Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
9.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1855

Sự vận động trong truyện ngắn ma văn kháng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------

PHẠM PHÚ AN NHÂN

SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN

MA VĂN KHÁNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

------

PHẠM PHÚ AN NHÂN

SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN

MA VĂN KHÁNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THANH TRƢỜNG

ĐÀ NẴNG – 2020

iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i

TÓM TẮT .................................................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iv

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................1

3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................4

7. Bố cục của luận văn ..............................................................................................5

CHƢƠNG 1. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN

NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN ĐỀ TÀI...........................................................................6

1.1. Từ vùng biên ải thời kì đấu tranh xây dựng đất nước ..............................................6

1.1.1. Xứ sở hoang sơ và dữ dội ...............................................................................7

1.1.2. Vùng đất yên bình, gắn với vẻ đẹp ngàn đời ................................................12

1.2. … đến chốn thị thành thời cơ chế thị trường..........................................................15

1.2.1. Nơi cuộc sống phồn tạp, đa đoan, vụn vỡ.....................................................15

1.2.2. Nơi cuộc sống an nhiên, thấm đượm nghĩa tình ...........................................22

Tiểu kết Chương 1.........................................................................................................27

CHƢƠNG 2. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG

NHÌN TỪ CẢM HỨNG SÁNG TẠO HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT......................29

2.1. Truyện ngắn Ma Văn Kháng với những cảm hứng xót xa, đau đớn về số phận

con người trước thế sự nhân sinh ..................................................................................29

2.1.1. Con người sinh ra “không hề biết đến hạnh phúc”.......................................29

2.1.2. Con người gắn với chuỗi ngày lầm lạc, tha hóa ...........................................33

2.1.3. Con người mang phận người “cay đắng giữa thế thái nhân tình” ................42

2.2. Truyện ngắn Ma Văn Kháng gắn với cảm hứng ngợi ca nhiệt thành về con

người và cuộc đời ..........................................................................................................49

2.2.1. Con người thi vị, mang vẻ đẹp truyền thống ................................................49

2.2.2. Con người cải biên thực tại, vượt lên thế sự.................................................58

2.2.3. Con người nghĩa tình, hạnh phúc trước cuộc sống mới................................63

Tiểu kết Chương 2.........................................................................................................66

v

CHƢƠNG 3. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG

NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ......................................68

3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ................................................................................68

3.1.1. Từ sử dụng phép tương phản, liệt kê tăng cấp..............................................68

3.1.2... đến sử dụng không gian tâm trạng..............................................................74

3.1.3. Sử dụng linh hoạt các yếu tố dân gian ..........................................................76

3.2. Nghệ thuật xây dựng kết cấu ..................................................................................79

3.2.1. Từ lối kết cấu chính luận ..............................................................................80

3.2.2. ... đến kết cấu tự do .......................................................................................82

3.2.3. Sự đột phá trong kết cấu trùng phức các mạch truyện..................................85

3.3. Nghệ thuật ngôn từ .................................................................................................88

3.3.1. Từ ngôn ngữ đời thường giản dị ...................................................................88

3.3.2. ... đến ngôn ngữ giàu chất thơ.......................................................................93

3.3.3. Sự cá thể hóa trong ngôn ngữ trần thuật.......................................................96

Tiểu kết Chương 3.........................................................................................................99

KẾT LUẬN ................................................................................................................100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Ma Văn Kháng được đánh giá là

một đại biểu tinh anh, từng được mệnh danh là “người khuấy động văn đàn Việt Nam

hiện đại”và là một trong những nhà văn góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới

văn học. Với nguồn cảm hứng và khát vọng sáng tạo nghệ thuật, hơn nửa thế kỉ cầm

bút, cho đến hôm nay, Ma Văn Kháng đã để lại một thành tựu văn chương đồ sộ, ghi

dấu ấn giá trị nhất định trong văn học sử nước nhà.

