Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp thành hệ thống chính sách quan trọng
trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các công cụ của hai chính sách này vừa có tính
độc lập, nhưng vừa có tính tương tác, hỗ trợ nhau trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách này sẽ giúp chính phủ điều
hành đạt được hai mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng và kiểm soát
lạm phát; nhưng ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảm
hiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm trầm trọng, làm cho kinh tế vĩ
mô bất ổn. Việc tìm ra cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này luôn được chính phủ,
các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Vì vậy nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề
tài “ Sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2012” Đề tài này đề cập tới
một số vấn đề phối hợp giữa hai chính sách trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong
thời gian qua và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa
trong thời gian tới.
II. Nội dung và mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ đúc kết những cơ sở lý luận về lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách
tài khóa, sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm
phát. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả đạt được của việc phối hợp hai
chính sách thông qua các số liệu báo cáo để đưa ra những đánh giá tổng quan và chính
xác về các mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong việc phối hợp hai chính
sách. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho việc phối hợp
hai chính sách tiền tệ và tài khóa một cách một cách hữu hiệu và cụ thể nhất.
2
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được tập trung nghiên cứu trong đề tài này là: Sự phối hợp của chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
2008 đến nửa đầu năm 2012
IV. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: trong nước Việt Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến giữa đầu năm 2012
V. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong đề tài này là phương pháp thống
kê mô tả với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu thông tin thực tế thu thập tại trang web
của Tổng cục thống kê. Chuyên đề này sẽ khái quát và mô tả thực trạng áp dụng, phối
hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai
đoạn từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2012 . Để từ đó có các giải pháp đưa ra nhằm giúp
cho sự vận dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát của Chính
phủ ngày càng hiệu quả hơn.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ
I. Lạm phát
1. Khái niệm
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của
đồng tiền.Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội
tệ so với các loại tiền tệ khác.
Lạm phát cũng có thể là do khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khi
Chính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành, hoặc là do Chính phủ phát
hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, số lượng hàng hóa xã hội
sản xuất ra vẫn không tăng, dẫn đến thừa tiền. Khi thừa tiền sẽ kích thích người tiêu
dùng tăng sức mua (tăng cầu) khiến giá cả tăng vọt, có khi đưa đến siêu lạm phát.
Lạm phát cũng có thể do tác động của yếu tố bên ngoài, do dòng tiền nước ngoài
đổ vào trong nước nhiều dẫn đến thừa tiền, hoặc do giá của một số mặt hàng thiết yếu
nào đó trên thế giới tăng, chẳng hạn như giá dầu thô tăng, dẫn đến các nước có nhập
khẩu dầu sẽ tăng giá điện, cước phí vận chuyển hàng hóa. Điện và cước phí vận chuyển
là những chi phí đầu vào chủ yếu của tất cả các ngành hàng sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo.
Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, kể cả chính sách tăng
lương của Chính phủ cũng có thể góp phần tác động đến lạm phát, vì khi tăng lương,
người lao động thu nhập được nhiều tiền hơn và mạnh tay chi tiêu, cầu vượt cung.
Tóm lại, lạm phát xảy ra khi xuất hiện sự gia tăng mặt bằng chung về giá cả hàng
hóa. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng
nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát.
Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng một cách đơn