Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Sử dụng phần mềm violet thiết kế trò chơi học tập môn mỹ thuật lớp 4 ở tiểu học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET THIẾT KẾ
TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT LỚP 4 Ở TIỂU HỌC
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đàm Văn Thọ
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thu Phương
Lớp : 15STH
Đà Nẵng, tháng 1/2019
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã
nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ nhiều phía.
Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình giảng dạy cho em những kiến thức quý
báu, giúp em có được nền tảng kiến thức vững chắc.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy cô giáo và
các em học sinh trường Tiểu học Quảng Phong, trường Tiểu học Cảnh Dương
(tỉnh Quảng Bình) và trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, trường Tiểu học Huỳnh
Ngọc Huệ (thành phố Đà Nẵng) trong quá trình làm việc tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Đàm Văn Thọ đã
dành nhiều thời gian, công sức, sự nhiệt tình để hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong thời gian ngắn ngủi, khóa luận này không tránh khỏi một số sai sót,
em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thu Phương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2
4.Giả thiết khoa học ...................................................................................................2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
5.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết...................................................................3
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...................................................................3
6.3. Phương pháp thực nghiệm................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................4
1.2 Trò chơi học tập...................................................................................................6
1.2.1 Khái niệm trò chơi, trò chơi học tập...............................................................6
1.2.2 Phân loại và vai trò của trò chơi học tập: .......................................................7
1.2.2.1 Phân loại ......................................................................................................7
1.2.2.2 Vai trò:.........................................................................................................8
1.2.3 Thiết kế trò chơi học tập bằng các phần mềm Công nghệ thông tin............10
1.2.3.1 Microsoft PowerPoint............................................................................10
1.2.3.2 Phần mềm Violet ...................................................................................10
1.2.3.3 Phần mềm Lecture Maker 2.0................................................................10
1.2.3.4 Một số lưu ý khi sử dụng Trò chơi học tập. ..........................................11
1.3 Tổng quan về phần mềm Violet.........................................................................11
1.3.1 Khái niệm .....................................................................................................11
1.3.2 Các ứng dụng của Violet trong dạy học....................................................11
1.3.3 Ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Violet trong thiết kế trò chơi học tập.
...................................................................................................................12
1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học........................................................................13
1.5 Cơ sở thực tiễn..............................................................................................14
1.5.1 Khái quát môn Mĩ thuật ở nhà trường tiểu học ............................................14
1.5.2.Tổng quan về môn Mĩ thuật lớp 4 ................................................................16
1.5.2.1.Mục tiêu môn học......................................................................................16
1.5.2.2 Đặc điểm môn học.....................................................................................17
1.5.2.3 Nội dung chương trình dạy học Mĩ thuật lớp 4.............................................18
1.6 Thực trạng sử dụng trò chơi học tập ứng dụng phần mềm Violet vào dạy học
môn Mĩ thuật lớp 4 ở Tiểu học ................................................................................23
1.6.1. Đối tượng điều tra........................................................................................24
1.6.2 Nội dung và kết quả điều tra.........................................................................24
Tiểu kết chương 1..........................................................................................................33
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET THIẾT KẾ TRÒ CHƠI...........34
HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT 4.........................................................34
2.1 Các nguyên tắc sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi học tập môn Mĩ
thuật lớp 4 ở Tiểu học ..............................................................................................34
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình Mĩ thuật lớp 4 ........34
2.1.2 Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học .........................34
2.1.3 Nguyên tắc phù hợp với các dạng ứng dụng của Violet trong dạy học .......35
2.2.Quy trình thiết kế trò chơi học tập môn Mĩ thuật 4 bằng phần mềm Violet .....35
2.2.2 Thiết kế trò chơi học tập môn Mĩ thuật 4 trên phần mềm Violet.................36
2.2.2.1.Cài đặt phần mềm Violet...........................................................................36
2.2.2.2.Thiết lập ban đầu .......................................................................................37
2.2.2.3 Các dạng trò chơi trong Violet ..................................................................41
2.3.Thiết kế một số trò chơi học tập trên phần mềm Violet trong dạy học môn Mĩ
thuật lớp 4 ................................................................................................................49
2.3.1 Trò chơi ........................................................................................................49
2.3.1.1 Trò chơi Đi tìm kho báu ............................................................................49
2.3.1.2 Trò chơi Tìm cặp giống nhau ....................................................................52
2.3.1.3 Trò chơi Ai nhanh ai đúng.........................................................................55
