Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường trung học phổ thông
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
733.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1589

Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

------------------

ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN PHÁP

LUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở

TRƯỜNG THPT

Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Thu Sương

Lớp : 15SGC

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hồ Thanh Hải

0

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công

nghệ thông tin nói riêng đã tác động hết sức mạnh mẽ vào

tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt

là giáo dục. Trong điều kiện các phương pháp và hình thức

giáo dục cũ đã không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao

đối với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì việc đổi mới

trong giáo dục cần mang tính cấp thiết.

Để không bị tụt hậu so với trình độ giáo dục thế giới, để

đáp ứng được nhu cầu tạo ra nguồn nhân lực mới thì nền

giáo dục nước ta không ngừng đổi mới cả về nội dung và

phương pháp dạy học. Việc cải tiến nội dung chương trình,

đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học môn GDCD đã

được đẩy mạnh thực hiện và bắt đầu thu được những thành

tựu, có những chuyển biến tích cực.

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn

GDCD nói riêng, đó không phải là sự sáng tạo ra một

phương pháp dạy học mới để thay thế cho các phương pháp

truyền thống, mà trong quá trình giảng dạy bộ môn GDCD

giáo viên phải sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp

ấy để đạt được hiểu quả cao nhất. Để đạt được mục tiêu trên

thì việc sử dụng các câu chuyện pháp luật trong giảng dạy

bộ môn GDCD có ý nghĩa rất quan trọng.

Để ngày một nâng cao hiệu quả dạy học, việc sưu tầm

và sử dụng các câu chuyện pháp luật đã trở thành một trong

những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

Biện pháp này tạo cho học sinh sự chú ý say mê học tập,

1

khả năng thực hành và đặc biệt quán triệt sâu sắc nguyên tắc

“Học đi đôi với hành”. Qua các bài học rất đa dạng trong

sách giáo khoa GDCD lớp 12, các câu chuyện pháp luật sẽ

là các tình huống khác nhau để các em lĩnh hội, lồng ghép

tri thức một cách chủ động, tự giác và vận dụng sáng tạo kĩ

năng GDCD vào cuộc sống. Từ tính cấp thiết và đặc thù

trên, việc sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học

chương trình môn GDCD lớp 12 trở nên phù hợp, giúp học

sinh chủ động hơn trong học tập, góp phần nâng cao hiệu

quả của việc dạy và học. Với lý do trên tôi chọn đề tài:

“SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG CÁC CÂU CHUYỆN PHÁP

LUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở

TRƯỜNG THPT” để nghiên cứu và làm khóa luận tốt

nghiệp.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của quá trình sưu

tầm và sử dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học môn

GDCD lớp 12, đồng thời sưu tầm và chọn lọc các câu

chuyện pháp luật phù hợp vào giảng một số đơn vị kiến thức

cụ thể trong chương trình môn GDCD lớp 12.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện pháp luật làm cơ sở

nghiên cứu đề tài.

Nghiên cứu nội dung chương trình môn GDCD lớp 12

từ đó sử dụng các câu chuyện pháp luật phù hợp với từng

đơn vị kiến thức, từng bài học.

Đưa ra các hướng vận dụng câu chuyện pháp luật trong

dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT.

2

Thiết kế một số đơn vị kiến thức và một số bài học có

sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy học môn

GDCD lớp 12 ở trường THPT.

Từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc sử

dụng các câu chuyện pháp luật khi dạy học môn GDCD lớp

12 ở trường THPT và đề ra các biện pháp khắc phục.

3. Đối tượng nghiên cứu

Câu chuyện pháp luật nhằm sử dụng trong chương trình

dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT.

4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đề cập những vấn đề lí luận chung nhất của việc

sử dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học môn GDCD.