1.2. Thành công của Ma Văn Kháng được kết tinh ở cả hai thể loại truyện ngắn

và tiểu thuyết. Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn đã in đậm cá tính sáng tạo của người

nghệ sĩ. Với Ma Văn Kháng, quá trình sáng tác cũng tự nhiên như việc con người hít

thở để sinh tồn. Theo đó, từ tác phẩm đầu tay “Phố cụt”ra đời năm 1961 cho đến các

truyện ngắn sau này, người đọc nhận thấy một Ma Văn Kháng luôn có sự dịch chuyển,

đổi mới trong tư duy nghệ thuật. Đó thực sự là những bước đi chắc chắn, hướng đến

mục đích cao cả của văn chương là khơi lên những nguồn sáng giá trị cho con người

và cuộc đời.

1.3. Trước và sau đổi mới (1986), truyện ngắn Ma Văn Kháng đã có sự vận

động một cách rõ nét. Nếu như sáng tác ở giai đoạn trước chủ yếu viết về cuộc sống

con người miền núi, thì ở giai đoạn sau, truyện ngắn của ông tập trung viết về những

đa đoan, phức tạp của cuộc sống thị thành và nông thôn. Bên cạnh đó, nhà văn đã có

những bước đột phá trong nhận thức và lí giải đời sống.

1.4. Nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi mong muốn có cái nhìn

xuyên suốt về chiều sâu tư tưởng nghệ thuật và những đóng góp của nhà văn cho nền

học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, việc triển khai luận văn còn có ý nghĩa thiết thực

trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy sau này. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi

triển khai thực hiện đề tài Sự vận động trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.

2. Lịch sử vấn đề

Cho đến nay, các tác phẩm văn học của Ma Văn Kháng đã được nhiều nhà

nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm, tìm hiểu và khám phá. Bên cạnh đó là những

ý kiến đánh giá và các công trình nghiên cứu về các sáng tác truyện ngắn của nhà văn

được đăng tải trên các sách báo và tạp chí. Trên cơ sở giới hạn của đề tài, chúng tôi tập

trung giới thiệu một số công trình, bài viết tiêu biểu liên quan đến phạm vi khảo sát,

nghiên cứu sau:

Tác giả Bùi Việt Thắng khi đọc tập truyện ngắn “Ngày đẹp trời”đã cho rằng:

“Ma Văn Kháng đã khéo léo khai thác những truyện đời thường mà không rơi vào tầm

2

thường vô vị,… Mỗi truyện ngắn viết ra như một “nhát cắt ngang”sắc gọn làm nổi rõ

hình hài đời sống trong những hình thái phong phú phức tạp của nó”. [50]

Tác giả Nguyễn Thanh Nguyên trong bài viết “Ngày đẹp trời – tính dự báo về

những tình thế xã hội”đã đi đến khẳng định: “Ma Văn Kháng đã khám phá cuộc sống

từ nhiều bình diện khác nhau, ông lách sâu hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm

ra những nguyên nhân và quy luật khắc nghiệt của tồn tại xã hội”. [47]

Khi đọc tập “Heo may gió lộng”, tác giả Trần Bảo Hưng đã có đánh giá về

truyện ngắn Ma Văn Kháng: “Truyện anh viết thường có lớp lang, thứ tự, ít tiểu xảo

mà hấp dẫn, ngòi bút anh tỏ ra khách quan, điềm tĩnh nhưng vẫn thấm đượm tình yêu

thương con người,vẫn nhoi nhói nỗi đau trần thế. Không ít truyện của anh mang tính

chất luận đề và chất triết lý khá rõ nhưng vẫn nhuyễn, vẫn cuốn hút người đọc vì văn

của anh đậm đà, giàu hương vị, những chi tiết đời sống phong phú, tiêu biểu và nhiều

thuyết phục”. [10]

