Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sưu Tập Mô Hình Sản Phẩm Mộc Tủ Ô Kéo Kiểu High Boy Và Nghiên Cứu Phân Tích Cấu Trúc Tạo Hình Của Một Sản Phẩm Đại Diện Được Lựa Chọn
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1999

Sưu Tập Mô Hình Sản Phẩm Mộc Tủ Ô Kéo Kiểu High Boy Và Nghiên Cứu Phân Tích Cấu Trúc Tạo Hình Của Một Sản Phẩm Đại Diện Được Lựa Chọn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc đến các thầy giáo TS. VÕ THÀNH MINH, KS. TRẦN ĐỨC THIỆN đã

trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá

trình hoàn thành khoá luận.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn CN Mộc và thiết

kế nội thất, cùng các bộ môn trong khoa CBLS, Trung tâm TT & Thư viện

Trường ĐHLN đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện các nhiệm vụ nội dung

khoá luận.

Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động

viên tinh thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khoá luận

này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Nguyễn Thị Huế

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

M ục l ục

Mở đầu

Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1

3

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 4

1.3. Mục tiêu của đề tài 4

1.3.1. Mục tiêu tổng quát 4

1.3.2. Các mục tiêu cụ thể 5

1.4. Các nội dung chính và phạm vi nghiên cứu 5

1.5. Phương pháp nghiên cứu 6

Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu 7

2.1. Một số phong cách mộc cổ điển phương Tây 7

2.1.1.Khái quát về đồ mộc cổ điển 7

2.1.2.Một số phong cách mộc cổ điển phương Tây tiêu biểu 8

2.2. Khái quát về tủ ô kéo kiểu “High boy” 19

2.3. Cấu trúc cơ bản của sản phẩm mộc 23

2.3.1.Chi tiết 23

2.3.2. Bộ phận 24

2.4. Liên kết cơ bản của một sản phẩm mộc 24

2.4.1. Liên kết mộng 24

2.4.2. Liên kết keo 26

2.4.3. Liên kết đinh 26

2.4.4. Liên kết đinh vít gỗ 27

2.4.5. Liên kết ke 27

2.4.6. Liên kết khác 27

2.5. Một số kiểu kết cấu liên kết 28

2.6. Tạo dáng và các nguyên lý tạo dáng sản phẩm mộc 30

2.6.1.Tỷ lệ và kích thước 30

2.6.2. Kích thước và cảm giác kích thước 31

2.6.3. Thay đổi và thống nhất 31

2.6.4. Tính lặp lại và vận luật 32

2.6.5. Nguyên lý về màu sắc và đường nét trên bề mặt sản phẩm 32

Chƣơng 3. Kết quả sƣu tập và lựa chọn sản phẩm tiêu biểu 34

3.1. Kết qủa sưu tập 34

3.1.1. Tủ High boy phong cách William and Marry 34

3.1.2. Tủ High boy phong cách Queen Anne 38

3.1.3. Tủ High boy phong cách Chippendale 47

3.2. Lựa chọn sản phẩm đại diện 50

Chƣơng 4. Phân tích cấu trúc và tạo dáng sản phẩm 52

4.1. Giới thiệu về sản phẩm 52

4.2. Phân tích cấu trúc và tạo dáng sản phẩm 54

4.2.1. Phần Lower case (Hộp tủ phần dưới) 54

4.2.2. Phần Upper case (Khung tủ phần trên) 58

Chƣơng 5. Công nghệ gia công một số chi tiết của sản phẩm 64

5.1. Cơ sở công nghệ gia công cơ giới 64

5.2. Bản vẽ thi công một số chi tiết tiêu biểu 65

5.3. Phiếu công nghệ gia công 65

Kết luận và kiến nghị 73

1. Kết luận 73

2. Kiến nghị 75

Tài liệu tham khảo 77

Phụ lục

1

MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng

cao, nhu cầu có được một cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh thần

