Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Suy ngẫm về
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Suy ngẫm về "Công bộc của dân"
Trong thư gửi “Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng,
đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ
dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức
tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó có nhiệm vụ điều hành bộ máy nhà nước vừa bắt đầu vào nền cộng hoà non trẻ và nặng
tàn dư phong kiến nên đã dùng khái niệm công bộc để hướng dẫn cán bộ công chức phục vụ nhân dân. Ta hiểu “công
bộc” là gì? Theo từ điển Hán-Việt, công có nghĩa là của chung, bộc có nghĩa đầy tớ, cụm từ “công bộc của dân” có
nghĩa là “người đầy tớ chung của dân” hay người đầy tớ công vụ.
Xưa có truyện Liễu Tôn Nguyên thời nhà Đường mời rượu tiễn bạn là Tiết Tồn Nghĩa sắp đi làm quan khuyên rằng:
“Phàm ra làm quan ở hạt nào, phải biết chức phận của mình là người làm việc cho dân, chớ không phải khiến dân làm
việc cho mình. Dân ở trong hạt đã chịu nộp thuế để lấy tiền thuê quan giữ sự công bình cho dân. Mà nay ngán thay,
thiên hạ ra làm quan, tiền thuế của dân thì biết lấy cả, còn công việc của dân thì trễ biếng, thường khi lại dụng làm
ăn trộm của dân nữa…Nên kẻ làm quan, nếu còn biết công lý thì ai mà không chịu giữ gìn cố làm thế nào cho đáng
đồng tiền thuê của dân?”.
Nay, nhìn lại lịch sử những năm tháng gian khổ trong hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, biết bao tâm
gương cán bộ, đảng viên đã quên mình vì nước vì dân, để lại tiếng thơm mãi cho đời sau. Đó thật sự là những con
người từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Và cũng chính vì vậy họ được nhân dân đùm bọc, tin yêu che chở
và giúp đỡ vượt qua bao gian lao thử thách đến ngày đất nước thống nhất, độc lập tự do. So với những năm tháng
khó khăn gian khổ của chiến tranh và những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, thời mở cửa và hội nhập, đội ngũ
cán bộ công quyền có cuộc sống đầy đủ hơn, có nhiều điều kiện, lợi thế để học tập mở mang kiến thức hơn thế hệ
cha anh. Nhưng bên cạnh đó, cũng thường xuyên tiếp xúc với những cám dỗ vật chất mà bất cứ lúc nào, nơi nào
cũng dễ bắt gặp.
Phải suy nghĩ, khi hiện nay, trên các trang báo hay ngoài xã hội, người dân lúc nói chuyện với nhau, mỗi khi nhắc đến
cán bộ nhà nước, nhất là lãnh đạo ở cấp quận, huyện, xã, phường…thường dùng những từ xa lạ chỉ có trong thời
phong kiến hay chế độ cũ như “quan huyện” rồi “lý trưởng”, hay nhẹ nhàng hơn mà khá phổ biến là “quan chức nhà
nước”…
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951). Ảnh tư liệu TTXVN
Đau lòng, khi có những cán bộ đã không giữ được lập trường, không thắng được sự cám dỗ của vật chất tầm thường,
để rồi làm trái với luật pháp, làm mất lòng tin của nhân dân. Có việc cán bộ ăn chặn tiền của dân, kể cả những đồng
tiền cứu trợ bão lụt, tiền hỗ trợ tết cho người nghèo hay những vụ chia đất công hưởng lợi ở tỉnh này tỉnh kia… làm
đau lòng những cán bộ, đảng viên chân chính.