Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự tương đồng và khác biệt trong tang lễ của người việt gốc hoa và người việt ở hội an.
MIỄN PHÍ
Số trang
50
Kích thước
483.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1074

Sự tương đồng và khác biệt trong tang lễ của người việt gốc hoa và người việt ở hội an.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC

Sự tƣơng đồng và khác biệt trong tang lễ của ngƣời

Việt gốc oa và ngƣời Việt ở ội An

Sinh viên thực hiện : Võ Duy Nghĩa

Chuyên ngành : Cử nhân Lịch sử

Ngƣời hƣớng dẫn : P S. TS Lƣu Trang

à Nẵng, tháng 5/ 2013

2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống ai cũng có những vui buồn, hạnh phúc, đau thƣơng mất mát

nhƣng có lẽ đau thƣơng và mất mát hơn nhất trong mỗi ngƣời là ngƣời thân của họ ra

đi, vì thế ngƣời còn sống luôn tôn trọng và thƣơng xót ngƣời đã chết.

Thành phố Hội An là một thành phố nhỏ nằm ở miền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh

Quảng Nam. Nơi đây xƣa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các

thƣơng nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16,

17. Hiện nay nơi đây có một bộ phận cƣ dân Ngƣời Hoa quan trọng đứng thứ 2 (sau

ngƣời Việt) sinh sống đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho thƣơng cảng quốc tế Hội An

phát triển và đóng vai trò rất lớn đối với quá trình hình thành sắc thái văn hóa của khối

cộng đồng cƣ dân Hội An. Họ sống riêng biệt theo phong tục tập quán của mỗi

nƣớc”. Từ xƣa, nhân dân ta chịu ảnh hƣởng lễ nghi của ngƣời Trung Hoa, cho nên lễ

tang đƣợc cử hành trong khuôn khổ đó, tuy vậy cũng có khác đi nhiều chỗ, nhiều nghi

lễ đã đƣợc giản tiện, phù hợp với hoàn cảnh sống trong thực tế xã hội, nhất là ở các nơi

thành thị. Tuy nhiên một số lễ chính có ý nghĩa quan trọng vẫn còn đƣợc áp dụng. Với

mong muốn đào sâu, tìm hiểu về vấn đề khác biệt trong tang lễ của ngƣời Hoa và

Ngƣời việt cũng là để nâng cao kiến thức trong quá trình học tập. Đem lại một cái nhìn

cụ thể, chân thực và khoa học. Đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn, phát

huy những giá trị tích cực của nó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sự tương đồng và

khác biệt trong tang lễ của người Việt gốc Hoa và người Việt ở Hội An” làm khóa

luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc tìm hiểu về tang lễ của ngƣời Việt, ngƣời Việt tại Hội An đã đƣợc nhiều nhà

tổ chức, học giả, nhà nghiên cứ quan tâm. Đƣợc trình bày trong nhiều tác phẩm sách,

báo, tạp chí, báo cáo khoa học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan

đến đề tài bao gồm:

- Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng tang ma của người Việt: Các công

trình nghiên cứu về tín ngƣỡng tang ma của ngƣời Việt chỉ giới hạn trong phạm vi các

công trình nghiên cứu chung về tín ngƣỡng của ngƣời Việt nhƣ: Nếp cũ: Tín ngưỡng

Việt Nam của Toan Ánh; Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam của Ngô Đức

3

Thịnh. Các tác giả trong công trình trên đều khẳng định loại hình tín ngƣỡng này trong

sự tồn tại của tín ngƣỡng Việt Nam

- Các công trình nghiên cứu về phong tục tập quán và hệ thống tín ngưỡng ở

Quảng Nam - Đà Nẵng: Các công trình này có số lƣợng phong phú, nghiên cứu toàn

diện trên nhiều phƣơng diện của văn hóa Đà Nẵng- Quảng Nam, trong đó các công

trình đó cũng bƣớc đầu khảo sát hệ thống tín ngƣỡng của cƣ dân xứ Quảng. Tiêu biểu

cho hƣớng nghiên cứu này là các công trình: Văn hóa xứ Quảng một góc nhìn của Võ

Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn, Lƣu Anh Rô; Di sản văn hóa văn nghệ dân gian ở Hội An của

