Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử Dụng Tư Liệu Viễn Thám Và Điều Tra Thực Địa Ước Tính Trữ Lượng Các Bon Trong Đất Rừng Ngập Mặn Làm Cơ Sở Đề Xuất Chi Trả Dịch Vụ Hấp Thụ Các Bon Tại Xã Đồng Rui Huyện Tiên Yên Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Khoa qu¶n lý tµi nguyªn rõng & m«i tr-êng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SỬ DỤNG TƯ LIỆU VIỄN THÁM VÀ ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA ƯỚC
TÍNH TRỮ LƯỢNG CÁC BON TRONG ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN LÀM
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CHI TRẢ DỊCH VỤ HẤP THỤ CÁC BON TẠI XÃ
ĐỒNG RUI HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (C)
MÃ SỐ : 310
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Hải Hòa
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thoa
Lớp : 59A- QLTNTN (C)
Mã sinh viên : 1453101254
Khóa học : 2014 - 2018
Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trường, sinh viên thực hiện luận văn “Sử dụng tư liệu viễn thám và điều tra thực
địa ước tính trữ lượng các bon trong đât rừng ngập mặn làm cơ sở đề xuất chi
trả dịch vụ hấp thụ các bon tại xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh”.
Sinh viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi bày tỏ lời cảm ơn tới cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Hạnh chủ nhiệm dự án “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hướng thay đổi
hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển
Bắc Bộ” đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra và phân tích mẫu
đất.
Học viên xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ xã Đồng Rui đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực địa tại địa phương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Do bản thân còn nhiều hạn chế về mặt chuyên môn và thực tế, thời gian
thực hiện không nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …tháng…. năm…..
Sinh viên
Lê Thị Thoa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: Sử dụng tư liệu viễn thám và điều tra thực địa ước tính trữ
lượng các bon trong đất rừng ngập mặn làm cơ sở đề xuất chi trả các bon tại
Xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
2. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thoa
3. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa
4. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon trong đất rừng ngập mặn tại xã
Đồng Rui, huyện Tiên Yên làm cơ sở đưa ra giải pháp quản lý, nâng cao chất
lượng và trữ lượng rừng hiệu quả tại địa phương, hướng đến chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
+ Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở cho việc đánh giá sinh lợi từ
sản phẩm kinh tế của rừng, xây dựng biện pháp lâm sinh phù hợp hơn. Việc
đánh giá sinh khối rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rừng bền
vững.
5. Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu hiện trạng và tình hình quản lý rừng ngập mặn tại xã Đồng
Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
+ Xây dựng bản đồ trữ lượng các bon rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
+ Nghiên cứu cơ hội, khó khăn và thách thức đối với chi trả dịch vụ các
bon rừng tại xã Đồng Rui huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
+ Đề xuất một số giải pháp thực hiện tri trả các bon rừng ngập mặn cho
xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
6. Những kết quả đạt được
Từ kết quả nghiên cứu phân tích mẫu đất của 10 OTC rút ra một số kết
luận sau:
+ Nghiên cứu đã xác định được trữ lượng các bon trong đất rừng ngập
mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh khá cao, trung bình đạt
82,89 tấn/ha. Trong đó, trữ lượng các bon trong đất ở các tầng đất biến động
khác nhau tầng 0 – 40 cm lớn hơn so với tầng 40 – 100 cm, càng sâu lượng các
bon càng ít.
+ Giá trị các bon cao nhất là ở OTC1 110.06 tấn/ha, thấp nhất là OTC7
(không rừng) 48,09 tấn/ha cho thấy rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng đối
với tích lũy các bon trong đất. Tổng trữ lượng các bon trên diện tích rừng ngập
mặn khu vực nghiên cứu là 146866,16 tấn.
+ Hàm lượng các bon trong đất rừng ngập mặn phụ thuộc vào vật rơi
rụng và các yếu tố bên ngoài, trạng thái rừng, độ sâu tầng đất, tuổi rừng.
+ Cần có quy hoạch hợp lý trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, luôn
nâng cao vai trò phòng hộ cũng như các lợi ích khác của hệ sinh thái rừng ngập
mặn mang lại cho địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình sinh kế bền
vững cho người dân vùng RNM.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
RNM Rừng ngập mặn
OTC Ô tiêu chuẩn
GIS Hệ thồng thông tin địa lý
GPS Hệ thống định vị toàn cầu
PEES Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng
REDD Giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất rừng
Sentinel Ảnh vệ tinh
BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng
IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
CER Giá bán tín chỉ các bon
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 3
1.1. Tổng quan về viễn thám ............................................................................. 3
1.1.1.Khái niệm về viễn thám ........................................................................... 3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của viễn thám...................................... 4
1.2. Tổng quan về vệ tinh Sentinel 2A .............................................................. 9
1.3. Nghiên cứu về sinh khối và các bon rừng ngập mặn ............................... 11
1.4. Ước tính các bon trong đất rừng ngập mặn.............................................. 13
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới................................................ 13
1.4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.................................................. 16
1.5. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................... 19
PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 20
2.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 20
2.3. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 21
2.3.1. Ảnh nghiên cứu và dữ liệu hỗ trợ ......................................................... 21
2.3.2. Dụng cụ, thiết bị.................................................................................... 21
2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 23
2.4.1. Nghiên cứu hiện trạng và tình hình quản lý rừng ngập mặn tại xã Đồng
Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 23
2.4.2. Xây dựng bản đồ sinh khối và trữ lượng cacbon rừng ngập mặn tại xã
Đồng Rui huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ................................................. 23
2.4.3. Nghiên cứu cơ hội, khó khăn và thách thức đối với chi trả dịch vụ các
bon rừng tại xã Đồng Rui huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh........................ 23
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện tri trả các bon rừng ngập mặn cho xã
Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh .................................................. 23
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.5.1. Phương pháp luận.................................................................................. 24
2.5.2. Phương pháp cụ thể............................................................................... 25
2.5.3 Nghiên cứu cơ hội và thách thức chi trả các bon rừng tại huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 35
2.5.4. Đề xuất giải pháp thực hiện chi trả các bon rừng tại huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh ..................................................................................................... 37
PHẦN III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 38
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 38
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 38
3.1.2. Địa hình ................................................................................................ 39
3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 39
3.1.4. Thuỷ văn ................................................................................................ 39
3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................... 40
3.2.1. Dân cư ................................................................................................... 40
3.2.2. Kinh tế ................................................................................................... 41
3.2.3. Văn hóa- xã hội ..................................................................................... 42
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 43
4.1. Hiện trạng và tình hình quản lý rừng ngập Xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 43
4.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn..................................................................... 43
4.1.2. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Quảng
Ninh ................................................................................................................. 49
4.2. Ước tính trữ lượng các bon trong đất khu vực nghiên cứu...................... 52
4.2.1. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu ........................ 52
4.2.2. Bản đồ trữ lượng các bon trong đất rừng ngập mặn ............................. 54
4.3. Cơ hội và thách thức chi trả các bon rừng tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh ................................................................................................................. 62
4.3.1. Điểm mạnh và điểm yếu ....................................................................... 63
4.3.2. Cơ hội và thách thức ............................................................................. 64
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn hướng tới chi trả dịch vụ các bon
rừng.................................................................................................................. 65
4.3.1. Phương pháp ước tính giá trị hấp thụ cacbon rừng ngập mặn .............. 65
4.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn hướng tới chi trả dịch vụ môi
trường rừng...................................................................................................... 66
PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................... 72
5.1. Kết luận .................................................................................................... 72
5.2. Tồn tại....................................................................................................... 72
5.3. Kiến nghị.................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC