G bởi phần tử a.
Mệnh đề 1.1.13. Hai lớp kề trái của H hoặc trùng nhau hoặc không có
phần tử nào chung, các lớp kề phải cũng vậy. Như thế, nhóm G được phân
hoạch thành hợp rời của các lớp kề trái (tương ứng, các lớp kề phải).
5
Định nghĩa 1.1.14. Cho G là một nhóm và H ≤ G. Ta gọi tập gồm tất
cả các lớp kề trái của H trong G là tập thương của G trên H và kí hiệu G/H.
G/H = {xH/x ∈ G}.
Lực lượng của tập G/H các lớp kề trái của H trong G được gọi là chỉ số
của nhóm con H trong nhóm G, và được ký hiệu là [G : H].
Định nghĩa 1.1.15. Cho G là một nhóm với phép toán nhân, một nhóm
con A của G được gọi là một nhóm con chuẩn tắc của G, kí hiệu A / G nếu:
∀g ∈ G, ∀x ∈ A, g−1xg ∈ A.
Mệnh đề 1.1.16. Giả sử A là một nhóm con của nhóm một nhóm G.
Các điều kiện sau đây là tương đương:
(i) A là một nhóm con chuẩn tắc.
(ii) xA = Ax với mọi x ∈ G.
Khi A là nhóm con chuẩn tắc của G, thì các lớp kề trái, lớp kề phải của
A được gọi là các lớp kề của A trong G.
Mệnh đề 1.1.17. Cho G là một nhóm. Ký hiệu
Z(G) = {a ∈ G : ax = xa, ∀x ∈ G}.
Khi đó Z(G) là một nhóm con chuẩn tắc của G, gọi là nhóm con tâm của
nhóm G.
Mệnh đề 1.1.18. Nếu H là một nhóm con chuẩn tắc của nhóm G thì
G/H cùng với phép nhân (xH).(yH) = (xy)H, với ∀x, y ∈ G lập thành một
nhóm.
Định nghĩa 1.1.19. Nhóm G/H được gọi là nhóm thương của nhóm G
theo nhóm con chuẩn tắc H.
Mệnh đề 1.1.20. Cho G là một nhóm và H là một nhóm con của Z(G).
Khi đó, nếu G/H là nhóm cyclic thì G là nhóm abel.
Định lý 1.1.21. (Lagrange) Giả sử G là một nhóm hữu hạn và H là
một nhóm con bất kỳ của nó. Khi đó |G| là một bội của |H|.