Đáng chú ý, nhà nghiên cứu Lã Nguyên với tiểu luận “Khi nhà văn đào bới bản

thể ở chiều sâu tâm hồn”đăng trong tuyển tập 100 truyện ngắn Ma Văn Kháng của

Nhà xuất bản Hội nhà văn đã có cái nhìn sắc sảo,đề cập đến nhiều bình diện của truyện

ngắn MaVăn Kháng. Lã Nguyên đã chia truyện ngắn Ma Văn Kháng thành 3 nhóm:

nhóm thứ nhất “là những truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối xót xa, giận mà thương

cho sự hoang dã, mông muội của những kẻ chưa thành người và những kẻ không được

làm người”, nhóm này gắn với đề tài miền núi trong sáng tác của nhà văn; nhóm thứ

hai là những truyện ngắn cất lên tiếng nói “cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm

nay”– nhóm này gắn với đề tài thành thị; nhóm thứ 3 là nhóm thể hiện “cảm hứng trào

lộng nghiêm trang trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hóa hồn nhiên”- nhóm này gắn với

đề tài tính dục. [33]

Trong bài “Giọng điệu truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới”, Nguyễn

Thị Thanh Xuân cảm nhận về Ma Văn Kháng: “Là một trong những cây bút tiêu biểu,

có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng đã có sự

chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn hiện thực. Sự đảm bảo chất lượng văn

chương và những giá trị kết tinh nghệ thuật trong truyện ngắn của ông đã khiến nó có

vị trí cao trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Cuộc sống vốn phức tạp, đa màu sắc,

nhà văn đã cảm nhận nó trong nhiều cung bậc tốt xấu, trắng đen, thiện ác. Khám phá,

nghiền ngẫm, suy tư cuộc đời với cái nhìn đa dạng, đa chiều đã tạo sự chuyển biến

trong sắc thái giọng điệu của nhà văn”. [55]

Đặc biệt, chùm 12 bài viết về Ma Văn Kháng của nhà phê bình Nguyễn Ngọc

Thiện được in trong cuốn tiểu luận – phê bình “Văn chương nghệ thuật và thẩm mĩ

tiếp nhận”(2015) đã có những đánh giá về văn chương Ma Văn Kháng một cách sâu

3

sắc nhất. [54]. Nhà nghiên cứu này cho rằng văn xuôi Ma Văn Kháng rất gần vũi với

cuộc sống con người, nó khơi dậy cho người đọc những cảm xúc phong phú về trạng

thái nhân thế. Nét đặc sắc riêng trong văn phẩm của ông là chất nhân văn, vẻ bi tráng

và nét trữ tình ngày càng ngời lên và phát lộ. Với tác giả luận văn, đây thật sự là

những gợi ý rất quan trọng khi xem xét sự vận động theo hướng hiện đại hóa của tư

duy nghệ thuật Ma Văn Kháng.

Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, chúng tôi còn chú ý đến một số

luận văn và đề tài khoa học tiêu biểu nghiên cứu truyện ngắn Ma Văn Kháng đã được

bảo vệ thành công như:

Nguyễn Tiến Lịch (2007) - Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng, Luận văn

thạc sĩ – ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN[41]. Tác giả đã tập trung khai thác một số yếu

tố nghệ thuật như kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ.

Đào Thị Minh Hường (2010) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma

Văn Kháng từ 1986 tới nay - Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN [11]

Trần Thị Hương Giang (2011) Truyện ngắn về đề tài miền núi của Ma

Văn Kháng - ĐHSP Hà Nội. [5]

Hồ Thị Minh Chi (2014) Thế giới nhân vật trong sáng tác Ma Văn Kháng thời

kì đổi mới- Luận văn Thạc sĩ – ĐHSP Đà Nẵng [2]

Qua khảo sát, có thể khẳng định hầu hết các chuyên luận đã đề cập đến các vấn

đề có liên quan đến đặc điểm cũng như phong cách truyện ngắn Ma Văn Kháng. Tuy

nhiên, trên bình diện nhất định, những vấn đề đã đưa ra phần nào chưa lí giải hoàn

toàn thấu đáo, nhiều điều vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm, xem xét để khái quát

được sự biến chuyển trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.