Trần Văn An…. Có thể nói, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng

góp to lớn trong thực tiễn nghiên cứu về phong tục tập quán, tang lễ của ngƣời Việt

Nam. Tuy vậy, vẫn chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về phong tục tập quán tang lễ ở

Hội An, chƣa so sánh đƣợc tang lễ của ngƣời Hoa và ngƣời Việt để ngƣời đọc có cái

nhìn toàn diện. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu trƣớc và dựa trên tài

liệu mà tôi thu thập đƣợc, tôi cố gắng góp phần làm sáng tỏ những điểm khác biệt

trong tang lễ của ngƣời Hoa và ngƣời Việt.

3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Trên cở sở nghiên cứu về phong tục tang ma của ngƣời

Việt gốc Hoa và ngƣời Việt ở Hội An, đề tài tìm hiểu và lý giải những điểm tƣơng

đồng và khác biệt trong tổ chức tang ma của ngƣời Việt gốc Hoa và ngƣời Việt ở Hội

An

- Phạm vi nghiên cứu: Các công việc, các yếu tố liên quan đến tang lễ của ngƣời

Hoa và ngƣời Việt ở Hội An qua các tài liệu, kết hợp với việc nghiên cứu thực tiễn tại

Hội An.

4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tƣ liệu

Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận các nguồn tƣ liệu sau:

- Tƣ liệu thành văn: Sách chuyên ngành, báo, tạp chí, internet, các văn bản ban

hành, khóa luận tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tang lễ.

- Tƣ liệu điền dã: Chúng tôi tiến hành công tác điền dã, phỏng vấn cán bộ chuyên

môn của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ngƣời dân tại địa phƣơng, dịch vụ tang lễ.

4

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên

cứu phổ biến nhƣ: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phƣơng pháp đồng đại,

phƣơng pháp lịch đại, phƣơng pháp thực địa, phƣơng pháp bản đồ, phƣơng pháp

phỏng vấn...

5. óng góp của đề tài

Nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ và có hệ thống về tang lễ của ngƣời Hoa và ngƣời

Việt ở Hội An những điểm khác biệt, khóa luận sẽ có những đóng góp nhất định về

mặt khoa học văn hóa lịch sử. Khóa luận sẽ góp phần làm rõ hơn sự khác biệt trong

tang lễ của ngƣời Hoa và ngƣời Việt ở Hội An

Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần lý giải và cung cấp cơ sở khoa

học, sự hình thành và phát triển của phong tục tang lễ của ngƣời Hoa và ngƣời Việt ở

Hội An nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung, có chính sách bảo tồn và

phát huy những giá trị về phong tục tập quán hiện đang bị mai một Hội An cũng nhƣ

trên cả nƣớc.

Ngoài ra, khóa luận còn là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến

phong tục tập quán của cƣ dân thành phố Hội An.

6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của

đề tài gồm 2 chƣơng:

- Chƣơng 1: Tổng quan về Hội An và phong tục tang lễ của cộng đồng ngƣời

Việt gốc Hoa, ngƣời Việt ở Hội An, tỉnh Quảng Nam.

- Chƣơng 2: Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong phong tục tang lễ của

ngƣời Việt gốc Hoa và ngƣời Việt ở Hội An, tỉnh Quảng Nam.

5

LỜ CẢM ƠN

Trƣớc hết tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy

hƣớng dẫn PGS. TS Lƣu Trang, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô trong

khoa Lịch sử, trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã chỉ bảo tận

tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

khóa luận.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành

phố Hội An, thƣ viện thành phố Hội An đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi

mặt để tác giả hoàn thành luận văn.

Trong thời gian đi thực tế, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình

của các già làng, trƣởng thôn, thầy cúng và những ngƣời cung cấp thông tin

ở nhiều xã của Hôi An. Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Cuối cùng, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,

bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành

khóa luận.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Võ Duy Nghĩa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!