Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
343.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1245

Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 179 - 183

179

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỆ THỐNG HOÁ NỘI DUNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Kỹ năng sống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh hiện đang là vấn đề cấp bách, là nhiệm vụ được đặt ra trong tất cả các bậc học ở Việt

Nam. Bài viết này xin giới thiệu một ý tưởng về việc sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hoá nội

dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong các môn học ở tiểu học. Nó sẽ giúp giáo viên có

cái nhìn tổng quan, toàn diện và dễ dàng hơn khi tiếp cận với việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống

thông qua các môn học trong nhà trường tiểu học.

Từ khóa: kỹ năng, kỹ năng sống, tiểu học, sơ đồ, sơ đồ tư duy

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Năm học 2010- 2011, Bộ Giáo dục và Đào

tạo đã có công văn triển khai việc tăng cường

thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong tất cả

các bậc học. Điều này được thể hiện rõ nhất

trong Kế hoạch 453/KH-BGDĐT ngày

30/07/2010 về việc tập huấn và triển khai giáo

dục kỹ năng sống trong một số môn học và

hoạt động giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ

sở và Trung học phổ thông trên toàn quốc;

Công văn số 5126/BGDĐT- CTHSSV về việc

hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh

viên năm học 2010- 2011 cho các Sở Giáo

dục và Đào tạo trong cả nước. Điều đó chứng

tỏ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ

thông hiện đang là một trong những nhiệm vụ

quan trọng mà Giáo dục Việt Nam đặt ra.

Trên thế giới, thuật ngữ kỹ năng sống xuất

hiện từ khá sớm (1960), tuy nhiên, ở Việt

Nam hiện nay, giáo dục kỹ năng sống mới

chính thức bắt đầu được triển khai đưa vào

trong công tác giảng dạy ở nhà trường nói

chung và ở tiểu học nói riêng. Ở tiểu học, kỹ

năng sống chủ yếu được giáo dục thông qua

việc lồng ghép, tích hợp trong một số môn

học tiềm năng. Chính vì vậy, việc tiếp cận nội

dung kỹ năng sống được tích hợp trong một

số môn học ở tiểu học của giáo viên vẫn còn

nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó, nếu sử

dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung

giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép, tích

*

Tell: 0912 869 849; Email: [email protected]

hợp trong một số môn học ở tiểu học sẽ giúp

giáo viên ghi nhớ hơn và dễ dàng hơn khi

giáo dục kỹ năng sống.

SƠ ĐỒ TƯ DUY

Sơ đồ tư duy (mind maps) hay còn gọi là bản

đồ tư duy, lược đồ tư duy, giản đồ ý được

phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ

20) bởi Tony Buzan. Đến giữa thập niên 70,

Tony cùng với Peter Russell đã truyền bá kỹ

xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế

cũng như các học viện giáo dục.

Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức

“ghi chép” được sử dụng để đại diện cho lời

nói, ý tưởng, nhiệm vụ có liên quan đến nhau

và sắp xếp xung quanh một từ khoá trung

tâm, then chốt. Cơ chế hoạt động của bản đồ

tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc cùng

với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh).

Bằng cách trình bày nội dung một cách tổng

quát, xuyên tâm theo cách phi tuyến tính đồ

hoạ, sơ đồ tư duy là một kỹ thuật, công cụ

hữu hiệu cho việc dạy học kiến thức mới, ôn

tập, lập kế hoạch giảng dạy hay hệ thống hoá

nội dung, kiến thức...

Thay vì dùng chữ viết để mô tả (một chiều),

sơ đồ tư duy sẽ chỉ ra hệ thống nội dung, cấu

trúc của một vấn đề bằng hình ảnh hai

chiều. Nó chỉ ra cấu trúc, nội dung của vấn

đề, sự liên hệ giữa các yếu tố bên trong của

một vấn đề lớn. Bằng cách chỉ dùng các từ

ngữ then chốt, màu sắc, đường nối, sơ đồ tư

duy giúp cho việc ghi nhớ và nhìn nhận các

nội dung thông tin, dữ liệu được dễ dàng và

nhanh chóng hơn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!