Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự hình thành và phát triển buôn ma thuột thời cận đại.
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
986.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1096

Sự hình thành và phát triển buôn ma thuột thời cận đại.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Sự hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột

thời cận đại

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Trung

Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

Lớp: 11SLS

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Xuyên

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

2

Lời Cảm Ơn

Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc tôi đã hoàn thành Khóa luận tốt

nghiệp với đề tài: “Sự hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột thời cận đại”. Để

đạt được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc nhất của mình tới Thầy giáo Th.S Nguyễn Xuyên – người đã trực tiếp

hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện

thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.

Trong suốt thời gian thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi cũng đã nhận được sự

giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại Học Sư phạm

Đà Nẵng cùng với sự động viên của gia đình và bạn bè. Chính sự giúp đỡ quý báu đó

tôi mới hoàn thành tốt được Khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của

mình đến các Thầy, Cô giáo trong khoa.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015.

Sinh viên thực hiện

Trần Thanh Trung

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Buôn Ma Thuột vùng đất đỏ Bazan màu mỡ, là nơi giao thoa văn hóa của hơn

40 dân tộc anh em cùng chung sống góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Việt Nam tiên

tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến chống phong kiến, thực dân,

đồng bào của dân tộc Tây Nguyên nói chung và các dân tộc ở Buôn Ma Thuột nói

riêng dù phải đói cơm, thiếu muối vẫn đồng cam cộng khổ, vẫn đoàn kết một lòng đi

theo Đảng, theo Bác Hồ để làm cách mạng. Mùa xuân năm 1975, Buôn Ma Thuột vinh

dự được Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương chọn làm điểm quyết chiến chiến lược,

mở màng cho một cuộc Tổng tiến công nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam và

thống nhất đất nước.

Thuở sơ khai, Buôn Ma Thuột chỉ là một cái buôn nhỏ của người Ê Đê với

khoảng hơn năm mươi nóc nhà quân tụ bên dòng suối Ea Tam. Buôn mang tên vị tù

trưởng hùng mạnh của họ: Ama Thuột. Buôn Ma Thuột có nghĩa là buôn (làng) của bố

anh Thuột. Các dân tộc quần tụ và sinh sống ở đây và đã tạo nên những bản sắc văn

hóa vô cùng độc đáo mà các khu vực khác không có được. Trải qua biết bao thăng

trầm của lịch sử. Buôn Ma Thuột đã đóng góp rất tích cực trong cuộc cuộc đấu tranh

và bảo vệ Tổ quốc. Di tích nhà Đày Buôn Ma Thuột vẫn còn đó, tượng đài chiến

thắng Buôn Ma Thuột vẫn đang sừng sững giữa ngã sáu thành phố.. Đó là những minh

chứng cho một thời máu lửa, là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết làm nên chiến

thắng. Người Kinh, người Thượng.. cùng các dân tộc anh em khác đã sát cánh bên

nhau qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, làm nên một Tây Nguyên bất khuất. Và

hôm nay tất cả lại đang cùng nhau chung tay xây dựng mảnh đất này.

Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Một mảnh đất với

biết bao chiến công hiểm hách và những truyền thống quí báu được lưu giữ từ thế hay

qua thế hệ khác. Tôi luôn cảm thấy rất tự hào và vinh dự là một người con của mảnh

đất Buôn Ma Thuột này. Với mong muốn được tìm hiểu hơn về lịch sử hình thành và

phát triển của Buôn Ma Thuột qua các thời kì lịch sử đầy thăng trầm và biến động.

Những nét văn hóa độc đáo của các tộc người cư trú ở nơi đây, để qua đó tôi nâng cao

4

những hiểu biết của bản thân, biết trân trọng và phát huy những truyền thống quý báu

của quê hương.

Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Lịch sử hình thành và

phát triển Buôn Ma Thuột thời cận đại” để làm khóa luận.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay những tác phẩm cũng như những bài viết viết về Lịch sử hình thành

và phát triển Buôn Ma Thuột thời cận đại chưa được nhiều người quan tâm chú ý, số

lượng các các bài viết vẫn còn ít và chưa mang tính chất khái quát hóa cao. Các tác

phẩm hầu như chỉ đi vào tìm hiểu về một số lĩnh vực nhất định như có tác phẩm chỉ

thiên về lịch sử đấu tranh, có tác phẩm chỉ nói về mảng truyền thống văn hóa.. mà

chưa có nghiên cứu nào trình bày cụ thể được toàn cảnh sự hình thành và phát triển

của Buôn Ma Thuột thời cận đại

Trong các tác phẩm Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên của tác giả Ngô

Đức Thịnh; Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên của tác giả Lưu Hùng đã đề cập rất nhiều

tới những những nét văn hóa cổ truyền của như lễ hội, cưới hỏi, về âm nhạc, kiến

trúc..của người Tây Nguyên nói chung và của Buôn Ma Thuột nói riêng. Tác phẩm đã

trình bày khá chi tiết và đầy đủ về những nét nổi bật mang những nét đặc trưng riêng

của Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mảng văn hóa mà không đi sâu vào tìm

hiểu các nội dung khác có liên quan như lịch sử đấu tranh, quá trình hình thành của

Buôn Ma Thuột...

Tác phẩm Tây Nguyên sử lược (từ thời nguyên thủy đến năm 1945) của tác giả

Phan Văn Bé, tác giả đã đề cập khá chi tiết về vấn đề kinh tế xã hội của khu vực Tây

Nguyên trong đó tác giả đã trình bày khá nhiều về khu vực Buôn Ma Thuột về lịch sử

hình thành, tiến trình phát triển với những biến đổi qua các thời kì nhất định, những

nét văn hóa truyền thống, đặc điểm văn hóa của các cư dân, tộc người sinh sống trong

địa bàn này trong khu vực này. Tuy nhiên tác phẩm chưa đi vào tìm hiểu đầy đủ các

mặt của Buôn Ma Thuột thời cận đại trên nhiều lĩnh vực và các khía cạnh xã hội khác

Đáng chú ý là tác phẩm Văn hóa kháng chiến Tây Nguyên của tác giả Bùi San,

trong tác phẩm này tác giả cũng đã đề cập khá chi tiết về quá trính kháng chiến, các

5

cuộc đấu tranh nổi dậy chống lại sự thống trị của bọn thực dân Pháp đang đô hộ trên

đất nước ta, các hình thức đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc anh

em ở Buôn Ma Thuột thời cận đại cũng như trong giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng

chiến. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở những nét văn hóa trong kháng chiến và

chiến đấu mà lại không đi sâu vào tìm hiểu về những nét văn hóa cộng động và xã hội

khác của Buôn Ma Thuột như các lễ hội, văn hóa cồng chiêng..

Ngoài ra, còn có những bài nghiên cứu tiêu biểu khác viết về Buôn Ma Thuột

thời cận đại như: Những ký ức về nhà Đày Buôn Ma Thuột (2002) của Ban Tuyên giáo

tỉnh Đắk Lắk, hay Già làng Tây Nguyên (2007) của Linh Nga Nie Kdam Tạp đều là

những bài viết có liên quan đến một khía cạnh của đề tài. Tuy nhiên, các công trình

này mới giới hạn trong một phạm vi tìm hiểu nhất định về về mảng nào đó trong lịch

sử hình thành và phát triển của Buôn Ma Thuột thời cận đại chứ không đề cập cụ thể

tất cả các mặt của Buôn Ma Thuột trong giai đoạn này.

