Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
861

Sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Quốc Khánh.

Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được ai công bố trong bất kì

công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thúy Vi

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quốc Khánh, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa Khoa học

Xã hội và Nhân văn, phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Quy Nhơn đã

tạo mọi điệu kiện thuận lợi để tôi học tập.

Cuối cùng, tôi xin tri ân sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè trong

suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.

Lê Thúy Vi

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7

5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8

6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................9

7. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................9

CHƯƠNG 1. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGUYỄN NGỌC TƯ.....10

1.1. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT ....................................................................10

1.1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật ............................................................10

1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách nhà văn .............12

1.1.3. Tính ổn định và vận động của phong cách nghệ thuật ..............................15

1.2. NGUYỄN NGỌC TƯ – MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HỌC

ĐƯƠNG ĐẠI....................................................................................................18

1.2.1. Nguyễn Ngọc Tư – một phong cách độc đáo............................................18

1.2.2. Nguyễn Ngọc Tư – một cây bút miệt mài sáng tạo...................................19

1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH

NGUYỄN NGỌC TƯ........................................................................................23

1.3.1. Đặc điểm con người Nguyễn Ngọc Tư.....................................................23

1.3.2. Môi trường văn hóa Nam Bộ....................................................................26

1.3.3. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư............................................29

CHƯƠNG 2. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG.......................35

2.1. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC .36

2.1.1. Sự mở rộng vùng hiện thực khám phá ......................................................36

2.1.1.1. Từ hiện thực một vùng miền Nam Bộ… .............................................36

2.1.1.2. … đến mở rộng đường biên hiện thực................................................39

2.1.2. Sự thay đổi cách nhìn, cách cảm nhận về hiện thực..................................43

2.1.2.1. Từ cái nhìn trong trẻo, lạc quan….....................................................43

2.1.2.2. …đến cái nhìn trần trụi, bi quan .......................................................44

2.1.3. Sự đa dạng trong các vấn đề về hiện thực.................................................48

2.1.3.1. Từ những vấn đề về đời sống Nam Bộ…............................................49

2.1.3.2. …đến những vấn đề chung của đời sống đương đại...........................50

2.2. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI.54

2.2.1. Sự mở rộng các bình diện khám phá con người........................................54

2.2.1.1. Từ khám con người trong các mối quan hệ thế sự ….........................54

2.2.1.2. …đến đào sâu vào thế giới bên trong phức tạp, bí ẩn........................57

2.2.2. Sự thay đổi cách nhìn, cách cảm nhận về con người.................................63

2.2.2.1. Từ cái nhìn cảm thương, tin tưởng….................................................63

2.2.2.2. … đến cái nhìn trăn trở, lo âu ...........................................................65

2.2.3. Sự phát triển các vấn đề về con người......................................................69

2.2.3.1. Từ vấn đề thân phận của người nông dân, người nghệ sĩ…...............69

2.2.3.2.…đến những vấn đề nhân sinh sâu sắc của con người nói chung........72

CHƯƠNG 3. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ....76

3.1. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN.........76

3.1.1. Từ những cốt truyện có hệ thống sự kiện rõ ràng… .................................77

3.1.2….đến những cốt truyện tâm lí phân rã sự kiện ..........................................80

3.2. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT...........................85

3.2.1. Từ lối kể chuyện truyền thống…..............................................................85

3.2.2. … đến những nỗ lực cách tân...................................................................88

3.3. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU ..........................92

3.3.1. Sự thay đổi trong ngôn ngữ......................................................................92

3.3.1.1. Từ ngôn ngữ tự nhiên, bộc trực…......................................................93

3.3.1.2. …đến ngôn ngữ trau chuốt, đậm màu sắc triết lí ...............................97

3.3.2. Sự thay đổi trong giọng điệu ..................................................................101

3.3.2.1. Từ giọng trữ tình mộc mạc, chan chứa yêu thương… ......................102

3.3.2.2. …đến giọng lạnh lùng, điềm tĩnh, khách quan.................................105

KẾT LUẬN........................................................................................................111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….114

