Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ xix (sgk lớp 10 – chương trình chuẩn) ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
K OA LỊC SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ X X (S K lớp 10 – chƣơng
trình chuẩn) ở các trƣờng phổ thông trên địa bàn
thành phố à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Tôn Thất Tùng
Ngƣời hƣớng dẫn : Trƣơng Trung Phƣơng
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
2
MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn
diện nhân cách cho học sinh THPT. Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu đƣợc quy luật
phát triển của xã hội loài ngƣời cũng nhƣ tính tất yếu lịch sử của sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Học Lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nƣớc, giáo dục thái độ đối với các
giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.Với những vai trò quan trọng nhƣ vậy
nhƣng thực tế vẫn còn những nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của môn lịch sử.
Trong nhận thức của phụ huynh, học sinh và ngay cả giáo viên, lịch sử vẫn bị coi là
môn phụ. Học sinh không thích học lịch sử, dẫn đến kết quả học tập của môn lịch sử
rất thấp.
Từ lâu, dạy học theo kiểu “thầy đọc trò chép” đƣợc coi là một phƣơng pháp dạy
học để truyền tải kiến thức cho học sinh và đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều trƣờng
trong cả nƣớc. Ngành Giáo dục và Đào tạo của nƣớc ta cũng đã có nhiều cuộc hội
thảo, tham khảo nhiều phƣơng pháp dạy học của các nƣớc tiên tiến trên thế giới và
cũng đã tự mình đƣa ra nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực khác nhau… nhƣng hiện
tại một bộ phận lớn giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đọc – chép” và
“nhìn - chép”. Với cách dạy này, ngƣời thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ
có tƣ tƣởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong
việc tìm kiếm các phƣơng án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tƣợng học sinh
trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ƣu. Ngƣời học theo cách
này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy
nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tƣ duy, khó vận dụng
kiến thức vào cuộc sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”. Qua đó ta thấy vai trò của bộ môn lịch sử nhƣ thế nào đối với học sinh và
đối với những ai là công dân Việt Nam. Ở một số nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật,
Trung Quốc…những đứa trẻ khi mới bắt đầu đi học từ những lớp Tiểu học thì môn
học đầu tiên và quan trọng đối với những đứa trẻ này là môn lịch sử. Vì chỉ có qua
môn học Lịch sử, những đứa trẻ mới biết quý giá những giá trị truyền thống mà ông
3
cha nó đã tạo dựng, biết đƣợc chiều dài lịch sử từ lúc hình thành đến quá trình phát
triển của đất nƣớc mà mình đang sống.
Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX nằm trong phần lịch sử Việt
Nam của sách giáo khoa Lịch sử 10 chƣơng trình chuẩn, vậy mà các em học sinh
thƣờng không cảm thấy thích thú khi tiếp nhận kiến thức này, vì đây là những kiến
thức rất khó hiểu và phức tạp. Vì vậy, để kích thích sự thích thú và tìm tòi nghiên cứu
của các em trong việc học lịch sử giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX thì giáo
viên không thể sử dụng phƣơng pháp “đọc – chép” và “nhìn – chép”. Từ đó đã thôi
thúc trong tôi tìm kiếm và tìm hiểu ra một phƣơng pháp mới phù hợp với việc dạy học
Lịch sử, và cũng qua việc tìm hiểu các phƣơng pháp dạy học ở một số nƣớc tiên tiến
nhƣ Singapo, Nhật Bản… về giáo dục thì tôi nhận thấy rằng việc áp dụng và sử dụng
sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT là phù hợp với việc tiếp nhận kiến
thức của học sinh và chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo là “không đọc – chép ; không
nhìn – chép”.
Với ý nghĩa thực tiễn và khoa học đó, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (SGK lớp 10 –
chương trình chuẩn) ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về phƣơng pháp dạy học Lịch sử có thể kể đến những tác phẩm nhƣ: Tập bài
giảng phương pháp dạy học lịch sử (2007) của Hoàng Thanh Tú. Ngoài những nội
dung chủ yếu là các bài giảng về phƣơng pháp dạy học Lịch sử, tác giả còn đề cập ít
nhiều về một số hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học Lịch sử trong đó có phƣơng
pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch sử. Tuy nhiên, dƣới góc độ nghiên cứu
chung về phƣơng pháp dạy học, cho nên tác phẩm cũng chƣa có điều kiện trình bày, đi
sâu vào phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch sử từ nguồn gốc đến
giữa thế kỷ XIX.
Phan Ngọc Liên với tác phẩm Đổi mới nội dung phương pháp dạy học Lịch sử ở
trường phổ thông (2008). Đã trình bày rất nhiều nội dung kiến thức lịch sử cần phải
đổi mới, đồng thời với đó là sự thay đổi về phƣơng dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thông. Trong nội dung viết về đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thông thì có đề cập đến phƣơng pháp mới là sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch
sử nhƣng cũng chỉ dƣới dạng sơ lƣợc.
Trong một số bài viết “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT” (2012) của tác giả Nguyễn Chí Thuận đã trình bày Những thuận lợi và khó
4
khăn trong việc dạy học Lịch sử ởTHPT hiện nay và tầm quan trọng của việc sử dụng
sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại
ở mức khái quát, chung chung chƣa đi sâu vào từng giai đọan cụ thể của lịch sử Việt
Nam nhƣ từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX cũng nhƣ các giai đoạn lịch sử Việt Nam
và lịch sử thế giới khác.
