Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Marketing
PREMIUM
Số trang
153
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
833

Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Marketing

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

-------------------------

Trần Chí Vĩnh Long

SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI

NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

-------------------------

Trần Chí Vĩnh Long

SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI

NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Chuyên ngành: Tâm Lý Học

Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và

kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho

phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin gửi đến Phòng Sau đại học; Khoa

Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể

quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 21 lời cảm ơn

chân thành!

Xin gửi đến TS. Trần Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn

thành đề tài này lòng biết ơn sâu sắc!

Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không

tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những

ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn bè!

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục biểu đồ

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................... 7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới.......................................................... 7

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................... 10

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 11

1.2.1. Vấn đề thích ứng trong tâm lý học................................................ 11

1.2.2. Nghề nghiệp và thực tập nghề nghiệp................................................... 23

1.2.3. Sinh viên và đặc điểm tâm lý của sinh viên.......................................... 30

1.2.4. Thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ......................... 31

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp

của sinh viên............................................................................................ 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 38

Chương 2 THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI NGHỀ

NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –

MARKETING ............................................................................................... 39

2.1. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................. 39

2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu................................................. 39

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 39

2.1.3. Khách thể và địa bàn khảo sát....................................................... 43

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của

sinh viên ĐHTCM................................................................................... 46

2.2.1. Nhận thức của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập

nghề nghiệp................................................................................ 46

2.2.2. Thái độ của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập

nghề nghiệp................................................................................ 71

2.2.3. Hành vi của sinh viên ĐHTCM đối với hoạt động thực tập

nghề nghiệp................................................................................ 80

2.2.4. Kết quả tổng hợp về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của

sinh viên ĐHTCM ...................................................................... 90

2.2.5. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ, hành vi trong sự thích

ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM.......... 93

2.3. Nguyên nhân thực trạng sư thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của

sinh viên ĐHTCM................................................................................... 96

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề

nghiệp của sinh viên ĐHTCM.................................................... 96

2.3.2. Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề

nghiệp của sinh viên ĐHTCM.................................................. 100

2.4. Một số biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của

sinh viên ĐHTCM................................................................................. 102

2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp.............................................................. 102

2.4.2. Biện pháp nâng cao sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của

sinh viên ĐHTCM ...................................................................... 104

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 117

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 GV Giảng viên

2 SV Sinh viên

3 QL Cán bô quản lý tại đơn vị thực tập

4 ĐHTCM Trường Đại học Tài chính – Marketing

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.2. Bảng tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................42

Bảng 2.1.3.2. Cơ cấu khách thể nghiên cứu..........................................................45

Bảng 2.2.1.1a. Nhận thức của SV về khó khăn trong quá trình thực tập................46

Bảng 2.2.1.1b. Nhận thức của SV về các loại khó khăn trong quá trình thực tập .47

Bảng 2.2.1.2a. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của hoạt động thực tập........51

Bảng 2.2.1.2b. Nhận thức của SV về ý nghĩa của hoạt động thực tập....................52

Bảng 2.2.1.3a. Nhận thức của SV về nội dung của hoạt động thực tập.................55

Bảng 2.2.1.3b. Nhận thức của SV về công việc thực hiện trong quá trình thực tập ....56

Bảng 2.2.1.4. Nhận thức của SV về yêu cầu phẩm chất và năng lực trong quá

trình thực tập ...................................................................................59

Bảng 2.2.1.5a. So sánh nhận thức của sinh viên và cán bộ quản lý về khó khăn của

hoạt động thực tập...........................................................................65

Bảng 2.2.1.5b. So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập

giữa sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ......................66

Bảng 2.2.1.5c. So sánh nhận thức của SV và QL về tầm quan trọng của hoạt động

thực tập............................................................................................68

Bảng 2.2.1.5d. So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên

và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập ..............................................69

Bảng 2.2.2.1a. Hứng thú của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp.............71

Bảng 2.2.2.1b. Hứng thú của SV đối với công việc trong quá trình thực tập ........72

Bảng 2.2.2.2. Tâm trạng của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp ...........76

Bảng 2.2.2.3. Biểu hiện thái độ của SV đối vớii công việc trong quá trình thực

tập....................................................................................................77

Bảng 2.2.3.1. Hành vi chuyên cần của SV đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp

.........................................................................................................80

Bảng 2.2.3.2. Hành vi thực hiện công việc của SV trong quá trình thực tập.......81

Bảng 2.2.3.3. Năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của SV trong quá trình thực

tập....................................................................................................85

Bảng 2.2.3.4a. Đánh giá của QL về hành vi chuyên cần của sinh viên trong quá

trình thực tập ...................................................................................88