Các câu chuyện pháp luật phù hợp với chương trình

môn GDCD lớp 12.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề của mình, chúng tôi dã sử dụng các

phương pháp cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu, đọc tài

liệu, tư liệu có liên quan đến việc sử dụng câu chuyện pháp

luật trong dạy học môn GDCD.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trực tiếp tiếp xúc

với học sinh, quan sát, tìm hiểu thực tiễn của việc sử dụng

câu chuyện pháp luật trong dạy học môn GDCD trong nhà

trường THPT hiện nay. Sưu tầm các tình huống pháp luật

trong đời sống, trong các tài liệu,…

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục tham khảo, nội

dung khóa luận gồm có 2 chương:

3

Chương 1: CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG

DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD LỚP 12

Chương 2: SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT

ĐỂ DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG DẠY

HỌC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD LỚP 12

1.1. Vị trí, nhiệm vụ và đặc thù tri thức môn GDCD ở

trường THPT

1.1.1. Vị trí, nhiệm vụ môn GDCD

Vị trí của môn GDCD ở trường THPT được xác định

trong Chỉ thị số 30/1998/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ

giáo dục và Đào tạo ngày 20/05/1998. Theo đó, “ Môn Gíao

dục công dân ở trường phổ thông có vị trí hàng đầu trong

việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua

việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức –

nhân văn, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và

pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc

Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và

thời đại”[10,tr3]. Môn GDCD có vị trí quan trọng trong việc

góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo và phát triển

toàn diện con người cả về đức, trí, thể, mỹ. Môn GDCD

hình thành nên thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy

và cung cấp, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ

bản; giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân,

phát triển nhân cách con người toàn diện.

1.1.2. Đặc thù tri thức môn GDCD

1.1.2.1. Đặc thù tri thức môn GDCD ở trường THPT

4

Là môn khoa học xã hội ở trường THPT có vị trí, nhiệm vụ

riêng nên hệ thống tri thức môn học GDCD có những đặc

thù sau đây:

a. Hệ thống tri thức môn GDCD ở trường THPT mang

tính đa dạng, tổng hợp

b. Hệ thống tri thức môn GDCD mang tính khái quát,

trừu tượng

c. Hệ thống tri thức môn GDCD mang tính thời sự

d. Hệ thống tri thức môn GDCD mang tính định hướng

chính trị sâu sắc

e. Hệ thống tri thức của môn GDCD gắn liền với một hệ

thống kiến thức pháp luật và các quyền cơ bản của công dân

f. Hệ thống tri thức môn GDCD ở trường THPT gắn

liền với việc hình thành kĩ năng sống của học sinh

1.1.2.2. Đặc thù tri thức môn GDCD lớp 12 ở

trường THPT

Chương trình môn GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh

những hiểu biết cơ bản về phát luật đối với sự phát triển của

công dân, đất nước.

Mỗi bài trong chương trình môn GDCD lớp 12, song

song với việc trình bày nội dung tri thức khoa học thì các tác

giả đã nêu những tình huống hoặc ví dụ minh họa cụ thể

nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong việc

truyền thụ và tiếp thu kiến thức, vận dụng một cách linh

hoạt trong đời sống thực tiễn.

Chương trình môn GDCD lớp 12 gồm 10 bài được

giảng dạy trong 35 tiết ( học kỳ I: 18 tiết, 19 tuần; học kỳ II:

17 tiết, 18 tuần).

Bài 1: Pháp luật và đời sống

Bài 2: Thực hiện pháp luật

5

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh

vực của đời sống xã hội

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Bài 6: Công dân với các quyền tự do dân chủ

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất

nước

Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ

nhân loại

Chương trình kiến thức môn GDCD lớp 12 tập trung ở

từng bài, không dàn trải nội dung, giáo viên có thể dễ dàng

sử dụng các phương pháp mới, sử dụng các câu chuyện

pháp luật trong đời sống hằng ngày để vận dụng thực tiễn

vào kiến thức mà truyền thụ cho học sinh.

1.2. Câu chuyện pháp luật trong hệ thống phương tiện

dạy học ở trường phổ thông

1.2.1. Quan niệm về câu chuyện pháp luật

Khái niệm “câu chuyện pháp luật” trên thực tế không có

một khái niệm chính xác, chưa có một giáo trình hay từ điển

nào bàn về khái niệm câu chuyện pháp luật.

