Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Su phoi hop giua cac so ban nganh tai tinh x chua 543046
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 1: Lý luận chung về mô hình BCG và công tác hoạch định chiến lược
1.1 Khái quát về hoạch định chiến lược
1.1.1 Khái niệm
Hoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình tư duy nhằm tạo lập
chiến lược kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản. Hoạch
định chiến lược là một loại hình lao động trí óc của con người. Hoạch định chiến
lược kinh doanh nhằm vào một thời gian dài, thông thường là từ 5 năm trở lên, do
vậy nó phải dựa trên cơ sở dự báo dài hạn. Hoạch định chiến lược kinh doanh cũng
là giai đoạn khởi đầu của quá trình hoạch định trong doanh nghiệp đồng thời là một
chức năng của quản trị chiến lược.
Giai đoạn hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm việc phát triển nhiệm
vụ, chức năng, xác định cơ hội và nguy cơ, chỉ rõ điểm mạnh, yếu, thiết lập các mục
tiêu chiến lược, nghiên cứu các giải pháp chiến lược và chọn lựa giải pháp chiến
lược để theo đuổi. Hoạch định chiến lược không những phác thảo tương lai mà
doanh nghiệp cần đạt tới mà còn phải vạch ra các con đường để đạt tới tương lai đó.
Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu tập trung làm rõ mục
tiêu mà doanh nghiệp cần vươn tới, đồng thời dự kiến các phương thức để đạt được
các mục tiêu này. Hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một giai
đoạn không thể tách rời của quá trình quản trị chiến lược: hoạch định chiến lược,
thực hiện chiến lược, kiểm soát chiến lược. Đây là một quá trình liên tục trong đó
các giai đoạn có tác động qua lại với nhau tạo thành một chu kỳ chiến lược.
1.1.2 Vai trò
- Tạo lập chiến lược để giành lợi thế cơ bản trong kinh doanh. Sản phẩm chủ
yếu của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh chính là chiến lược. Chính nhờ
có chiến lược mà doanh nghiệp có thể tăng thế lực và lợi thế cạnh tranh để đạt được
hiệu quả kinh doanh một cách chủ động.
- Hình dung và mô tả sự phát triển của doanh nghiệp trong một thời gian dài.
Hoạch định chiến lược cho thấy tương lai của doanh nghiệp trong hiện tại bằng cách
phân tích môi trường, dự báo sự thay đổi. Hoạch định chiến lược đã kéo tương lai
của doanh nghiệp về với hiện tại, nối giữa ngày nay và ngày mai của doanh nghiệp,
từ đó có các kế hoạch hành động hiện tại để đạt đến tương lai. Hoạch định chiến
lược làm cho doanh nghiệp luôn giữ vững được hướng đi của mình mà không lo sợ
bị chệch hướng.
1
- Làm sáng tỏ những dữ liệu quan trọng nhất, nguyên nhân, bài học kinh
nghiệm. Trong quá trình hoạch định chiến lược, doanh nghiệp sẽ phải phân tích môi
trường bên ngoài, môi trường bên trong, từ đó làm rõ các thông tin, dữ liệu chủ yếu
tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bằng cách này doanh nghiệp có thể
thẩm định, đo lường lại chính mình: điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong
hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có khả năng ứng phó với sự biến
động của môi trường kinh doanh một cách chủ động. Mặt khác hoạch định chiến
lược kinh doanh cũng làm cho doanh nghiệp cảm nhận được cơ hội và nguy cơ tốt
hơn so với không thực hiện nó.
- Phát triển niềm tin và ý chí cho các thành viên của doanh nghiệp. Người lao
động, chủ sở hữu, nhà quản lý sẽ có được niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp
khi họ biết rằng tương lai đó đã được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Bên cạnh đó,
việc những người nhân viên tham gia vào việc hoạch định chiến lược làm cho họ
hiểu hơn về mối quan hệ giữa năng suất và tiền công, tiền thưởng trong từng kế
hoạch chiến lược, do đó thúc đẩy họ làm việc tích cực hơn. Trong điều kiện môi
trường kinh doanh hiện đại thì điều này lại càng quan trọng bởi chiến lược kinh
doanh là phương tiện có thể truyền động lực cho mọi thành viên của tổ chức.
