Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1363

Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15

SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Là cửa ngõ nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng đồng

bằng sông Cửu Long, được kết nạp chính thức vào thành viên của

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ( KTTĐPN ) từ năm 2000, lại nằm

trong vành đai dãn nở công nghiệp và đô thị của trung tâm kinh tế lớn

thành phố Hồ Chí Minh, Long An có lợi thế rất lớn trong cơ hội nâng

cao năng lực sản xuất, trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,

trong trao đổi buôn bán quốc tế và đặc biệt là việc sớm tiếp thu và ứng

dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất, trong quản lý.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng vào nền

kinh tế thế giới, với xuất phát điểm thấp hơn so với các Tỉnh trong

vùng KTTĐPN do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng phục

vụ phát triển công nghiệp, đã làm hạn chế cơ hội thu hút đầu tư vào địa

bàn Tỉnh Long An.

Với vị trí và những điều kiện thuận lợi sẵn có, để có thể phát

triển, hội nhập nhanh vào Vùng KTTĐPN thì vai trò của đầu tư công

trên địa bàn Tỉnh là một yếu tố quan trọng. Để tìm hiểu sự tác động của

đầu tư công với tăng trưởng kinh tế của Tỉnh trong thời gian qua, tôi đã

lựa chọn đề tài:

“Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An”

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá tác động đầu tư công đến

tăng trưởng kinh tế của Long An trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các

giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp lãnh đạo Tỉnh có chính sách đầu tư

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15

SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành

2

hợp lý để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và ổn định

trong dài hạn.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thiết kế nghiên cứu theo các bước và quy trình như

sau:

- Bước 1: nghiên cứu các lý thuyết đầu tư công.

- Bước 2: từ các mô hình lý thuyết, chọn mô hình phù hợp để thiết

kế phân tích tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế.

- Bước 3: thu thập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

qua mô hình hồi bội.

- Bước 4: sử dụng kết quả tính toán, kết luận vấn đề nghiên cứu và

minh chứng cho lý thuyết.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: tác động đầu tư của khu vực công đến

tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

- Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện trên địa bàn Tỉnh Long An

trong giai đoạn 1987-2007

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Lý thuyết đầu tư

Đầu tư công

Thiết kế mô hình phân

tích các chỉ tiêu

Thu thập và xử lý số liệu

Kết quả và kết luận

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15

SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành

3

- Góp phần đánh giá đúng tác động đầu tư công đến tăng trưởng

kinh tế trên địa bàn Tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để thực hiện đầu tư công có

hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và bền

vững trong dài hạn.

- Có thể giúp cho lãnh đạo Tỉnh tham khảo trong quá trình hoạch

định chính sách đầu tư và phân bổ vốn đầu tư công có hiệu quả hơn.

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài được kết cấu thành 3 chương chính, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về lý thuyết đầu tư.

Chương 2: Đánh giá thực trạng đầu tư công đến tăng trưởng kinh

tế Tỉnh Long An.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn

Tỉnh Long An.

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15

SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Đầu tư

Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm để gia tăng năng lực

sản xuất tương lai của nền kinh tế (Sach-Larrain 1993). Sản lượng ở

đây có thể do nền kinh tế tự sản xuất hay là do nhập khẩu từ bên ngoài,

có thể là các sản phẩm hữu hình như máy móc, thiết bị,…hay là các sản

phẩm vô hình như bằng phát minh, sáng chế…Cũng có định nghĩa đầu

tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích sinh lời ở tương lai.

Vốn ở đây có thề là tiền, là tài sản, là sức lao động, là trí tuệ. Quá trình

tích lũy vốn đến đầu tư được thể hiện qua ba khâu: tiết kiệm, huy động

tiết kiệm vào hệ thống tài chính và cuối cùng là đầu tư.

Vốn (hay tư bản) trong nền kinh tế tại một thời điểm nào đó được

định nghĩa là bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời

điểm đó. Trong thực tế, để tính toán giá trị vốn tại một thời điểm nào

đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó rồi trừ đi khấu hao hàng

năm. Một cách khác để tính giá trị vốn của nền kinh tế tại một thời

điểm nào đó là người ta căn cứ vào giá cả thị trường hiện tại của các tài

sản vốn này.

Theo các nhà kinh tế thì chi cho giáo dục cũng là một dạng của

đầu tư-đầu tư vốn con người. Đầu tư cho giáo dục cũng nhằm làm tăng

năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế vì con người được trang bị

kiến thức tốt hơn thì sẽ làm việc hiệu quả hơn, năng suất sẽ cao hơn.

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15

SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành

5

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư

Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế thì nguồn vốn đầu tư bao gồm

hai loại sau: nguồn trong nước tiết kiệm được và nguồn từ nước ngoài

đưa vào. Nguồn từ nước ngoài đưa vào có thể dưới dạng: đầu tư trực

tiếp, đầu tư gián tiếp, các khoản vay nợ và viện trợ, tiền kiều hối và thu

nhập do nhân tố từ nước ngoài chuyển về. Có thể chia vốn đầu tư làm 2

loại là đầu tư của khu vực doanh nghiệp và cá nhân (khu vực tư) và đầu

tư của khu vực nhà nước (khu vực công).

