Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phần mềm wondershare quizcreator để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 4.
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
4.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
894

Sử dụng phần mềm wondershare quizcreator để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 4.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

------------------

Đề tài:

SỬ DỤNG PHẦN MỀM WONDERSHARE QUIZCREATOR

ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4

Đà Nẵng, tháng 5/2015

Sinh viên thực hiện : Phan Lê Xuân Ánh

Lớp : 11STH2

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Kim Cúc

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám

hiệu trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa

Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy em trong

suốt bốn năm qua, đã giúp cho em có được một nền tảng vững chắc để

có thể thực hiện được đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - ThS.Trần Thị Kim Cúc -

người đã hết lòng động viên khuyến khích và hướng dẫn tận tình để

chúng em hoàn thành tốt đề tài.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô

cùng các em học sinh trường Tiểu học Trần Cao Vân đã tạo điều kiện

cho em trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm tại trường.

Và xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè - những

người đã luôn cổ vũ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong

suốt quá trình thực hiện đề tài.

Là sinh viên, kinh nghiệm còn non nớt nên không thể tránh khỏi

những sai sót, em xin kính mong quý thầy cô góp ý để giúp đề tài được

hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Phan Lê Xuân Ánh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................5

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................................5

5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................5

6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5

7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6

8. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................7

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................8

1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................8

1.1.1. Phần mềm Wondershare QuizCreator ............................................................8

1.1.1.1. Giới thiệu về phần mềm Wondershare QuizCreator ....................................8

1.1.1.2. Tính năng cơ bản của phần mềm Wondershare QuizCreator.......................8

1.1.1.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Wondershare QuizCreator........................11

1.1.2. Hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan ........................................17

1.1.2.1. Khái niệm trắc nghiệm, trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận.......17

1.1.2.2. So sánh câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi trắc nghiệm tự luận...19

1.1.2.3. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.................................................20

1.1.2.4. Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ...................................25

1.1.3. Một số vấn đề chung về đánh giá kết quả học tập.........................................30

1.1.3.1. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá................................................................30

1.1.3.2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá ...............................................................32

1.1.3.3. Yêu cầu sư phạm của kiểm tra, đánh giá ...................................................32

1.1.3.4. Quy trình kiểm tra, đánh giá......................................................................33

1.1.4. Một số vấn đề chung về đánh giá kết quả học tập trong dạy học Lịch sử ở

Tiểu học ................................................................................................................34

1.1.4.1. Đánh giá kết quả học tập là một bộ phận của quá trình dạy học Lịch sử ở

Tiểu học ................................................................................................................34

1.1.4.2. Nội dung và cách thức đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử ở Tiểu học..34

1.1.4.3. Ý nghĩa của đánh giá kết quả học tập trong dạy học Lịch sử ở Tiểu học....35

1.1.5. Khả năng khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator vào việc xây dựng

hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học

Lịch sử ở Tiểu học.................................................................................................36

1.1.6. Đặc điểm nhận thức và nhân cách của học sinh Tiểu học .............................37

1.1.6.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học ...............................................37

1.1.6.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học ...............................................38

1.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................39

1.2.1. Đặc điểm mục tiêu và nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 .........................39

1.2.1.1. Mục tiêu chương trình Lịch sử lớp 4 .........................................................39

1.2.1.2. Nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 ........................................................39

1.2.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động đánh giá

trong dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học ...............................................................40

1.2.2.1. Tiến hành khảo sát....................................................................................40

1.2.2.2. Kết quả khảo sát........................................................................................41

1.2.2.3. Nhận xét kết quả khảo sát .........................................................................47

Tiểu kết chương 1 ................................................................................................48

CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PHẦN MỀM WONDERSHARE QUIZCREATOR

ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4..49

2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc quan .......................................49

2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị.......................................................................................49

2.1.2. Giai đoạn thực hiện......................................................................................49

2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng phần

mềm Wondershare QuizCreator ........................................................................50

2.3. Quy trình, kĩ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

trên phần mềm Wondershare QuizCreator hỗ trợ hoạt động đánh giá trong

dạy học Lịch sử lớp 4...........................................................................................52

2.3.1. Phân tích nội dung bài học...........................................................................52

2.3.2. Xác định mục tiêu........................................................................................52

2.3.3. Tìm và xử lý tài liệu.....................................................................................52

2.3.4. Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan...................................................52