của con người ngày càng lớn. Theo đó, các vật dụng phục vụ lợi ích của con

người cũng ngày càng phong phú đa dạng. Trong các vật dụng phục vụ lợi ích

con người thì sản phẩm mộc là gần gũi, thiết yếu và ra đời sớm nhất. Qua thời

gian, với sự ra đời của rất nhiều các loại đồ gia dụng hiện đại nhưng đồ mộc

đặc biệt là mộc cổ điển cao cấp vẫn rất được quan tâm, ưa chuộng. Điều này

có được là bởi đồ mộc cổ điển cao cấp không chỉ đem lại giá trị công năng

khi sử dụng mà còn là “sản phẩm văn hoá, nghệ thuật” mang lại giá trị tinh

thần cho con người khi chiêm ngưỡng nó.

Phong cách của đồ mộc cổ điển chịu ảnh hưởng của giai đoạn lịch sử mà

nó được sinh ra, nó mang trong mình bản sắc văn hoá và những nét đặc trưng

của thời đại đó. Trên thế giới có nhiều nền văn hoá khác nhau do đó cũng có

rất nhiều loại hình sản phẩm mộc đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Có những

loại hình sản phẩm mộc đã trở thành đặc trưng của cả thời đại hay của một

quốc gia, như loại tủ ô kéo “High boy” theo phong cách cổ điển phương Tây

(Âu – Mỹ).

Tủ ô kéo kiểu “High boy” theo phong cách cổ điển phương Tây là một

loại sản phẩm mộc cao cấp, có giá trị kinh tế cũng như giá trị về mặt nghệ

thuật cao. Nó xuất hiện lần đầu tiên ở Anh nhưng lại trở thành sản phẩm mộc

đỉnh cao của Mỹ. Tủ ô kéo High boy mang nhiều phong cách theo các thời

kỳ: Phong cách William and Marry; phong cách Queen Anne; phong cách

Chippendale, với mỗi một phong cách tủ High boy lại có những nét đẹp và

đặc trưng riêng. Các loại tủ High boy chủ yếu được tạo ra theo phương pháp

thủ công, rất hoàn mỹ về mặt tạo hình. Thủ pháp trang trí được sử dụng chủ

yếu là chạm khảm hình hoa văn tinh xảo, hoặc dán phủ các tấm trang trí.

2

Hiện nay ở nước ta, nhờ kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được

cải thiện. Các sản phẩm đồ mộc truyền thống, cổ điển cao cấp đang là mặt

hàng được ưa chuộng. Thực tế đã thể hiện điều này qua sự phát triển của các

làng nghề, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Qua khảo sát cho thấy

sản phẩm mộc truyền thống trên thị trường Việt Nam còn hạn chế về kiểu

loại, chủ yếu theo phong cách Trung Hoa cổ điển [2],[5]. Như vậy, vấn đề tìm

kiếm, sưu tập các sản phẩm mộc nổi tiếng trên thế giới nói chung, các kiểu

loại tủ nói riêng là vấn đề quan trọng, cần thiết, phù hợp với định hướng kế

thừa và phát triển những thành tựu văn minh nhân loại vào thực tế sản xuất ở

Việt Nam, trong đó có lĩnh vực Công nghệ gỗ.

Xuất phát từ những lý do trên, được sự giúp đỡ của thầy giáo T.S Võ

Thành Minh, thầy giáo K.S Trần Đức Thiện và sự phân công của khoa Chế

biến Lâm sản tôi thực hiện đề tài khoá luận: “Sưu tập mô hình sản phẩm mộc

tủ ô kéo kiểu “High boy” và nghiên cứu phân tích cấu trúc, tạo hình của một

sản phẩm đại diện được lựa chọn”.

Đề tài khoá luận đã hoàn thành với những kết quả được trình bày trong

bản khoá luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do kiến thức

còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận

được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện

hơn.

3

Chƣơng I

TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tủ ô kéo kiểu “High boy” là sản phẩm mộc cao cấp rất được ưa chuộng

tại các nước trên thế giới đặc biệt là các nước Âu - Mỹ.