- Nguồn vốn đầu tư của khu vực tư: trên lý thuyết thì nguồn đầu

tư của khu vực tư (Ip) được hình thành từ tiết kiệm của khu vực doanh

nghiệp và của cá nhân (Sp) và luồng vốn của nước ngoài đổ vào khu

vực này (Fp):

Ip = Sp + Fp

Sp = Ypd – Cp

Trong đó: Ypd là thu nhập khả dụng;

Cp là tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình

Nguồn tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và cá nhân thường là

nguồn chủ yếu trong nền kinh tế. Nguồn vốn của nước ngoài đổ vào

khu vực tư thường ở các dạng như đầu tư trực tiếp (FDI) và các khoản

nợ.

- Nguồn vốn đầu tư của khu vực công: nguồn đầu tư của nhà

nước (Ig) được xác định theo công thức sau:

Ig = (T – Cg) + Fg.

Trong đó: T là các khoản thu của khu vực nhà nước;

Cg là các khoản chi tiêu của khu vực nhà nước không

kể chi đầu tư. Chênh lệch giữa khoản thu và chi này là tiết kiệm của

khu vực nhà nước;

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15

SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành

6

Fg là các khoản viện trợ và vay nợ từ nước ngoài vào

khu vực nhà nước.

Dựa vào đẳng thức trên, ta thấy đầu tư của khu vực nhà nước được

tài trợ bởi ba nguồn:

Thứ nhất là khả năng huy động vốn của khu vực nhà nước từ khu

vực doanh nghiệp và cá nhân hoặc các tổ chức tài chính trung gian.

Hình thức huy động này được thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu,

kỳ phiếu của nhà nước.

Thứ hai là tiết kiệm của khu vực nhà nước, bằng các khoản thu về

ngân sách nhà nước trừ cho các khoản chi thường xuyên. Trong trường

hợp các nước kém phát triển thì khoản tiết kiệm này rất khiêm tốn,

không đủ đáp ứng nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển, nhất là vào lĩnh

vực kết cấu hạ tầng.

Thứ ba là nguồn vốn giúp đỡ từ nước ngoài. Nguồn này có vai trò

khá quan trọng đối với các nước kém phát triển. Các nguồn từ nước

ngoài thường dưới dạng viện trợ hoặc nợ.

1.1.3. Đối tượng đầu tư

Trong một nền kinh tế, tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức và vì

vậy cũng có nhiều loại đầu tư. Có 3 loại đầu tư chính sau:

- Đầu tư vào tài sản cố định: là đầu tư vào nhà, xưởng, máy móc,

thiết bị, phương tiện vận tải…Đầu tư dưới dạng này chính là đầu tư

nâng cao năng lực sản xuất. Khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào đầu tư loại này.

- Đầu tư vào tài sản lưu động: tài sản lưu động là những nguyên

vật liệu thô, bán thành phẩm được sử dụng hết sau mỗi quá trình sản

xuất. Ngoài ra, tài sản lưu động cũng có thể là thành phẩm được đơn vị

đó sản xuất ra mà chưa đem đi tiêu thụ hết. Như vậy, lượng đầu tư vào

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15

SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành

7

loại tài sản này chính là sự thay đổi về khối lượng của các hàng hoá này

trong một thời gian nhất định. Và khi họ đầu tư vào loại tài sản này,

đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách:

(1) đầu tiên để tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý, giao tiếp và phân

phối; (2) đồng thời nhằm đảm bảo vật tư sản xuất luôn có sẵn khi cần.

Xét trên tổng thể nền kinh tế thì có một dạng đầu tư vào các tài

sản cố định rất quan trọng, đó là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần lớn

lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng do nhà nước đảm nhận. Tuy nhiên,

trong nền kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư nhân và khu vực

nước ngoài cũng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các

hình thức thích hợp (ví dụ như BOT, BTO, BT,...). Đặc điểm của đầu

tư vào các loại hàng hoá công là nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn nên

thường do nhà nước đảm trách. Tuy nhiên, đầu tư vào kết cấu hạ tầng

có tác động thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển.

1.1.4. Các lý thuyết về đầu tư công

1.1.4.1. Quan điểm của trường phái tân cổ điển

Quan điểm của trường phái này cho rằng nhà nước không nên

can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và

lao động…mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò

này. Trường phái này khẳng định là một trong các ưu điểm kinh tế thị

trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động hay qua bàn tay

vô hình của thị trường. Đầu tư là một hình thức phân bổ nguồn lực

trong các hình thức đó - phân bổ vốn trong nền kinh tế.

Theo lý thuyết này, các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế trong

quá trình tìm đến điểm tối đa hoá lợi nhuận sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư

tốt nhất cho chính mình, và như vậy nhà nước không cần can thiệp để

tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp vì bản thân doanh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!