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phong cách nghệ thuật nhà văn là một trong những khái niệm quan

trọng của đời sống văn học, là vấn đề cơ bản của nghiên cứu văn học. Phong

cách nghệ thuật là nét riêng độc đáo có tính ổn định, thống nhất qua nhiều

sáng tác của một nhà văn. Việc chỉ ra được sự thống nhất trong phong cách

nghệ thuật giúp ta có được những dấu hiệu đặc trưng nhất, bản sắc nhất để

nhận diện gương mặt riêng của nhà văn đó trên văn đàn. Nhưng sáng tạo nghệ

thuật là một cuộc hành trình không có đích đến. Nếu một nhà văn tự thoả mãn

với thành tích của mình và cho phép mình ngơi nghỉ thì anh sẽ bị chính nghệ

thuật đào thải. Trước sự đổi thay của cuộc sống và quy luật khắc nghiệt của

văn chương, nhà văn không được lặp lại người khác và cũng không được lặp

lại chính mình. Phong cách có sự thống nhất nhưng đó không phải là sự lặp đi

lặp lại một cách đơn điệu. Phong cách luôn vận động, phát triển. Vì vậy, khi

nghiên cứu phong cách nhà văn, ta phải thấy được sự vận động qua từng

chặng đường sáng tác.

Trong nền văn học đương đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI,

Nguyễn Ngọc Tư đã sớm khẳng định được vị trí của mình. Nữ nhà văn trẻ của

Nam Bộ đã gây ấn tượng với phong cách độc đáo không thể trộn lẫn. Ra mắt

văn đàn năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư lập tức tạo được thiện cảm với người

đọc nhờ cái nhìn trong trẻo, nhân ái, lối kể chuyện nhẹ nhàng, mộc mạc và

ngôn ngữ Nam Bộ giản dị nhưng độc đáo. Tập truyện đầu tay Ngọn đèn

không tắt đánh dấu một khởi đầu thuận lợi của Nguyễn Ngọc Tư với Giải I

cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20. Đến năm 2005, với sự ra đời của

truyện ngắn Cánh đồng bất tận thì tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư đã thật sự

chiếm sóng, khuấy động đời sống văn học. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận

2

nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và “Cánh đồng bất tận –

những truyện ngắn hay và mới nhất” trở thành cuốn sách bán chạy nhất của

văn học Việt Nam trong năm 2006. Và mới đây, văn học Việt Nam vô cùng

tự hào khi giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội quảng bá văn học

châu Á, châu Phi và Mỹ Latin (Đức) tổ chức đã gọi tên Cánh đồng bất tận

của Nguyễn Ngọc Tư. Phong cách Nam Bộ đã mang về nhiều thành công cho

Nguyễn Ngọc Tư và đóng góp vào nền văn học nước nhà một màu sắc mới

mẻ mà nhiều người vẫn ưi ái gọi là “đặc sản miền Nam” hay “quả sầu riêng

vùng đất mũi”. Cái tên Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục chứng tỏ ảnh hưởng với đời

sống văn học trong suốt hai mươi năm đầu thế kỷ XXI, với những tác phẩm

được xuất bản đều đặn, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người

đọc ngày nay. Nữ nhà văn Nam Bộ vẫn đang bước tiếp trên hành trình sáng

tạo nghệ thuật của mình. Đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Ngọc Tư đã sỡ hữu

một gia tài khá đầy đặn so với tuổi nghề của chị, bao gồm các sáng tác ở

nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp bút, tản văn,…) trong đó thể loại

tập trung toàn bộ bút lực của chị là truyện ngắn. Cố định một đám mây, tập

truyện vừa mới ra mắt độc giả năm 2018, là tập truyện ngắn thứ 11 của

Nguyễn Ngọc Tư. Đối với những hiện tượng mà hành trình sáng tác vẫn đang

tiếp diễn như Nguyễn Ngọc Tư, việc cập nhập những sáng tác mới từ khoảng

cách gần hai mươi năm so với sáng tác đầu tay là việc cần thiết để thấy được

sự vận động trong phong cách, để bày tỏ sự trân trọng sức lao động cần mẫn

của ngòi bút này. Đó cũng là công việc có ý nghĩa để việc nghiên cứu có thể

theo kịp tiến trình phát triển của sự nghiệp một tác giả nói riêng và đời sống

văn học nói chung.

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Sự vận động trong phong cách

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” làm đề tài nghiên cứu.