Tóm lại, Tuy nhiên, chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu một cách trọn vẹn,

tổng thể về đề tài lịch sử hình thành và phát triển của Buôn Ma Thuột thời cận đại, mà

hầu hết các tác phẩm này chỉ nêu à nghiên cứu một khía cạnh nào đó của đề tài, chủ

yếu là trên lĩnh vực văn hóa. Song, đó cũng là những nguồn tài liệu tham khảo bổ ích

và quan trọng, phục vụ cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tìm hiểu về khu vực Buôn Ma Thuột

thời kì cận đại trong các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, xã hội… từ đó xác định tầm quan

trọng của Buôn Ma Thuột đối với đất nước ta thời kì cận đại.

Đề tài còn làm rõ những đóng góp những đóng góp của Buôn Ma Thuột trong

quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để từ đó rút ra được những nhìn nhận và đánh

giá khái quát về tầm quan trọng của khu vực này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên, chúng tôi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ

sau:

6

- Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử hình thành và phát triển của khu vực Buôn Ma

Thuột thời cận đại.

- Tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Buôn Ma

Thuột. Đặc biệt là trong giai đoạn đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của thực dân

Pháp trên đất nước ta.

- Phân tích những đóng góp cũng như những hoạt động của Buôn Ma

Thuột thời cận đại.

- Đưa ra những nhìn nhận và đánh giá mang tính chất khái quát về mọi mặt về

Buôn Ma Thuột thời cận đại.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành và phát triển của khu

vực Buôn Ma Thuột thời cận đại. Bên cạnh đó, tôi đi sâu tìm hiểu sâu vào những đóng

góp của khu vực Buôn Ma Thuột trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc… từ đó

tập trung nhằm làm nổi bật đối tượng chính.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Với đề tài này, phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu là khu vực

Buôn Ma Thuột. bao gồm tất cả địa bàn nằm trong khu vực này

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu là thời kì cận đại từ năm 1904 đến

năm 1975, tức là từ lúc khi Buôn Ma Thuột được thành lập cho tới khi đất nước được

giải phóng

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu viết riêng về

lịch sử Buôn Ma Thuột …

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo thông tin liên quan từ một số công trình

nghiên cứu của một số học giả.

5.2.Phương pháp nghiên cứu

7

Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nghiên cứu dựa trên

quan điểm sử học Mácxit như phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và phương

pháp nghiên cứu duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.

Về phương pháp nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi kết hợp giữa hai phương

pháp nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử là phương pháp lịch sử cụ thể và phương pháp

logic.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp sưu

tầm, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu,… để rút ra

những tư liệu có độ chính xác, khái quát cao.

6. Đóng góp của đề tài

Tôi thực hiện đề tài này, hy vọng đóng góp thêm một cái nhìn hệ thống, khái

quát và có cái nhìn cụ thể hơn về lịch sử hình thành và phát triển của khu vực Buôn

Ma Thuột thời cận đại.

Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài bước đầu đã đóng góp thêm được cách nhìn

nhận và đánh giá vai trò và tầm quan trọng của khu vực Buôn Ma Thuột trong cuộc

cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, đưa ra những nhận xét và đánh giá về khu

vực này nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ta hiện nay nói

chung cũng như công cuộc lưu giữ và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp

của dân tộc nói riêng.

Đề tài cũng đã làm hiện lên hình ảnh con người Buôn Ma Thuột với những

phẩm chất tốt đẹp của họ trong chiến đấu cũng như trong những sinh hoạt văn hóa

truyền thống lâu đời. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp cũng như sự phong phú trong các giá

trị văn hóa được thể hiện một cách độc đáo quan các văn hóa lễ hội, các tục lễ cũng

như trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Từ đó nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát

huy những truyền thống tốt đẹp đó trong mỗi con người Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột có một vị trí quan trọng đối với cả nước, đề tài khóa luận này

sẽ giúp nhiều người hiểu hơn về văn hóa cũng như những truyền thống vẻ vang của

con người nơi đây từ đó sẽ giúp họ - nhất là những người gánh vác trách nhiệm phát

triển Buôn Ma Thuột ứng xử đúng đắn hơn đối với Buôn Ma Thuột

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!