Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng phần mềm microsoft encarta trong dạy học địa lí lớp 11 - trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
3.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
866

Sử dụng phần mềm microsoft encarta trong dạy học địa lí lớp 11 - trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG MINH CHẤN

SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ENCARTA TRONG

DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG MINH CHẤN

SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ENCARTA TRONG

DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Ngành: LL và PP dạy học Địa lí

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VŨ SƠN

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học trong đề tài là kết quả

nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công

trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công

trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan

của mình.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Hoàng Minh Chấn

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Địa lí, Phòng Đào tạo

trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo những điều kiện tốt nhất

giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Vũ Sơn đã trực tiếp

hướng dẫn và chỉ bảo tận tình em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo và các em học

sinh ở các trường thực nghiệm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình

thực nghiệm sư phạm.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Hoàng Minh Chấn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................vi

DANH MỤC BẢNG .........................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH..........................................................................................viii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử phát triển của việc nghiên cứu, ứng dụng Encarta trong dạy

học .......................................................................................................................3

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................................5

5. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................6

6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................6

7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................6

8. Những đóng góp của đề tài............................................................................10

9. Cấu trúc luận văn...........................................................................................10

NỘI DUNG.......................................................................................................12

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỬ DỤNG

PHẦN MỀM MICROSOFT ENCARTA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ

11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC........................................................................................12

1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................12

1.1.1. Hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học ..........................12

1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực .........................................19

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................28

iv

1.2.1. Chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 11 Trung học phổ thông

(hiện hành).........................................................................................................28

1.2.2. Tâm sinh lí của học sinh lớp 11...............................................................32

1.2.3. Thực trạng việc dạy học và ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy

học môn Địa lí ở một số trường Trung học Phổ thông tỉnh Bắc Kạn ...............34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................39

Chương 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH VÀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ENCARTA TRONG DẠY

HỌC ĐỊA LÍ 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...........................................................40

2.1. Phần mềm Microsoft Encarta .....................................................................40

2.1.1. Giới thiệu phần mềm Microsoft Encarta .................................................40

2.1.2. Tính năng về địa lí của Microsoft Encarta ..............................................41

2.1.3. Lợi ích khi sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học địa lí ...................47

2.2. Nguyên tắc, yêu cầu sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong

dạy học Địa lí lớp 11 - Trung học phổ thông theo định hướng phát triển

năng lực. ............................................................................................................48

2.2.1. Nguyên tắc ...............................................................................................48

2.2.2. Yêu cầu ....................................................................................................49

2.3. Quy trình sử dụng phần mềm Microsoft Encarta trong thiết kế bài

giảng môn Địa lí 11-THPT theo định hướng phát triển năng lực .....................50

2.4. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Địa lí 11-THPT có sử dụng phần

mềm Microsoft Encarta trong dạy học Địa lí lớp 11 - Trung học phổ thông

theo định hướng phát triển năng lực..................................................................52

2.4.1. Khả năng sử dụng Microsoft Encarta trong dạy học địa lí lớp 11

theo định hưởng phát triển năng lực.................................................................52

2.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học ....................................................................55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................64

v

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................65

3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................65

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm.............................................................................65

3.3. Yêu cầu của thực nghiệm ...........................................................................65

3.4. Nhiệm vụ thực nghiệm ...............................................................................66

3.5. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................66

3.5.1. Chọn trường thực nghiệm........................................................................66

3.5.2. Chuẩn bị thực nghiệm..............................................................................66

3.5.3. Nội dung thực nghiệm .............................................................................67

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................68

3.6.1. Kiểm tra, đánh giá ...................................................................................68

3.6.2. Tổng hợp điểm kiểm tra ..........................................................................68

3.6.3. Đánh giá...................................................................................................71

3.7. Khảo sát ý kiến chuyên gia, giáo viên, học sinh ........................................74

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................77

1. Kết luận..........................................................................................................77

2. Khuyến nghị...................................................................................................78

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI....................................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................80

PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................83

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tin

CNTT&TT Công nghệ Thông tin và Truyền thông

ĐHSP Đại học sư phạm

ĐC Đối chứng

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GQVĐ Giải quyết vấn đề

GV Giáo viên

HS Học sinh

HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học

NCKH Nghiên cứu khoa học

PHP Ngô ngữ lập trình

PPDH Phương pháp dạy học

PTDH Phương tiện dạy học

SGK Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê kết quả khảo sát từ GV ..................................................... 35

Bảng 1.2. Thống kê kết quả khảo sát từ HS ...................................................... 36

Bảng 1.3. Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường THPT............ 37

Bảng 2.1. Một số bài học sử dụng hiệu quả Microsoft Encarta ........................ 52

Bảng 3.1. Trường, lớp và số HS tham gia thực nghiệm.................................... 67

Bảng 3.2. Tổng hợp điểm bài 6 - Hoa Kì (hoạt động trải nghiệm) .................. 68

Bảng 3.3. Tổng hợp điểm bài 9 - Nhật Bản (lý thuyết)..................................... 69

Bảng 3.4. Tổng hợp điểm bài 12 - Ô-xtrây-li-a (thực hành)............................. 70

Bảng 3.5. So sánh kết quả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.......................... 71

Bảng 3.6. Kết quả phân loại điểm của hai lớp................................................... 72

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các thành phần cấu trúc của năng lực ...............................................20

Hình 1.2. Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 11 ..................................................30

Hình 2.1. Giao diện của Microsoft Encarta Premium 2009 ..............................41

Hình 2.2. Xác định khoảng cách bằng Microsoft Encarta ................................42

Hình 2.3. Giao diện bản đồ khí hậu khu vực Đông Nam Á ..............................43

Hình 2.4. Giao diện tra cứu các thông tin về Nhật Bản ....................................44

Hình 2.5. Giao diện tra cứu cờ và quốc ca của các nước châu Á......................44

Hình 2.6. Giao diện thông tin núi Kilimanjaro..................................................45

Hình 2.7. Giao diện tra cứu thông tin cầu Cổng Vàng (Mỹ).............................46

Hình 2.8. Nhật Bản trong khu vực châu Á........................................................57

Hình 2.9. Bản đồ Tự nhiên Nhật Bản................................................................58

Hình 2.10. Bản đồ phân bố dân cư Nhật Bản....................................................60

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 6 - Hoa Kì (hoạt động

trải nghiệm) .......................................................................................69

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm Nhật Bản (lý thuyết)..............70

Hình 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm Ô-xtrây-li-a (thực hành)........71

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tần số xuất hiện điểm kiểm tra ................................73

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng tác động mạnh mẽ đến sự phát

triển Kinh tế - Xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do

vậy việc đào tạo nguồn lao động và giáo dục thế hệ trẻ cũng phải có những thay

đổi phù hợp. Định hướng cơ bản của nền giáo dục hiện nay là chuyển từ nền giáo

dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang nền giáo dục thực hành, năng động,

phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, đó là việc cần

thiết và không thể thiếu được.

Dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sẽ không phát huy được tính tích

cực, chủ động sáng tạo của học sinh (HS). Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học

mới khắc phục được những hạn chế đó. Mặt khác, việc hình thành năng lực HS,

bên cạnh yếu tố nội dung chương trình thì phương pháp dạy học có vai trò đặc

biệt quan trọng. Cùng với đó, dạy học theo hướng phát triển năng lực người học

đang là ưu tiên hàng đầu trong các văn bản chỉ đạo đổi mới giáo dục của nước ta

hiện nay.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

GD&ĐT đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo

hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,

kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy

móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người

học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học

chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã

hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ Thông

tin và Truyền thông (CNTT&TT) trong dạy và học” [1].

Những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là sự phát triển

nhanh chóng của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt

kinh tế, văn hóa, giáo dục, đời sống xã hội,…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!