- Góp phần nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong việc phòng tránh
những bất trắc, rắc rối. Những nhà lãnh đạo khuyến khích sự chú ý của cấp dưới
vào việc hoạch định sẽ được những nhân viên thừa hành - những người ý thức được
sự cần thiết của việc hoạch định giúp đỡ trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi và
dự báo của mình.
- Sự phản đối với các thay đổi sẽ giảm đi. Cho dù những người tham gia vào
việc hoạch định chiến lược có thể hào hứng với các quyết định của chính mình hơn
là với các quyết định mang tính độc đoán đi chăng nữa, thì sự hiểu biết tốt hơn của
họ về các thông số giới hạn các khả năng lựa chọn hiện có chắc chắn vẫn khiến họ
dễ chấp nhận các quyết định được đưa ra có sự tham gia của họ hơn.
- Cải thiện kết quả kinh doanh. Các nghiên cứu đã cho thấy có đến 80% sự
cải thiện khả dĩ trong lợi nhuận của một công ty được đạt đến bằng những thay đổi
trong chiều hướng chiến lược của nó. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thông
thường các công ty thực hiện hoạch định chiến lựợc thì đạt kết quả tốt hơn nhiều so
với các công ty không thực hiện. Hoạch định chiến lược còn là cơ sở để thực hiện xây
dựng các kế hoạch, chính sách hành động cụ thể như: doanh thu, tài chính, nhân sự...
1.1.3 Quá trình hoạch định chiến lược
2
* Phân tích và đánh giá các yếu tố bên ngoài
Mục đích của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài là xác lập một danh sách
có giới hạn những cơ hội môi trường có thể mang lại lợi ích cho công ty và các mối
đe doạ từ phía môi trường mà doanh nghiệp cần hoặc tránh né.
Các yếu tố quan trọng này có thể chia làm 6 nhóm chính là
(1) Các yếu tố địa lý tự nhiên (4) Các yếu tố văn hoá xã hội
(2) Các yếu tố kinh tế (5) Các yếu tố khách hàng và cạnh tranh
(3) Các yếu tố chính trị pháp luật (6) Các yếu tố công nghệ.
* Phân tích và đánh giá các yếu tố bên trong.
Tất cả các tổ chức đều có những điểm manh và điểm yếu trong lĩnh vực kinh
doanh. Khi thiết lập các mục tiêu và biện pháp chiến lược các nhà quản trị không
chỉ quan tâm đến những cơ hội và nguy cơ mà những điểm mạnh và điểm yếu bên
trong cũng là những điểm cơ bản.
Cùng với các cơ hội và nguy cơ có bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu
bên trong tạo thành ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ- SWOT là một
trong các kĩ thuật quản trị chiến lược. Việc tiến hành kiểm soát các yếu tố bên trong
cần thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin về những hoạt động của công ty.
Trong thiết kế chiến lược môt phần nhằm để cải thiện các điểm yếu của công ty,
biến nó thành điểm mạnh và nếu có thể thì trở thành khả năng mà các đối thủ không
thể sao chép.
* Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh:
- Chức năng nhiệm vụ kinh doanh:
Chức năng nhiệm vụ là mệnh đề cố định về mục đích của doanh nghiệp,
phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
Đó là một sự trình bày về các nguyên tắc kinh doanh, mục đích triết lý và các
niềm tin hoặc các quan điểm của doanh nghiệp, từ đó xác định lĩnh vực kinh doanh,
mặt hàng kinh doanh chủ yếu, thị trường mục tiêu và tập khách hàng trong điểm.
Nó trả lời câu hỏi trung tâm là công việc kinh doanh của chúng ta là gì, là cơ sở để
giải thích lý do tồn tại của doanh nghiệp.
Việc xác định nhiệm vụ kinh doanh không phải chỉ là công việc của các nhà
quản trị ở các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, mặc dù các nhà kinh doanh khi khởi
nghiệp tin rằng họ sẽ được thị trường chấp nhận vì sẽ cung cấp cho người tiêu dùng
một hay một số sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng cần. Xác định nhiệm vụ kinh
doanh là công việc thường xuyên ở mọi doanh nghiệp bởi vì việc xem xét các ý
3