2.3.5. Phân tích, đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan ....................................53

2.3.6. Tin học hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan................................................53

2.3.7. Lưu trữ, chạy thử và điều chỉnh ...................................................................63

2.3.8. Truy xuất bộ câu hỏi trắc nghiệm.................................................................63

2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên phần mềm

Wondershare QuizCreator hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học Lịch sử

lớp 4......................................................................................................................63

2.4.1. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.......................................................................63

2.4.2. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.............................................................65

2.4.3. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết..................................................................68

2.4.4. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi ......................................................................69

2.5. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử lớp 4 ......70

Tiểu kết chương 2 ................................................................................................97

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................98

3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................98

3.2. Địa điểm, thời gian và đối tượng thực nghiệm ............................................98

3.2.1. Địa điểm thực nghiệm..................................................................................98

3.2.2. Thời gian tiến hành thực nghiệm..................................................................98

3.2.3. Đối tượng thực nghiệm................................................................................98

3.3. Nội dung và quá trình thực nghiệm.............................................................98

3.3.1. Nội dung thực nghiệm .................................................................................98

3.3.2. Quá trình thực nghiệm .................................................................................98

3.4. Kết quả thực nghiệm và nhận xét ................................................................99

3.4.1. Kết quả thực nghiệm....................................................................................99

3.4.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm....................................................................100

Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................102

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................103

1. Kết luận chung ................................................................................................103

2. Kiến nghị.........................................................................................................104

3. Một số kết quả đạt được sau đề tài...................................................................104

4. Hạn chế của đề tài............................................................................................105

5. Hướng tới đề tài...............................................................................................105

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................106

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. So sánh ưu điểm của phương pháp trắc nghiệm tự luận (TNTL) và trắc

nghiệm khách quan (TNKQ).................................................................19

Bảng 1.2. So sánh dạng câu hỏi TNTL và TNKQ..................................................20

Bảng 1.3. Hình thức đánh giá kết quả học tập giáo viên thường sử dụng trong môn

Lịch sử lớp 4.........................................................................................41

Bảng 1.4. Quan điểm của giáo viên về việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong đánh giá

kết quả học tập trong môn Lịch sử lớp 4 ...............................................41

Bảng 1.5. Kết quả thể hiện mức độ nhận thức của giáo viên về mục đích của việc

đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử 4 bằng hệ thống câu hỏi TNKQ .42

Bảng 1.6. Quan điểm của giáo viên về việc ứng dụng CNTT hỗ trợ hoạt động đánh

giá kết quả học tập trong môn Lịch sử 4................................................43

Bảng 1.7. Thái độ của học sinh khi được tham gia trả lời những câu hỏi TNKQ có

ứng dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập trong môn Lịch sử 4........44

Bảng 1.8. Hình thức đánh giá kết quả học mà học sinh thích trong môn Lịch sử 4.45

Bảng 1.9. Lí do học sinh thích sử dụng hình thức TNKQ trong kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập môn Lịch sử 4 ..............................................................45

Bảng 1.10. Thái độ của học sinh khi tham gia trả lời những câu hỏi TNKQ có ứng

dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập trong môn Lịch sử 4...............46

Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 4..........................................77

Bảng 2.2. Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn Lịch sử lớp 4.......78

Bảng 3.1. Thái độ của học sinh tham gia lớp thực nghiệm.....................................99

Bảng 3.2. Kết quả học tập của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm..........100

Biểu đồ 3.1. Thái độ của học sinh tham gia lớp thực nghiệm.................................99

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả học tập lớp đối chứng và lớp thực nghiệm..............100

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hệ thống phần mềm Wondershare QuizCreator .......................................8

Hình 1.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm trong Wondershare QuizCreator................9

Hình 1.3. Tùy chỉnh câu hỏi trắc nghiệm trong Wondershare QuizCreator ..............9

Hình 1.4. Giao diện câu hỏi trắc nghiệm trong Wondershare QuizCreator.............10

Hình 1.5. Truy xuất câu hỏi trắc nghiệm trong Wondershare QuizCreator.............10

Hình 1.6. Cửa sổ Setup1........................................................................................12

Hình 1.7. Cửa sổ Setup2........................................................................................12

Hình 1.8. Cửa sổ Setup3........................................................................................12

Hình 1.9. Cửa sổ Setup4........................................................................................13

Hình 1.10. Cửa sổ Setup5,6 ...................................................................................13

Hình 1.11. Cửa sổ đăng nhập.................................................................................13