Bảng 2.2.3.4b. So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và

cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập...................................................88

Bảng 2.2.4: Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM90

Bảng 2.2.5: Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi ...........94

Bảng 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp

của sinh viên ĐHTCM....................................................................96

Bảng 2.3.2. Nguyên nhân thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp

của sinh viên ĐHTCM..................................................................101

Bảng 2.4.3. Nhân thức của QL và SV về mức độ cần thiết và khả thi của những

biện pháp đã nêu ...........................................................................115

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. So sánh về nhận thức các loại khó khăn trong hoạt động thực tập giữa

sinh viên và cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập...................................67

Biểu đồ 2. So sánh về nhận thức ý nghĩa của hoạt động thực tập giữa sinh viên và

cán bộ quản lý tại đơn vị thực tập .......................................................70

Biểu đồ 3. So sánh về năng lực đáp ứng yêu cầu công việc giữa sinh viên và cán

bộ quản lý tại đơn vị thực tập..............................................................89

Biểu đồ 4. Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên ĐHTCM....93

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sự thích ứng có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.

Trong công việc, nếu cá nhân đã thích ứng thì hiệu quả lao động sẽ cao hơn, tốn ít

sức lực, không bị căng thẳng, mệt mỏi, khả năng phục hồi lao động nhanh hơn.

Ngoài ra, sự thích ứng còn giúp cho con người sáng tạo trong công việc, lạc quan,

vui vẻ, thoải mái, không có sự gò ép… Trong cuộc sống, khi con người có khả năng

thích ứng nhanh sẽ mang lại cho họ nhiều thuận lợi so với người thích ứng chậm.

Họ dễ dàng hòa nhập với môi trường và đáp ứng tốt với những tác động của môi

trường, kể cả tác động tích cực và tiêu cực. Người thích ứng chậm, trước những tác

động tiêu cực dễ bi quan, chán nản, không có đủ ý chí để vươn lên khắc phục khó

khăn… Trong đào tạo nghề nghiệp, việc thích ứng với nghề là rất quan trọng. Nếu

cá nhân thích ứng với quá trình đào tạo nghề thì hiệu quả và chất lượng đào tạo sẽ

cao hơn. Việc thích ứng với hoạt động đào tạo nghề sẽ giúp cho sinh viên nhanh

chóng tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Quá trình tiếp thu sẽ giảm

bớt sự căng thẳng, mệt mỏi. Người học sẽ tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc

lĩnh hội tay nghề, say mê với công việc. Khi ra trường họ không bỡ ngỡ với công

việc, và bắt tay vào lao động nghề nghiệp với chất lượng cao.

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống: kinh tế, văn hoá – xã hội... Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải

có rất nhiều những năng lực mới để thích ứng với cuộc sống đang từng ngày một

đổi thay. Đặc biệt đối với sinh viên thì vấn đề này cũng đang đặt ra một cách bức

thiết. Bởi vì đây là nguồn nhân lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển. Mặt khác,

tốc độ phát triển thông tin như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng và

phương pháp học tốt để có thể tự học và tự trau dồi kiến thức cho mình. Khác với

cách học ở phổ thông, học tập ở Đại học đòi hỏi ở sinh viên phải có kỹ năng,

phương pháp học tập mới để có tiếp nhận một lượng kiến thức lớn. Hoạt động học

tập của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học

2

cụ thể, hoạt động này mang tính độc lập, tự chủ và tính sáng tạo cao. Vì thế, vấn đề

đặt ra ở đây là bản thân họ phải luôn luôn tích cực và chủ động để có thể hoà nhập

và tự hoàn thiện chính bản thân.

Trường Đại học Tài chính – Marketing với hơn 35 năm xây dựng và phát

triển, nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ

cao cho cả nước. Trường cũng là nơi đầu tiên ở phía Nam đào tạo ngành Marketing,

Thẩm định giá và Quản trị bán hàng. Sinh viên năm cuối của trường Đại học Tài

chính – Marketing tất cả đều phải tham gia vào hoạt động thực tập nghề nghiệp, do

đó không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lạ lẫm và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách

thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của hoạt động thực tập nghề nghiệp nhiều

thực tế hơn so với hoạt động học tập mà sinh viên đã trải qua trong suốt 4 năm hoc

tập. Vì vậy, để thực tập nghề nghiệp có kết quả, sinh viên phải thích ứng được với

những đặc điểm, điều kiện mới của hoạt động thực tập. Nếu không thích ứng được,

sinh viên sẽ dễ rơi vào tình trạng lơ là, chán, thụ động và sẽ không hoàn thành tốt

đợt thực tập nghề nghiệp theo yêu cầu của nhà trường.