3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng nổi bật thu hút giới phê bình,

nghiên cứu văn học. Đặc biệt, với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã

tạo nên một làn sóng phê bình, tranh luận với đủ mọi luồng ý kiến khen chê.

Sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư làm cho đời sống văn học trở nên sôi

động. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu truyện ngắn của chị từ nhiều góc độ.

Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào về Nguyễn Ngọc Tư được

in thành sách, đa phần những bài viết, những bài phỏng vấn tác giả được

chúng tôi thu thập được trên các báo như Văn nghệ, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,...

Về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung, luận văn “Đặc điểm

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” của tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo đã chỉ

ra cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật cùng với những đặc điểm nghệ

thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Phạm Thị Thái Lê cũng đã nghiên

cứu phương diện quan niệm nghệ thuật về con người trong luận văn “Quan

niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”. Trong

bài viết “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên

báo Văn nghệ quân đội, Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ thể hiện

trong ba hình tượng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: hình tượng người

nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình tượng dòng sông.

Về nét riêng độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư trên văn đàn, Trần Hữu

Dũng có bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”. Trong bài viết này,

ông xem xét truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên cả hai phương diện nội

dung và nghệ thuật. Ông đặc biệt nhấn mạnh yếu tố tạo nên nét đặc sắc trong

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chính là ngôn ngữ Nam Bộ được sử dụng rất tự

nhiên mà đúng nơi, đúng chỗ. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn Nam Bộ

chính hiệu, kể những câu chuyện Nam Bộ bằng chính thứ ngôn ngữ của vùng

4

đất đó. Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ

Nam Bộ” cũng khẳng định điều đó: “Đặc biệt, vùng đất và con người Nam

Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là

ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị” [47]. Chất Nam Bộ của

Nguyễn Ngọc Tư là điều quá rõ ràng và nhiều người nghiên cứu đã đề cập

đến.

Những công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc

Tư cũng đã đề cập đến nhiều phương diện. Nguyễn Trọng Bình có bài viết

“Phong cách truyện ngắn Nguyễn ngọc Tư nhìn từ phương diện quan

niệm nghệ thuật về con người”. Ông chỉ ra một mô hình con người độc đáo

trong cái nhìn riêng của chị: mô hình con người hướng thiện. Mô hình đó vừa

là sự kế thừa quan niệm nghệ thuật về con người của các thế hệ đi trước, vừa

là sự sáng tạo mang phong cách riêng của Nguyễn Ngọc Tư. Giọng điệu - một

biểu hiện quan trọng của phong cách cũng đã được các nhà nghiên cứu chú ý

tới. Với bài viết “Một số giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”,

Phạm Thị Hồng Nhung đã chỉ ra ba giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của

Ngọc Tư: giọng buồn mênh mang; giọng trầm tĩnh, có phần đượm chua xót

đắng cay; giọng dân dã mộc mạc. Tác giả đi đến kết luận: “Như vậy, có thể

thấy bên cạnh âm hưởng và giọng buồn, nhưng không chán chường ủ dột, thì

sự điềm nhiên và trầm tĩnh là giọng điệu chủ yếu góp phần làm nên phong

cách nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư” [38]. Không gian và thời gian nghệ thuật

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng được nghiên cứu trong hai bài viết

“Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy

Khuê và bài viết “Thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất

tận” của Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng. Hai bài nghiên cứu đã chỉ ra

không gian đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là không gian ruộng

5

đồng sông nước và thời gian đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là

thời gian huyền thoại.

Ngoài những bài viết nghiên cứu những phương diện cụ thể của phong

cách của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ “Phong cách truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư” của Lương Thị Hải là một công trình nghiên cứu khá đầy

đủ các phương diện làm nên phong cách Nguyễn Ngọc Tư. Chị chỉ ra “yếu tố

chi phối cả hệ thống trở thành hạt nhân phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc

Tư là bản sắc vùng văn hóa Nam Bộ với những nét đặc sắc” [16,105]. Theo

đó, nhà văn nhìn con người từ cảm quan nhân bản đời thường và nhìn cuộc

sống trong tính đời thường phức tạp của nó và “chi phối thế giới nhân vật là

quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn nhân

ái” [16,105]. Luận văn cũng chỉ ra phong cách Nguyễn Ngọc Tư được thể

hiện ở những phương tiện thẩm mĩ đặc thù: giọng điệu nghệ thuật và ngôn

ngữ văn xuôi đặc sắc. “Giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Nguyễn Ngọc Tư

là giọng buồn nhưng không chán chường, giọng điềm nhiên trầm tĩnh, giọng

điệu tâm tình, tưng tửng, hóm hỉnh nhưng thấm thía và giọng điệu Nam Bộ

đặc trưng”, “hệ thống ngôn ngữ Nguyễn Ngọc Tư rất dung dị, tự nhiên, đậm

tính địa phương Nam Bộ. Biểu hiện rõ nhất trên ba phương diện: hệ thống từ

địa phương Nam Bộ, lớp từ ấn tượng về “văn hóa sông nước”” [16,106-107].

Tuy nhiên, luận văn được viết năm 2012, phạm vi khảo sát chỉ dừng lại ở tập

truyện ngắn Khói trời lộng lẫy.

Số bài viết, công trình nghiên cứu về sự vận động phong cách truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn rất hạn chế. Chúng tôi tiếp cận được bài viết

“Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi” của Bùi Công Thuấn. Tác giả đã

nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư từ Cánh Đồng Bất

Tận đến Gió Lẻ và Khói Trời Lộng Lẫy : “Nguyễn Ngọc Tư đã đi từ những

6

chuyện tình yêu lứa đôi lãng mạn đến những vấn đề xã hội gay gắt, đã viết

những truyện đầy ắp những cảnh những người của đồng nước Nam Bộ đến

kiểu truyện tư tưởng; và từ việc khai thác vốn sống đã trải nghiệm đến kiểu

sáng tác truyện hư cấu (fiction) cần nhiều đến tài năng. Nói một cách khác,

Nguyễn Ngọc Tư đang đi về phía nghệ thuật hiện đại, đang chuyển từ cách

viết thiên phú (cách viết bản năng) sang cách viết của một ý thức sáng tạo có

chiều sâu nhân bản” [45]. Tuy nhiên, giống như luận văn “Phong cách

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, sự khảo sát này cũng chỉ dừng lại ở tập

truyện ngắn Khói trời lộng lẫy (2010).

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu phong

cách Nguyễn Ngọc Tư trong cả chặng đường sáng tác của chị từ tập truyện

đầu tay Ngọn đèn không tắt đến tập truyện mới nhất Cố định một đám mây

để thấy được sự vận động trong phong cách truyện ngắn của nữ tác giả này.

Vì thế, chúng tôi tìm được mảnh đất chưa có người khai thác để thực hiện

luận văn này. Những bài viết, công trình của những người nghiên cứu vừa

điểm qua là tư liệu bổ ích của chúng tôi.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu phong cách Nguyễn Ngọc Tư như một hệ thống, mang tính

chỉnh thể, có cấu trúc riêng gồm nhiều yếu tố cấu thành và được biểu hiện

trên nhiều bình diện.

- Phân tích một số tập truyện ngắn tiêu biểu cho từng chặng đường trong

hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư để chỉ ra sự vận động trong phong

cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ở các phương diện chủ yếu: nội dung

và nghệ thuật tự sự.

7

- Từ việc làm rõ sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả này trong dòng

chảy của văn học Việt Nam đương đại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Phong cách sáng tác của mỗi tác giả tác được biểu hiện ở nhiều yếu tố

khác nhau: đề tài, thể loại, kiểu nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, cái nhìn nghệ

thuật, đặc điểm cốt truyện, không gian, thời gian… Có bao nhiêu yếu tố về

nội dung và hình thức thì cũng có bấy nhiêu phương diện biểu hiện của phong

cách. Trong luận văn này, chúng tôi chọn ra hai phương diện tiêu biểu để

khảo sát sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là nội

dung và nghệ thuật tự sự.

Trên phương diện nội dung, chúng tôi khảo sát sự vận động trong:

- Quan niệm nghệ thuật về hiện thực

- Quan niệm nghệ thuật về con người

Trên phương diện nội dung, chúng tôi khảo sát sự vận động trong:

- Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

- Nghệ thuật trần thuật

- Ngôn ngữ và giọng điệu

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Cho đến thời điểm này, Nguyễn Ngọc Tư đã xuất bản rất nhiều tập

truyện ngắn. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, trong một số tập truyện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!