Hình 1.12. Hộp thoại khởi tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm ...........................................14

Hình 1.13. Hộp thoại chọn kiểu câu hỏi trắc nghiệm .............................................14

Hình 1.14. Nhập dữ liệu cho câu hỏi trắc nghiệm ..................................................15

Hình 1.15. Tùy chỉnh các thành phần cho câu hỏi trắc nghiệm ..............................15

Hình 1.16. Thiết lập các thông số cho bài kiểm tra ................................................16

Hình 1.17. Truy xuất bộ câu hỏi trắc nghiệm.........................................................17

Hình 2.1. Nhập dữ liệu cho câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai ......................................54

Hình 2.2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai.................................................................54

Hình 2.3. Nhập dữ liệu cho câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn ............................55

Hình 2.4. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn .......................................................56

Hình 2.5. Nhập dữ liệu cho câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết .................................56

Hình 2.6. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết............................................................57

Hình 2.7. Nhập dữ liệu cho câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi......................................57

Hình 2.8. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi.................................................................58

Hình 2.9. Nhập dữ liệu cho câu hỏi sắp xếp dữ kiện ..............................................59

Hình 2.10. Câu hỏi sắp xếp dữ kiện .......................................................................59

Hình 2.11. Nhập dữ liệu cho câu hỏi điền dữ liệu ..................................................60

Hình 2.12. Câu hỏi điền dữ liệu .............................................................................61

Hình 2.13. Nhập dữ liệu cho câu hỏi xác định vị trí trên bản đồ, lược đồ...............62

Hình 2.14. Câu hỏi xác định vị trí trên bản đồ, lược đồ..........................................63

Hình 2.15. Biểu diễn câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai(1) ...........................................64

Hình 2.16. Biểu diễn câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai(2) ...........................................65

Hình 2.17. Biểu diễn câu hỏi trắc nghiệm một phương án đúng.............................66

Hình 2.18. Biểu diễn câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án đúng ..........................67

Hình 2.19. Biểu diễn câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết...........................................68

Hình 2.20. Biểu diễn câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi................................................69

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

HS: Học sinh

GV: Giáo viên

TNKQ: Trắc nghiệm khách quan

CNTT: Công nghệ thông tin

%: Phần trăm

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và công

nghệ thông tin nói riêng đã tác động tích cực vào sự phát triển của tất cả các ngành,

lĩnh vực trong xã hội. Đặc biệt là đối với ngành giáo dục, ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học đang là một hướng đi mang tính đột phá chiến lược trong

quá trình đổi mới nền giáo dục ở Việt Nam. Có thể nói, công nghệ thông tin đã mở

ra cho giáo dục một môi trường dạy học với những điều kiện và phương tiện hết sức

thuận lợi.

Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông đa phương tiện, mạng

lưới internet toàn cầu, các website dạy học, các phần mềm dạy học tiện ích đã góp

phần đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động đánh giá cũng như tạo được động cơ

hứng thú học tập cho học sinh, nhất là đối với bậc học Tiểu học. Theo nghiên cứu

tâm lí học, học sinh Tiểu học rất nhạy cảm và thường bị lôi cuốn bởi những hình

tượng cụ thể, sinh động. Do đó, nếu giáo viên biết khai thác tốt các phương tiện kĩ

thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ nâng cao hiệu quả tiếp thu

kiến thức của các em.

Ở Tiểu học, so với các môn học khác, môn Lịch sử là môn học quan trọng,

có khối lượng kiến thức khá lớn. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, đa số học sinh đều

tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm đến môn Lịch sử. Các em đều cho rằng môn học này là môn

“phụ” và khó khăn lớn nhất là phải học thuộc lòng, học vẹt để cố nhớ các kiến thức

trong sách một cách máy móc mỗi khi đến đợt kiểm tra. Những vấn đề trên đã dẫn

đến chất lượng đánh giá kết quả học tập trong môn Lịch sử không cao và nặng nề

hơn là nguy cơ dẫn đến tình trạng “dân ta không biết sử ta”.