Với tính cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài “Sự thích ứng ban đầu đối với

nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và khảo sát sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của

sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, từ đó đề xuất một số biện pháp

nâng cao mức độ thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh

viên trường Đại học Tài chính – Marketing.

3.2. Khách thể nghiên cứu: 280 sinh viên bậc Đại học chính quy khóa 08

(2008 – 2012) và 22 cán bộ quản lý sinh viên tại đơn vị thực tập đã ký kết hợp tác

đào tạo với trường Đại học Tài chính – Marketing.

4. Giả thiết nghiên cứu

Đa số sinh viên chưa thích ứng đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động

3

thực tập, chưa chăm chỉ trong hoạt động thực tập nghề nghiệp, thụ động, vụng về

trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị thực tập.

Nguyên nhân là do sinh viên chưa sang tạo, linh hoạt, tích cực trong hoạt

động thực tập nghề nghiệp, chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập

nghề nghiệp, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện rèn luyện nghề nghiệp ở

trường, thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp ít,.. Do vậy, kết quả sự thích ứng

ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên chưa cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở của lý luận về thích ứng nói chung và thích ứng nghệ

nghiệp nói riêng để từ đó xây dựng khái niệm công cụ của đề tài : thích ứng, nghề

nghiệp, sinh viên, thực tập tốt nghiệp, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng ban đầu đối

với nghề nghiệp,…

5.2. Khảo sát thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh

viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm ra những nguyên nhân của thực

trạng trên.

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp

của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu sự thích ứng ban đầu đối với

nghề nghiệp.

6.2. Về phạm vi nghiên cứu: thực trạng sự thích ứng ban đầu đối với nghề

nghiệp của sinh viên năm cuối bậc đại học chính quy của trường Đại học Tài chính

– Marketing

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lý luận để

làm cơ sở công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu sau này.

Nội dung:

- Xây dựng đề cương nghiên cứu.

4

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan và xây dựng được khái niệm

công cụ của đề tài từ đó xác định phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản và các tạp chí

chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án về sự

thích ứng và thích ứng nghề nghiệp.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể:

7.2.1. Phương pháp quan sát

* Mục đích:

Nhằm phát hiện, thu thập thêm những biểu hiện thể hiện sự thích ứng nghề

nghiệp ban đầu của sinh viên.

* Nội dung:

Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi, cử chỉ, sự thích ứng và thời

gian thực tập nghề nghiệp của sinh viên.

* Cách tiến hành:

Tham dự một số giờ thực tập nghề nghiệp của sinh viên tại đơn vị thực tập.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đảm bảo sự tự nhiên, khách quan, trung

thực những biểu hiện của sinh viên như : hăng hái làm việc, hay nêu thắc mắc, hỏi

thêm những việc chưa rõ với người hướng dẫn về công việc được giao,… Ghi chép

tỉ mỉ những nội dung cần quan sát, sau đó tổng kết đánh giá chung về những biểu

hiện của sinh viên.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến

* Mục đích:

Nhằm tìm hiểu những biểu hiện của sự thích ứng ban đầu đối với nghề

nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing và tìm hiểu nguyên

nhân của thực trạng.

* Nội dung:

Chúng tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi cho sinh viên và cán bộ quản lý tại

đơn vị thực tập.

5

Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm 5 phần:

+ Phần 1: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện

ở nhận thức đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên.

+ Phần 2: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện

ở thái độ đối với nghề nghiệp thông qua hoạt động thực tập của sinh viên.

+ Phần 3: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện

ở hành vi thực hiện các công việc thực tập của sinh viên.

+ Phần 4: Tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ban đầu của sinh viên thể hiện

ở việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân tác động đến sự thích ứng.

+ Phần 5: Thăm dò ý kiến của sinh viên về biện pháp nâng cao sự thích ứng

ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh viên.

* Cách tiến hành

- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến

- Tiến hành khảo sát thử trên 54 sinh viên để kiểm tra tính hiệu quả của công

cụ nghiên cứu đã soạn thảo

- Tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu đã chọn

- Thu thập và xử lý kết quả nghiên cứu thu được từ phiếu khảo sát

- Các tiến hành được thực hiện một cách khoa học, khách quan.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

* Mục đích:

Sử dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung nghiên

cứu hỗ trợ các phương pháp khác trong quá trình đưa ra kết luận.

* Nội dung:

Chúng tôi chuẩn bị trước một số nôi dung sẽ trao đổi với sinh viên và cán bộ

quản lý tại đơn vị thực tập về sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp của sinh

viên.

* Cách thức tiến hành:

+ Chọn ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn một số sinh viên một số câu hỏi

liên quan đến sự thích ứng ban đầu đối với nghề nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!