Dù vậy, có thể nói, những đánh giá của các học giả, nhà nghiên cứu và công

chúng về tác phẩm cũng như chặng đường sáng tác của Ma Văn Kháng khá sâu sắc. Dù

xuất phát từ những góc độ khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau, các ý kiến đều

thống nhất đánh giá Ma Văn Kháng là một trong những đại diện xuất sắc thuộc thế hệ

nhà văn thứ ba đóng vai trò tiền trạm cho công cuộc đổi mới văn học. Những ý kiến của

các tác giả đi trước đã đề cập đến sự biến chuyển của ngòi bút Ma Văn Kháng trong lĩnh

vực truyện ngắn từ tác phẩm đầu tay cho đến hôm nay. Tuy nhiên, chưa thực sự có một

công trình mang tính hệ thống hoặc khảo sát một cách kĩ lưỡng về sự vận động trong

truyện ngắn của ông. Tư việc phân tích và tham khảo các nghiên cứu về tác phẩm theo

chiều dài và thời gian gắn bó với nghiệp viết văn của nhà văn, chúng tôi tiếp tục làm

sáng tỏ sự vận động trong truyện ngắn của ông với những đặc sắc nghệ thuật, lộ trình tư

duy nghệ thuật với những đổi thay đáng kể của tác giả này. Vì vậy, luận văn này hy

vọng sẽ mang lại một cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn về những cách tân nghệ thuật trong

4

truyện ngắn Ma Văn Kháng.

3. Mục đích nghiên cứu

Khái quát, khẳng định được chiều sâu tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng

góp to lớn của nhà văn này với nền Văn học Việt Nam hiện đại; qua đó thấy được

bước chuyển mình của Văn học Việt Nam nói chung. Đồng thời, việc nghiên cứu vấn

đề nói trên sẽ góp phần bổ sung vào việc đánh giá một cách hoàn chỉnh khái quát

những thành tựu nổi bật của truyện ngắn Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi

đương đại.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Sự vận động trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được

biểu hiện qua các phương diện: đề tài, hình tượng nhân vật và những cách tân nghệ

thuật.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Những truyện ngắn tiêu biểu của Ma Văn Kháng trước và sau thời kì đổi mới

(1986). Ngoài ra, luận văn còn khảo sát một số truyện ngắn của các tác giả khác liên

quan đến phạm vi nghiên cứu đề tài.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài, chúng tôi đã

sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống để tạo sự lô – gic, chặt chẽ, khoa học trong

quá trình nghiên cứu. Từ đó xác định vị trí truyện ngắn của nhà văn trong tiến trình

vận động của văn xuôi Việt Nam.

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học để tìm hiểu đặc điểm, sự vận động của

truyện ngắn Ma Văn Kháng từ quan niệm nghệ thuật, đề tài, nhân vật và nghệ thuật thể

hiện.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích tác phẩm, nhân vật, tình tiết cụ

thể. Từ đó khái quát, tổng hợp nên sự vận động trong toàn bộ truyện ngắn của nhà văn.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu để khu biệt những đặc trưng của truyện ngắn

Ma Văn Kháng bên cạnh những truyện ngắn của những nhà văn cùng thời và thấy

được sự kế thừa cũng như những cách tân nghệ thuật của chính tác giả qua từng giai

đoạn sáng tác.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử để làm rõ sự ra đời và phát triển của truyện

ngắn Ma văn Kháng trong tương quan với hoàn cảnh xã hội, văn học.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tìm hiểu “Sự vận động trong truyện ngắn Ma Văn Kháng”, chúng tôi mong

5

rằng sẽ góp thêm tiếng nói mới và cái nhìn toàn vẹn hơn về quá trình vận động tư

tưởng nghệ thuật của nhà văn.Từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật Ma

Văn Kháng và sự đóng góp to lớn của ông trên thi đàn văn học nước nhà.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai

gồm 3 chương:

Chương 1: Sự vận động trong truyện ngắn Ma Văn Kháng nhìn từ phương diện

đề tài

Chương 2: Sự vận động trong truyện ngắn Ma Văn Kháng nhìn từ cảm hứng

sáng tạo hình tượng nhân vật

Chương 3: Sự vận động trong truyện ngắn Ma Văn Kháng nhìn từ phương diện

nghệ thuật thể hiện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!