Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sưu tầm và sử dụng ca dao góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử việt nam (1945 - 1954) (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ƢỜ Ƣ
Ử
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ I H C
t i:
ƢU ẦM VÀ SỬ DỤNG CA DAO GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
ƢỢNG D Y H C L CH SỬ VIỆT NAM (1945 - 1954) ( ƢƠ
TRÌNH CHUẨN) Ở ƢỜNG TRUNG H C PHỔ THÔNG
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng
Chuyên ngành : ƣ phạm Lịch sử
Lớp : 12SLS
gƣời hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
Đà Nẵng, 05/2016
1
Sau quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu, mặc dù gặp một số khó khăn nhưng
đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành. Để có được một bài khóa luận hoàn chỉnh
như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ
nhiều phía cá nhân, đơn vị.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Mạnh
Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát tôi trong suốt quá trình để hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, phòng
học liệu, các thầy cô giáo bộ môn trong khoa đã tận tình chỉ bảo tôi tránh được
những sai sót và có sự bổ sung cho khóa luận hoàn chỉnh.
Do điều kiện về thời gian và trình độ của bản thân, khóa luận của tôi còn nhiều
thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016.
SVTH: Lê Thị Hồng
MỤC LỤC
MỞ ẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề.........................................................................................................2
3. ối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................3
4. hƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5. óng góp của đề tài................................................................................................5
6.Cấu trúc khóa luận.................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
ƢƠ 1................................................................................................................6
Ơ Ở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤ Ƣ ỆU CA
DAO TRONG D Y L CH SỬ.................................................................................6
1.1. ơ sở lý luận ........................................................................................................6
1.1.1.Nguồn tư liệu văn học dân gian nói chung, tư liệu ca dao nói riêng trong dạy
học lịch sử ...................................................................................................................6
1.1.1.1.Tư liệu văn học dân gian.................................................................................6
1.1.1.2.Tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử ...............................................................9
1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông.......................................................................................10
1.1.2.1.Về giáo dưỡng...............................................................................................11
1.1.2.2.Về giáo dục ...................................................................................................12
1.1.2.3.Về phát triển..................................................................................................13
1.2. ơ sở thực tiễn...................................................................................................14
ƢƠ 2. CA DAO PHỤC VỤ NỘI DUNG D Y H C L CH SỬ
ƢƠ , ỚP 12 ( ƢƠ Ì UẨN) Ở
ƢỜNG THPT.....................................................................................................16
2.1.Nội dung cơ bản trong chƣơng “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954”
sách giáo khoa lớp 12 (chƣơng trình chuẩn), ở trƣờng THPT ...........................16
2.1.1.Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước
ngày 19/12/1946........................................................................................................16
2.1.2.Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(1946 -1950)..............................................................................................................17
2.1.3.Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(1951 - 1953).............................................................................................................17
2.1.4.Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -
1954)..........................................................................................................................17
2.2.. ác tƣ liệu ca dao đƣợc sử dụng để dạy học các bài lịch sử cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954) sách giáo khoa lớp 12, trƣờng THPT..............18
ƢƠ 3. ƢU ẦM VÀ SỬ DỤNG CA DAO GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤ ƢỢNG D Y H C L CH SỬ VIỆT NAM (1945 - 1954) ( ƢƠ
TRÌNH CHUẨN) Ở ƢỜ Ê A BÀN THÀNH PHỐ
N NG.......................................................................................................................30
3.1.Những nguyên tắc chung đối với việc sử dụng tƣ liệu ca dao để dạy học các
bài lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) ......................................30
3.1.1.Phải nắm vững yêu câu chương trình và nội dung môn học............................30
3.1.2.Đảm bảo tính Đảng và tính khoa học...............................................................31
3.1.3.Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức lịch sử...........33
3.2.Các hình thức và biện pháp sử dụng tƣ liệu ca dao để dạy học các bài lịch
sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) sách giáo khoa lớp 12, trƣờng
THPT........................................................................................................................34
3.2.1.Sử dụng ca dao để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh ngay từ đầu.......34
3.2.2.Đưa vào bài giảng một câu, một bài ca dao nhằm minh họa những sự kiện
đang học, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động.......35
3.2.3.Sử dụng ca dao kết hợp với đồ dùng trực quan ...............................................38
3.2.4.Sử dụng ca dao để củng cố nội dung bài học ở cuối bài..................................39
3.2.5.Sử dụng ca dao trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ...........40
3.2.6.Sử dụng ca dao để tổ chức trò chơi lịch sử ......................................................41
3.3.Thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................................42
3.3.1.Mục đích và yêu cầu của việc thực nghiệm sư phạm ......................................42
3.3.2.Nội dung và phương pháp thực nghiệm...........................................................42
3.3.2.1.Nội dung thực nghiệm...................................................................................42
3.3.2.2.Phương pháp thực nghiệm ............................................................................42
3.3.3.Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................43
3.3.4.Kết quả thực nghiệm sư phạm .........................................................................43
KẾT LUẬN..............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
PHỤ LỤC.................................................................................................................49
1
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI, với sự phát triển như vũ bão của
cách mạng khoa học công nghệ, đã làm nền móng cho sự phát triển của kinh tế tri
thức. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung,
phương pháp giáo dục trong nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp
được nguồn nhân lực có trình độ cao.
Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập
trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống,
năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp...”
Cùng với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông
phải phải tạo ra những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thông qua việc học tập bộ môn lịch sử, học sinh
có cái nhìn đúng đắn, khách quan về quá khứ, định hướng tương lai. Với đặc trưng
riêng của mình, bộ môn lịch sử góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông chưa được
quan tâm đúng mức, chất lượng giảng dạy còn thấp, chưa có nhiều chuyển biến tích
cực. Kết quả của các bài kiểm tra, các kì thi chuyển cấp, tốt nghiệp và thi đại học,
cao đẳng đã và đang phản ánh thực trạng lịch sử, học sinh học lịch sử chỉ để đối
phó. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử nói riêng đang là vấn đề rất cần thiết.
Trong dạy học lịch sử, kiến thức trong sách giáo khoa là nội dung cơ bản mà
học sinh phải nắm, nhưng nếu giáo viên chỉ thụ động dạy một cách máy móc với
những kiến thức đó sẽ khiến cho bài học trở nên khô khan, nhàm chán, học sinh
không có hứng thú để tiếp nhận kiến thức. Để mở rộng kiến thức và tăng hứng thú
trong học tập cho học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trau dồi, tìm
kiếm tài liệu thành văn ngoài sách giáo khoa để đưa vào bài giảng, trong đó có tư
liệu ca dao. Việc sử dụng tư liệu ca dao có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng.
Việc sử dụng tư liệu ca dao giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử dân tộc đã đi vào
2
trong nhân dân, trong lịch sử với những câu từ rất giản dị nhưng hàm chứa một ý
nghĩa to lớn và sâu sắc, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh, giúp các em có
động cơ học tập .
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 là thời kì kháng chiến chống thực dân
Pháp đầy khó khăn và gian khổ đồng thời cũng đã thu được những thắng lợi vẻ
vang. Việc sử dụng tư liệu ca dao sẽ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc
dạy học, tạo hứng thú học tập, hình thành tri thức lịch sử cho học sinh.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “ ƣu tầm và sử dụng ca dao góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954) ( hƣơng
trình chuẩn) ở trƣờng THPT” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử có vai trò và ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả học bài. Chính vì vậy vấn đề này được nhiều nhà
nghiên cứu lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng quan tâm, nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Liên quan tới đề tài trước đây có một số công
trình nghiên cứu.
Cuốn sách “Chuẩn bị giờ học như thế nào?” của Tiến sĩ Đairi, xuất bản năm
1793. Tiến sĩ đã đưa ra một sơ đồ (sơ đồ Đairi) thể hiện mối quan hệ giữa sách giáo
khoa - bài giảng và tài liệu bổ sung. Theo Tiến sĩ Đairi, ngoài sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làm phong phú kiến thức lịch
sử đang học, hiểu sâu quá khứ, tạo bải giảng hấp dẫn sinh động, có sức lôi cuốn học
sinh. Nhưng trên thực tế, Đairi chưa đi vào trình bày cụ thể phương pháp sử dụng
như thế nào để đạt hiệu quả.
Cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” do giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ
biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, xuất bản năm 2002. Phần “Sử dụng sách
giáo khoa và các tài liệu học tập khác” đề cập đến sự cần thiết của việc sử dụng tài
liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa trong dạy học lịch sử. Tác giả đã đề cập đến
việc cần thiết phải sử dụng tài liệu văn học dân gian, trong đó có ca dao. Theo tác
giả “Các loại hình văn học dân gian không chỉ góp phần minh họa những sự kiện
lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo được không khí gần gũi với
bối cảnh lịch sử sự kiện đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch
sử... sử dụng tài liệu văn học dân gian, giáo viên có thể tiến hành có kết quả việc
3
giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung, giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng” [9,
tr.156 - 157].
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phan Thị Ái Liên, Trường Đại học Sư
phạm Huế (1988) với đề tài “Sử dụng ca dao, hò, vè dân gian phục vụ việc giảng
dạy lịch sử” đã đề cập một số tư liệu ca dao được sử dụng phù hợp trong giảng dạy
lịch sử và đưa ra một số biện pháp, hình thức sử dụng ca dao một cách hợp lý và
hiệu quả.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên dù ở những góc độ nghiên cứu
khác nhau đều đề cập tới việc vận dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Tuy nhiên trên thực tế chưa có công trình nào giải quyết một
cách cụ thể, đầy đủ về phương pháp sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử
phần kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Đề tài mà tôi nghiên cứu sẽ cố gắng
làm rõ các nhiệm vụ mà các tài liệu trên chưa giải quyết được, mặt khác góp phần
bổ sung thêm nguồn tài liệu cần thiết để dạy học lịch sử phần kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954) ở trường THPT.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sử dụng tư liệu ca dao nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954),
sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn) ở Trường trung học phổ thông
(THPT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng được xác định như trên, đề tài không nghiên cứu sâu lí luận về khái
niệm ca dao, nhưng đi sâu tìm hiểu, phân tích nội dung các câu ca dao để tiến hành
vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, có hiệu quả tốt.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định nội dung, hình thức và biện pháp sư phạm cần thiết để sử dụng tư
liệu ca dao có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phần kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954) về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài là:
- Tìm hiểu chương trình, SGK lớp 12 (chương trình chuẩn)
- Tiến hành điều tra cơ bản việc sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử
phần kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 - 1954 ở trường THPT hiện nay.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử
nói chung và ý nghĩa của việc sử dụng ca dao.
- Lựa chọn được hệ thống tư liệu ca dao phù hợp để vận dụng vào giảng các
bài lịch sử phần kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
- Đưa ra được những biện pháp và hình thức sử dụng tư liệu ca dao trong dạy
học lịch sử phần Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) lớp 12 (Chương trình
chuẩn) ở trường THPT có hiệu quả.
- Tiến hành thực nghiệm giáo dục để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng các tài liệu từ các sách chuyên
khảo, một số công trình nghiên cứu, các tài liệu trên các trang wed liên quan đến
phương pháp lịch sử, cũng như nhiều tài liệu tham khảo khác.
5.2. hƣơng pháp nghiên cứu
Là một đề tài thuộc phạm trù khoa học giáo dục liên quan đến khoa học lịch
sử, tôi chọn các phương pháp sau:
5.2.1. hƣơng pháp sƣu tầm và nghiên cứu tài liệu
Tiến hành sưu tầm và nghiên cứu, lựa chọn và sắp xếp các loại tài liệu cần
thiết cho đề tài, sau đó tiến hành tập hợp, so sánh, đối chiếu chọn lọc nội dung chính
xác, khách quan, khoa học phù hợp với chương trình và đối tượng nhận thức của
học sinh ở trường THPT để sử dụng.
5.2.2. hƣơng pháp điều tra cơ bản
Để nắm rõ thực tiễn việc sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử ở trường
THPT, tôi sẽ tiến hành điều tra về tình hình sử dụng tư liệu ca dao của giáo viên dạy
sử ở trường THPT và điều tra nhận thức của học sinh qua trao đổi, quan sát giờ dạy
và qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.