Vì vậy, để khai thác và kiểm tra chất lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu

được cũng như giúp các em tự ôn luyện những kiến thức Lịch sử cho bản thân, giáo

viên cần xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung môn học và

trình độ của học sinh. Những kiến thức trong chương trình Lịch sử ở Tiểu học khá

trừu tượng và khó ghi nhớ dẫn đến việc thu nhận kiến thức gặp nhiều khó khăn. Để

tránh tình trạng học thuộc lòng, học vẹt của học sinh thì việc xây dựng hệ thống các

câu hỏi trắc nghiệm khách quan là điều hợp lí. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của máy vi

tính và các phần mềm dạy học kèm theo hình ảnh, âm thanh sinh động sẽ giúp các

em tiếp thu kiến thức và tự kiểm tra kiến thức được dễ dàng hơn.

Việc khai thác, vận dụng thế mạnh của máy vi tính và phần mềm dạy học sẽ

mang lại những thuận lợi trong việc cải thiện, nâng cao hiệu quả đánh giá trong dạy

học môn Lịch sử trên các phương diện: giúp giáo viên cải tiến bộ câu hỏi kiểm tra

2

và giáo án theo tinh thần đổi mới, người dạy tiết kiệm được thời gian phải soạn thảo

đề thi trên giấy, thúc đẩy khả năng tự học của học sinh, lồng ghép các câu hỏi trắc

nghiệm vào bài giảng điện tử sẽ lôi cuốn được người học tham gia tích cực vào bài

học, làm cho tiết học thêm sinh động...

Mỗi phần mềm dạy học có một tính năng riêng, trong đó không thể không

kể đến phần mềm Wondershare QuizCreator. Đây là một phần mềm mới, một giải

pháp linh hoạt được thiết kế cho giáo viên, những nhà nghiên cứu, đánh giá để xây

dựng các bộ đề thi trắc nghiệm hoặc bảng khảo sát một cách nhanh chóng và dễ

dàng. So với các phần mềm khác, Wondershare QuizCreator chú trọng hơn vào việc

tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm sinh động có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và

tương tác rất phù hợp với học sinh; đồng thời giáo viên có thể dễ dàng quản lí được

kết quả làm bài của học sinh với công cụ QuizCreator Online. Bên cạnh mục đích

sử dụng để đánh giá kết quả học tập, học sinh còn có thể sử dụng các câu hỏi xây

dựng trên phần mềm này để ôn tập củng cố kiến thức. Từ đó giúp giáo viên thay đổi

phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của

học sinh và rèn luyện cho các em khả năng tự học.

Trong những năm gần đây, các phần mềm dạy học được sử dụng khá phổ

biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quan tâm nhiều ở bậc Tiểu học.

Vì vậy, việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

trên phần mềm Wondershare QuizCreator hỗ trợ hoạt động đánh giá đối với môn

Lịch sử ở Tiểu học là điều rất cần thiết. Nó không chỉ tạo ra sự khách quan, công

bằng, toàn diện, linh hoạt trong đánh giá kết quả học tập mà còn thể hiện được thế

mạnh của việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng phần mềm

Wondershare QuizCreator để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách

quan hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học Lịch sử lớp 4” làm đề tài khóa luận

tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Việc ứng dụng công nghệ thông tin không còn là một vấn đề xa lạ, mới mẻ

trong dạy học nói chung và dạy học ở Tiểu học nói riêng. Từ trước đến nay đã có

nhiều tác giả tìm hiểu và nghiên cứu nhiều công trình liên quan đến việc sử dụng

các phần mềm dạy học ở Tiểu học, cụ thể như:

- Phần mềm Math Lession – NXB Công ty phần mềm tin học Nhà trường,

2005 của tác giả Bùi Việt Hà, là một giải pháp tốt nhất giúp các giáo viên Tiểu học

dễ dàng thiết kế một bài giảng Toán để sử dụng trên lớp.

3

- Phần mềm dạy Toán lớp 1,2,3,4,5 - NXB Công ty phần mềm tin học Nhà

trường, 2007, là bộ phần mềm lớn phục vụ trong lĩnh vực mô phỏng và hỗ trợ học

tập môn Toán bậc Tiểu học. Đặc tính cơ bản và quan trọng nhất của bộ phần mềm

này là mô phỏng toàn bộ tất cả các dạng toán được dạy và học trong nhà trường

Tiểu học theo chương trình sách giáo khoa mới.