Ngoài ra, trong tác phẩm “ Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường THPT” (2007) của Nguyễn Thị Côi, có đề cập đến nhiều con đƣờng
và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT trong đó có giới thiệu
và trình bày về phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử ở trƣơng
THPT, Tuy nhiên tác phẩm cũng không đi sâu và trình bày đầy đủ các khía cạnh của
vấn đề.
Nhìn chung, số công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy
học lịch sử là không ít. Tuy nhiên, đa số các công trình đều trình bày một cách tổng
thể, mang tính chất khái quát, một số tác phẩm mang tính chất chủ quan của tác giả.
Từ trƣớc tới nay chƣa có công trình nghiên cứu nào, bài viết nào đi sâu vào việc sử
dụng sơ đồ tƣ duy trong một bài học, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Chính vì vậy, công
trình nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng tôi có một cách nhìn chi tiết cụ thể về vấn đề
dạy học Lịch sử ở Trƣờng THPT và việc sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch sử
từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.
3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giới thiệu và soạn giảng môn Lịch sử 10, phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến
giữa thế kỷ XIX theo phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy
học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (chƣơng trình chuẩn- lớp 10)
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong vấn đề
dạy học Lịch sử phổ thông hiện nay, đồng thời nắm đƣợc kĩ năng, phƣơng pháp sử
dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX. Việc sử
dụng sơ đồ tƣ duy trong giai đoạn này có tác dung và lợi ích nhƣ thế nào đối với việc
dạy học lịch sử của giáo viên và học sinh hiện nay.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
5
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng tài liệu từ các sách chuyên khảo, một số
công trình nghiên cứu, các tƣ liệu liên quan trên các trang Web, Báo điện tử, tạp chí
nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ một số tài liệu tham khảo khác.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài “Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học Lịch sử từ nguồn gốc đến giữa thế
kỉ XIX” đã sử dụng phƣơng pháp sử học mác xít,.
Bên cạnh đó, Chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành
nhƣ phƣơng pháp khai thác tài liệu thành văn, phƣơng pháp Lôgic, phƣơng pháp lịch
sử để tìm hiểu các sự vật, hiện tƣợng lịch sử, các phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối
chiếu… các tài liệu lịch sử, để rút ra những nhận xét khoa học.
6. óng góp của đề tài
Tìm hiểu về việc sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử ở THPT ở nƣớc ta
trong giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ngoài ý nghĩa cung cấp một phƣơng
pháp dạy học cụ thể cho việc dạy học lịch sử hiện nay, giúp cho những ngƣời học tìm
ra đƣơc một phƣơng pháp học tập mới đó là phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy cho tất
cả các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng vì qua nghiên cứu về sơ đồ tƣ duy,
chúng ta có thể thấy sơ đồ tƣ duy có thể áp dụng cho nhiều môn học khác nhau có hiệu
quả cao và ít tốn kém thời gian đối với học sinh. Còn đối với giáo viên, việc sử dụng
sơ đồ tƣ duy trong giảng dạy giúp họ có đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc truyền tải
kiến thức đến học sinh, tạo cho học sinh một niềm đam mê, sự hứng thú các môn học
nói chung và môn lịch sử nói riêng.
Bên cạnh đó, đề tài sẽ tập hợp tƣ liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy sau này,
đồng thời rèn luyện kĩ năng viết cũng nhƣ kĩ năng tổng hợp, đối chiếu, so sánh các
nguồn tài liệu.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học
phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (SGK lớp 10 - CT chuẩn) ở
các trƣờng phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 2: Hệ thống sơ đồ tƣ duy trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ nguồn
gốc đến giữa thế kỷ XIX (SGK lớp 10 - CT chuẩn) ở các trƣờng THPT
6
Chƣơng 3: Một số hình thức và biện pháp sƣ phạm tạo sơ đồ tƣ duy trong dạy học
lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ( SGK lớp 10- CT chuẩn) ở
trƣờng THPT trên địa bàn TP.Đà Nẵng.
NỘ DUN
C ƢƠN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN CỦA V ỆC SỬ DỤN SƠ
Ồ TƢ DUY TRON D Y ỌC P ẦN LSVN TỪ N UỒN ỐC ẾN ỮA
T Ế KỶ X X (S K LỚP 10 - CT C UẨN) Ở CÁC TRƢỜN P Ổ TRUN
ỌC T ÔN TRÊN ỊA B N T N P Ố N N
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm
tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ
thống hóa một chủ đề [3; tr43]. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để
phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lƣợc đồ phân nhánh. Khác với máy tính,
ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn
nhƣ trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc,
liên hệ các dữ kiện với nhau. Phƣơng pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ
não.
Phƣơng pháp này có lẽ đã đƣợc nhiều ngƣời Việt biết đến nhƣng nó chƣa bao giờ
đƣợc hệ thống hóa và đƣợc nghiên cứu kĩ lƣỡng và phổ biến chính thức trong nƣớc mà
chỉ đƣợc dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trƣớc các mùa thi.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể
của vấn đề đƣợc chỉ ra dƣới dạng một hình trong đó các đối tƣợng thì liên hệ với nhau
bằng các đƣờng nối. Với cách thức đó, các dữ liệu đƣợc ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng
và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của
một đối tƣợng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tƣợng, sự quan hệ
hỗ tƣơng giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau
bên trong của một vấn đề lớn.
1.1.1.1. Cách tạo sơ đồ tư duy
Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết. Bắt đầu từ trung tâm và
triển khai ra (nên dùng hình ảnh). Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có
thể diễn đạt đƣợc cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tƣởng tƣợng của mình. Một hình
ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung đƣợc vào chủ đề và làm cho chúng ta hƣng