Cũng như các sản phẩm mộc gia dụng khác, những nghiên cứu về “High

boy” được tập trung vào nguyên liệu, tạo dáng, kết cấu và màu sắc ở thời kỳ

đầu ra đời tại vương quốc Anh. Những nghiên cứu hoàn thiện kết cấu tạo

dáng và trang trí đã đưa “ High boy” thành đồ mộc đỉnh cao tại Mỹ vào nửa

đầu thế kỷ 18,[10]. Chế tạo các sản phẩm này đều là thủ công, thao tác hiện

trường là chính, phương thức sản xuất thủ công gia đình làm phường hội

tương đối phổ biến. Tuy nhiên, khoảng sau năm 1775 “High boy” gặp phải

trầm lắng, hiếm khi được sản xuất.

Ngày nay, loại sản phẩm này lại rất được ưa chuộng tại các nước phương

Tây. Những công trình nghiên cứu về phân loại, phong cách, nghệ thuật và cả

trường phái tư tưởng trong “High boy” ra đời và “High boy” được xem như

một tác phẩm nghệ thuật hơn là một sản phẩm mộc với công năng hiện hữu.

Theo GS. Cố Liệu Bách [1] đồng thời với tư tưởng thiết kế sản phẩm

mộc hiện đại ứng dụng nhiều tri thức Ergonomics là trào lưu tư tưởng thiết kế

phục cổ đang rất phát triển. Tủ ô kéo “ High boy” vì vậy đang là đối tượng đắt

giá.

Những nghiên cứu tạo sản phẩm theo phong cách cổ điển này bao hàm

nhiều nội dung: vật liệu - theo hướng tạo vật liệu mới trên cơ sở kỹ thuật mới

hiện đại như polime gỗ (Wood plastic composites, W.P.C ), kỹ thuật hoá dẻo,

nhuộm màu…,[1],[6],[17].

Chế tạo sản phẩm, ngoài làm sản phẩm nghệ thuật, “High boy” còn được

nghiên cứu để thành sản phẩm công nghiệp. Những công trình nghiên cứu về

4

công nghệ CAD/CAM, hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS – Flexibel

Manufacturing System), hay sản xuất trí tuệ (Intelectuall Production) được

ứng dụng vào rất hiệu quả. Công lao lớn về lĩnh vực này là các nhà khoa học

Liên Bang Đức và Mỹ [3],[7],[18].

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam những nghiên cứu về đồ mộc cao cấp, đồ mộc truyền thống

trong thời gian gần đây đã được quan tâm. Đáng kể nhất là công trình của T.S

Võ Thành Minh về lĩnh vực các biện pháp công nghệ nâng cao chất lượng

đồ mộc cao cấp truyền thống [5], công trình về chạm khắc gỗ của NGUT, KS

Trịnh Quốc Đạt [2].Tuy nhiên, với các sản phẩm mộc cao cấp phương Tây

nói chung, tủ ô kéo kiểu “High boy’ nói riêng chưa có công trình nào đề cập.

Trước yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước, đặc biệt là trong thời kỳ hội

nhập kinh tế quốc tế, đầu tư của nước ngoài và sản phẩm nước ngoài nhập vào

Việt Nam, hình thành cục diện cạnh tranh quốc tế, đã đặt ra những nhiệm vụ

to lớn cần tập trung giải quyết để đẩy nhanh tiến bộ toàn diện công nghiệp đồ

gỗ gia dụng của chúng ta, nhất là thiết kế tạo lập sản phẩm.

Từ những phân tích trên một lần nữa, cho phép khẳng định hướng nghiên

cứu của đề tài là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.

1.3. Mục tiêu của đề tài

1.3.1. Mục tiêu tổng quát:

Đề tài khoá luận thực hiện nhằm sưu tập được các mô hình sản phẩm

mộc thuộc loại tủ ô kéo kiểu “High boy” theo phong cách cổ điển phương Tây

(Âu - Mỹ). Phân tích được nguyên lý cấu trúc, tạo dáng của một sản phẩm

đại diện lựa chọn. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị, góp

phần làm đa dạng thêm thị trường sản phẩm mộc trong nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!