- Tác phẩm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của tác giả Lê

Công Triêm và Nguyễn Đức Vũ – NXBGD, 2006 đã giới thiệu cho người học

những kiến thức ban đầu của việc sử dụng máy vi tính vào dạy học, những thao tác

cơ bản trên hệ điều hành Windows và soạn thảo văn bản. Tài liệu cũng đề cập đến

khái niệm bài giảng điện tử và cung cấp những hiểu biết cần thiết để người học soạn

được giáo án điện tử trên Microsoft PowerPoint, Microsoft Fronpage. Ngoài ra, các

tác giả cũng đề cập đến việc khai thác Internet, thư điện tử đến việc biên tập, chỉnh

sửa các đoạn âm thanh, phim...

2.2. Tình hình nghiên cứu trắc nghiệm khách quan trên thế giới và ở trong nước

Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan là một vấn đề đã

được nghiên cứu rất thịnh hành và không còn xa lạ đối với thế giới nói chung và

Việt Nam nói riêng.

Trên thế giới, phương pháp này rất phổ biến ở các nước phương Tây đặc biệt

là ở Mĩ. Vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, nhà tâm lý học J.MC Keen

Cattell đã soạn thảo cuốn “Các trắc nghiệm và đo lường trí tuệ” nhằm sử dụng

trắc nghiệm vào việc đo trí thông minh, năng khiếu, hướng nghiệp và được áp dụng

trong phân tích thống kê.

Không chỉ riêng ở Mĩ, cũng trong thời kỳ này tại Pháp, vào năm 1905, nhà

tâm lý học A.Binet đã cộng tác với bác sĩ T.Simon xây dựng trắc nghiệm trí tuệ của

trẻ từ 3 đến 15 tuổi với bộ test “Chọn lọc các trẻ em thiểu năng” (1908). Trắc

nghiệm Binet – Simon được đánh giá rất cao vì nó mang tính chuẩn mực về

phương pháp, là trắc nghiệm được chuẩn hóa đầu tiên, không chỉ phản ánh ở nội

dung trắc nghiệm mà còn phản ánh ở thủ tục thực hiện và cách xử lý những tài liệu

thu được. Bộ trắc nghiệm này đã đóng góp thêm cho nước Pháp một niềm tự hào về

ngành khoa học nghiên cứu.

Không bao lâu sau, bộ trắc nghiệm này được các nhà nghiên cứu tiếp tục

hoàn thiện, phát triển và đưa vào ứng dụng như Bobertag (Đức). Đặc biệt là L.

Terman (Trường đại học Stanford – Mĩ) đã kiểm định, phát triển và cải tiến

thang đo Binet – Simon thành thang đo Stanford – Simon như hiện nay. Kể từ đó

phương pháp trắc nghiệm bắt đầu được các nhà nghiên cứu tâm lý học và giáo

dục học chú ý, quan tâm.

4

Ở Liên Xô cũ, từ năm 1926 – 1931 đã có một số nhà sư phạm tại

Matxcơva, Lêningrat, Kiep …dùng trắc nghiệm khách quan để chuẩn đoán tâm lý

cá nhân và kiểm tra kiến thức học sinh. Cũng vào thời điểm đó ở Anh đã có hội

đồng quốc gia hàng năm quyết định các trắc nghiệm chuẩn cho các trường dạy

học.

Ngày nay, ở nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, Thái Lan, Trung

Quốc có các dịch vụ tiêu chuẩn hoá để tuyển sinh đại học. Với nền tảng tri thức

được đưa vào để tuyển sinh đại học là kiến thức phổ thông trung học. Đề thi

được soạn hoàn toàn hoặc chủ yếu là trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá; tổ chức thi thường

thống nhất theo quy mô cả nước.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong khu

vực và trên thế giới đều mang tính lý luận sâu sắc và rất thiết thực. Tuy nhiên, nó

chủ yếu hướng vào việc nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tâm lý giáo dục và

khoa học tự nhiên.

Ở Việt Nam, từ đầu những năm 70, đã có một số công trình nghiên cứu bước

đầu vận dụng phương pháp này vào việc kiểm tra kiến thức học tập của học sinh

chủ yếu về mặt kĩ thuật để cải tiến cung cấp, đánh giá. Điển hình là công trình của

Dương Thiều Tống trong cuốn Nguyên cứu trắc nghiệm và đo lường kết quả học

tập (Thành phố Hồ Chí Minh – 1995).

Từ năm 1994 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề

nghiên cứu và sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá thi cử; trong đó có công

trình tiểu biểu như Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục của Nguyễn

Xuân Nùng (biên dịch).

