Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử Dụng Tập Bản Đồ Địa Lí Tự Nhiên Đại Cương Trong Dạy Học Địa Lí Lớp 10 Nhằm Góp Phần Nâng Cao Chất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu..........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................................4
1. Cơ sở lí luận...............................................................................................................4
1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ.........................................4
1.2. Tính thống nhất của sách giao khoa địa lí 10, phần Địa lí tự nhiên và tập bản
đồ địa lí tự nhiên đại cương...................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................5
2.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn ..........................................................5
2.2. Đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 ..............................6
2.3. Hiện trạng sử dụng tập bản đồ trong quá trình học tập..................................7
2.4. Hướng dẫn khai thác kiến thức Địa lí lớp 10 kết hợp với “Tập bản đồ Địa lí
tự nhiên đại cương” kết hợp sách giáo khoa Địa lí 10..........................................8
2.5. Các lưu ý trong quá trình khai thác tập bản đồ.............................................26
2.6. Kết quả thực hiện và kinh nghiệm rút ra......................................................26
2.6.1. Kết quả thực hiện ......................................................................................26
2.6.2. Kinh nghiệm rút ra.....................................................................................30
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........................................................................30
1. Kết luận...........................................................................................................30
2. Kiến nghị.........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................33
PHỤ LỤC....................................................................................................................34
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trước sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật và
công nghệ hiện đại chúng được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của
con người. Môn Địa lí cũng không bỏ qua cơ hội sử dụng những thành tựu ấy
vào trong quá trình dạy học. Ngày càng nhiều phương tiện, thiết bị kỹ thuật
được sử dụng rộng rãi theo những phương pháp dạy học tích hợp. Nhờ vào việc
sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học mà việc dạy học đã mang lại hiệu quả cao
nhất.
Mặt khác, việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc phải đổi mới cả
phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học
hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học một
cách có hiệu quả. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy hết vai
trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với phân
môn địa lý nói riêng.
Một trong những phương tiện dạy học hiện nay sử dụng rộng rãi trong
môn học Địa lí chính là bản đồ. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng các phương
tiện trực quan nói chung và bản đồ nói riêng trong dạy học hiện nay chưa thực
sự khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò ý nghĩa của chúng trong
dạy học.
Xét khối trung học phổ thông chỉ có lớp 12 mới có tập bản đồ Atlat Địa lí
Việt Nam. Riêng lớp 10, 11 các em chỉ tiếp xúc với bản đồ trong sách giáo khoa
và một số bản đồ mà giáo viên treo bảng. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả
học tập môn địa lí lớp 10 và 11. Đó là niềm trăn trở của những giáo viên đang
trực tiếp giảng dạy hai khối lớp này.
Địa lí lớp 10 bao gồm hai phần: phần địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã
hội. Trong đó phần địa lí tự nhiên là một phần quan trọng trong quá trình học tập
môn Địa lí, là phần có khối lượng kiến thức lớn nhất và nội dung bài học khá
khó, trừu tượng. Do đó, học sinh khi học đến phần này thường cảm thấy khó
khăn, từ đó gây tâm lí ngại học. Cuốn “Tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương” sẽ
giúp thầy cô và học sinh giảm bớt tâm lí này khi dạy và học môn Địa lí. Cuốn
sách được biên soạn với phần hình ảnh minh họa sinh động sắc nét, chú thích rõ
ràng, giúp người học dễ hiểu.
Là giáo viên chuyên ngành Địa lý dạy khối 10 và 11, để có thể giảng dạy
tốt phân môn của mình và muốn đi sâu nghiên cứu về mảng tự nhiên nên tôi
chọn đề tài “Sử dụng tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương trong dạy học địa lí
lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn địa lí ở trường THPT Khánh
Sơn.”
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu việc sử dụng tập “Bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương” trong dạy học địa lí
lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Địa lí ở trường THPT Khánh Sơn.
2
- Nhằm tạo nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Địa lí và học sinh lớp 10.
- Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí 10 ở trường
THPT Khánh Sơn và để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong toàn tỉnh.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung giảng dạy phần “Địa lí tự nhiên” trong chương
trình Địa lí lớp 10, tập “Bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương”.
- Thời gian và đối tượng nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 đến tháng 5 năm 2018
+ Đối tượng nghiên cứu: Chọn lớp 10A, 10C làm hai lớp thực nghiệm, chọn lớp
10B và 10D làm hai lớp đối chứng, bốn lớp đều là học sinh khối 10 trường
THPT Khánh Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Trước tiên, tôi tổng hợp và nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan đến
chương trình Địa lý 10 và các loại bản đồ giáo khoa, biểu đồ,… để hiểu rõ hơn
nội dung chương trình, các loại bản đồ, các phương tiện được xây dựng để phục
vụ dạy học Địa lí 10.
Đồng thời còn nghiên cứu các phương pháp sử dụng bản đồ theo xu
hướng dạy học tích cực trong dạy học Địa lí qua các tài liệu liên quan, để có cơ
sở nghiên cứu việc sử dụng tập bản đồ của giáo viên và học sinh trong dạy và
học Địa lý 10 một cách đầy đủ, cụ thể và khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế:
Sử dụng bảng câu hỏi: Thăm dò ý kiến học sinh hai lớp, khối 10 (10A,
10C, tổng 68 học sinh), trường THPT Khánh Sơn về việc sử dụng “Tập bản đồ
Địa lí tự nhiên đại cương” trong quá trình học tập. Kết quả sẽ được xửa lý bằng
tính toán.
Phỏng vấn: Phỏng vấn đại diện hai học sinh, hai lớp 10A, 10C về việc
giáo viên sử dụng “Tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương” trong quá trình giảng
dạy.
Tiến hành cho học sinh bốn lớp làm hai bài kiểm tra 45 phút: Lớp 10A,
10B (lớp người Kinh) có sức học tương đương nhau, lớp 10C và 10D (lớp người
đồng bào) có sức học tương đương nhau. Trong đó lớp 10A, 10C được hướng
dẫn kết hợp sách giáo khoa và tập bản đồ trong quá trình học tập, lớp 10B, 10D
chỉ sử dụng sách giáo khoa
- Phương pháp dạy thực nghiệm:
Bản thân tác giả sáng kiến này đang tham gia dạy môn Địa lí khối 10
(10A, 10B, 10C, 10D, 10E), trường THPT Khánh Sơn.
Khi giảng dạy, tác giả cố gắng sử dụng kết hợp nhiều loại bản đồ, gồm
3