Quan niệm về câu chuyện pháp luật phù hợp nhất và

phổ biến nhất hiện nay: Câu chuyện pháp luật là những câu

chuyện phản ánh những sự việc, những hành động, việc làm

có thật, diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội hằng ngày

của con người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin

đại chúng: đài phát thanh, đài truyền hình, tạp chí, sách báo,

trên mạng internet…

6

Câu chuyện pháp luật có đặc điểm là vừa mang tính

khoa học vừa mang tính nghệ thuật.

1.2.2. Vai trò và chức năng của câu chuyện pháp luật

trong dạy học môn GDCD lớp 12

Câu chuyện pháp luật đóng một vai trò hết sức to lớn

trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

GDCD. Bởi vì quá trình dạy học, giáo viên sử dụng câu

chuyện pháp luật nói ( kể chuyện) minh họa cho học sinh

nghe thì học sinh sẽ hiểu và lĩnh hội tri thức bài học một

cách nhanh chóng, toàn diện, chính xác. Trong câu chuyện

pháp luật thường chứa một lượng thông tin kiến thức và

những yêu cầu kèm theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ

môn GDCD.

Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy học sẽ làm tiết

học trở nên sinh động, hấp dẫn, khơi dậy sự hứng thú, sự

quan tâm, chăm chú, của học sinh vào bài giảng. Từ đó làm

mất đi cái vẻ khô khan của tiết học, kích thích tính tích cực

chủ động của học sinh trong giờ học, làm tăng hiệu quả của

tiết học.

Câu chuyện pháp luật còn góp phần hình thành cho học

sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng

tạo, tạo cho học sinh hiểu sâu và nhớ lâu những kiến thức

pháp luật.

Có rất nhiều câu chuyện pháp luật khác nhau phù hợp

với nội dung bài học nhưng nhìn chung là chúng đều có vai

trò chức năng giống nhau. Câu chuyện pháp luật có những

chức năng cơ bản sau: chức năng cung cấp thông tin, sự

kiện; chức năng làm rõ tri thức; chức năng gợi mở tri thức.

7

1.3. Nguyên tắc sưu tầm các câu chuyện pháp luật nhằm

phục vụ cho phần công dân với pháp luật môn GDCD

lớp 12

Nguyên tắc đầu tiên là giáo viên phải nắm chắc nội

dung cơ bản của bài dạy, có sự hiểu biết tinh tường về cuộc

sống để từ đó lựa chọn các câu chuyện phù hợp.

Nguyên tắc tiếp theo là trong quá trình sưu tầm các câu

chuyện pháp luật phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn

thông tin đó phải là nguồn chính thống để cung cấp cho học

sinh.

Nguyên tắc cuối cùng, các câu chuyện pháp phải ngắn

gọn, súc tích, phải đảm bảo tính thẩm mĩ, ngôn ngữ chính

xác, dễ hiểu, không cầu kỳ sáo rỗng. Sưu tầm các câu

chuyện pháp luật phải phù hợp với nội dung, mục tiêu bài

học.

1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng câu chuyện pháp luật để

dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT

1.4.1. Câu chuyện pháp luật phải phù hợp với mục tiêu,

nội dung bài học

Câu chuyện pháp luật được sử dụng trong giảng dạy

phải được sàng lọc, đáp ứng được các yêu cầu như là: mang

tính giáo dục, mang tính thực tiễn và đảm bảo lượng kiến

thức bài học vì môn GDCD có quan hệ chặt chẽ với tri thức

của pháp luật, nhưng không phải tất cả các bài học đều có

thể sử dụng câu chuyện pháp luật. Vì thế, những tri thức mà

giáo viên bộ môn GDCD vận dụng phải sát hợp với nội

dung bài học, sát với kiến thức mà học sinh lĩnh hội.

1.4.2. Sử dụng câu chuyện pháp luật phải tạo được

hứng thú cho học sinh

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!