Tác phẩm Giáo dục đại cương của tác giả Hà Thế Ngữ (NXBGD – 1987)

xác định cơ sở kiểm định kiểm tra đánh giá là một khâu mang tính chỉnh thể thống

nhất của quá trình dạy học. Tác giả còn nhấn mạnh đến vai trò, ý nghĩa của kiểm

tra, đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về đánh giá chất lượng học tập của học sinh

nhiều trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức “Hội nghị tập huấn về

đổi mới đánh giá kết quả theo phương pháp trắc nghiệm khách quan”, đồng thời

quán triệt tinh thần và nội dung đổi mới tới các sở, ban, ngành giáo dục trong cả

nước.

Từ những tài liệu hướng dẫn của vụ giáo viên, một số nhà giáo dục đã nghiên

cứu và thiết kế những công trình Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách

quan để kiểm tra đánh giá trong môn Tự nhiên và xã hội (tư liệu bồi dưỡng giáo

viên sư phạm của vụ Giáo viên – Hà Nội tháng 11 năm 2000) và một số chuyên đề

5

tự đánh giá trong môn Toán và Tiếng Việt. Các công trình và chuyên đề này đã

trình bày cácphương pháp và kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra chất

lượng học tập của học sinh.

Hiện nay đã có một số chuyên đề và công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh

giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan ở một số môn học ở Tiểu học. Tuy

nhiên, để mở rộng phạm vi ứng dụng cho hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách

quan và phần mềm dạy học vào môn Lịch sử ở Tiểu học là một vấn đề cần được

tiếp tục nghiên cứu và thể nghiệm. Những tài liệu trên là cơ sở lí luận hết sức quý

giá và là minh chứng mang tính gợi ý, cung cấp những thông tin và kĩ năng cần

thiết để xây dựng nên khóa luận này.

3. Mục đích nghiên cứu

Sử dụng phần mềm Wondershare QuizCreator để xây dựng hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm khách quan nhằm hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học Lịch sử lớp

4; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập, chất lượng dạy học

môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung; đồng thời phát huy thế mạnh

của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường Tiểu học.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học Lịch sử ở Tiểu học.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

- Phần mềm Wondershare QuizCreator.

- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn Lịch sử lớp 4.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu đề tài xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên

phần mềm Wondershare QuizCreator hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học Lịch

sử lớp 4 nói riêng và chương trình Lịch sử ở Tiểu học nói chung thì sẽ nâng cao

hiệu quả của quá trình dạy học môn Lịch sử và chất lượng giáo dục đào tạo ở Tiểu

học hiện nay.

6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của một số vấn đề về phần mềm Wondershare

QuizCreator; hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan; đánh giá kết quả học

tập nói chung và trong môn Lịch sử ở Tiểu học nói riêng.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ

hoạt động đánh giá trong dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học.

6

- Nghiên cứu các nguyên tắc, quy trình, kĩ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Wondershare QuizCreator hỗ trợ hoạt động

đánh giá trong dạy học Lịch sử lớp 4.

- Thực nghiệm sư phạm.

6.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các nguyên tắc, quy trình, kĩ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi

trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Wondershare QuizCreator hỗ trợ hoạt động

đánh giá trong dạy học Lịch sử lớp 4 là nhiệm vụ chủ yếu.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Sưu tầm, phân tích, tổng hợp một số tài liệu về đánh giá kết quả học tập, ứng

dụng công nghệ thông tin trong nhà trường Tiểu học nhằm làm sáng tỏ một số vấn

đề về cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát

Sử dụng phiếu điều tra để tổng hợp ý kiến của các thầy cô giáo, học sinh

Tiểu học về hình thức trắc nghiệm khách quan và học tập trên máy vi tính với phần

mềm có bài tập trắc nghiệm.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Quan sát các giờ dạy Lịch sử, thái độ học tập của học sinh để ghi nhận, thu

thập những biểu hiện của các hiện tượng, quá trình giáo dục, nhằm khai thác những

thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông

tin hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn, đàm thoại trực tiếp để lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về hình

thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và học tập trên máy tính với phần mềm

có bài tập trắc nghiệm.

7.2.4.Phương pháp thực nghiệm

Kiểm định hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử lớp 4 trên

phần mềm Wondershare QuizCreator để hoàn thiện sản phẩm.

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê, đánh giá các kết quả điều tra được thông qua nghiên cứu

thực trạng tại trường Tiểu học. Xử lí các kết quả điều tra, thực nghiệm bằng công

thức toán học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!