2.3.1.4 Trò chơi Cóc vàng tài ba ...........................................................................57
2.3.1.5 Trò chơi Đi tìm ô chữ................................................................................60
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................62
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................63
3.1 Mục đích thực nghiệm.......................................................................................63
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................................................63
3.3 Phương pháp thực nghiệm.................................................................................63
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm.................................................................................63
3.3.2 Nội dung thực nghiệm..................................................................................64
3.4 Kết quả...............................................................................................................65
3.4.1 Tiêu chí đánh giá ..........................................................................................65
3.4.2 Kết quả thực nghiệm ....................................................................................65
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................67
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................68
1.Kết luận.................................................................................................................68
2.Kiến nghị...............................................................................................................68
2.1 Đối với nhà trường ..........................................................................................68
2.2 Đối với giáo viên ..........................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................70
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................71
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................74
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................76
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................................80
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................................84
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 Đánh giá của giáo viên về vai trò của việc sử dụng
trò chơi học tập vào dạy học Mĩ thuật
24
Bảng 1.2 Mức độ giáo viên sử dụng trò chơi học tập trong dạy
học
25
Bảng 1.3 Đánh giá của thầy, cô về mục đích sử dụng trò chơi
học tập trong dạy học Mĩ thuật
25
Bảng 1.4 Đán giá của giáo viên về hiệu quả khi sử dụng trò
chơi học tập trong dạy học Mĩ thuật
27
Bảng 1.5 Đánh giá của giáo viên về những khó khăn khi sử
dụng trò chơi học tập
28
Bảng 1.6 Đề nghị của giáo viên khi thiết kế trò chơi học tập 29
Bảng 1.7 Mong muốn của học sinh đối với trò chơi học tập 32
Bảng 3.1 Trình độ học sinh hai lớp 4/7 và 4/8 64
Bảng 3.2 Mức dộ tiếp thu bài của lớp 4/7 và 4/8 65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang
Biểu đồ 1.1 Các phần mềm được giáo viên sử dụng để thiết kế trò
chơi học tập
26
Biểu đồ 1.2 Mức độ hiểu biết về phần mềm Violet của giáo viên 28
Biểu đồ 1.3 Sự hứng thú của học sinh đối với môn Mĩ thuật 30
Biểu đồ 1.4 Mức dộ hứng thú của học sinh đối với trò chơi học
tập
30
Biểu đồ 1.5 Mức độ các em được chơi trò chơi học tập trong giờ
học Mĩ thuật
31
Biểu đồ 1.6 Thời gian tổ chức trò chơi học tập trong tiết học Mĩ
thuật
31
Biểu đồ 3.1 Mức độ tiếp thu bài của học sinh ở lớp 4/7 và 4/8 66
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Nội dung Trang
Hình 2.1 Thuộc tính nội dung 38
Hình 2.2 Cửa sổ nhập đề mục 38
Hình 2.3 Cửa sổ trang soạn thảo màn hình 38
Hình 2.4 Thuộc tính công cụ 38
Hình 2.5 Thuộc tính tùy chọn 39
Hình 2.6 Cửa sổ cập nhật chức năng 39
Hình 2.7 Thuộc tính công cụ sau khi cập nhật chức năng mới 39
Hình 2.8 Cửa sổ đóng gói bài giảng 40
Hình 2.9 Cửa sổ chèn Hyperlink 41
Hình 2.10 Cửa sổ nhập dữ liệu 41
Hình 2.11 Cửa sổ nhập Bài tập Ô chữ 42
Hình 2.12 Trang trò chơi Ô chữ 43
Hình 2.13 Cửa sổ thiết kế Game Đi tìm kho báu 44
Hình 2.14 Cửa sổ nhập Game Đi tìm kho báu 44
Hình 2.15 Cửa sổ nhập Game Đua xe 45
Hình 2.16 Cửa sổ nhập Game Cóc vàng tài ba 45
Hình 2.17 Cửa sổ thiết kế Game Tìm cặp giống nhau 46
Hình 2.18 Cửa sổ nhập Game Chú khỉ thông minh 47
Hình 2.19 Cửa sổ nhập Bài tập Kéo thả chữ 48
Hình 2.20 Cửa sổ nhập phương án nhiễu 48
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật trên thế giới, cách
mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho đất nước ta những mục tiêu đổi mới toàn diện để theo
kịp với những thành tựu văn minh của nhân loại. Trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước ta và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục
tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng ta luôn xác
định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù,
sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công
nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Để đáp ứng nhu cầu cấp
thiết của đất nước thì việc đào tạo con người toàn diện trên tất cả các mặt “đức, trí, thể,
mĩ” là mục tiêu quan trọng hàng đầu của đất nước ta.
Với thời đại bùng nổ về khoa học kĩ thuật hiện nay, nhiều phương tiện kĩ thuật ra
đời nhằm phục vụ cho cuộc sống và lợi ích của con người. Trong giáo dục ở nước ta,
việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lấy
học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến
thức của bài học. Chính vì vậy, với sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra
những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá
trình dạy học. Việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phải gắn liền với việc
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức hoạt động dạy học phải đa dạng
hóa bằng nhiều hình thức để phát huy tinh thần say mê học tập, tích cực hóa hoạt động
của học sinh. Từ đó góp phần đào tạo ra những con người toàn diện về các mặt, đáp
ứng mục tiêu quan trọng hàng đầu của đất nước.
Nếu như hai môn Toán và Tiếng Việt là phần quan trọng trong việc hình thành
kiến thức, kĩ năng cho học sinh thì Mỹ thuật là môn học cơ bản, là phương tiện giáo
dục thẩm mỹ và nhân cách cho học sinh tiểu học. Môn Mĩ thuật ở tiểu học không
nhằm đào tạo cho học sinh trở thành những họa sĩ mà chủ yếu giúp các em hiểu biết và
từng bước nhận thức về cái đẹp, cái thiện, từ đó làm phong phú trí tưởng tượng, kích
thích sự sáng tạo, góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm, năng lực giải quyết vấn đề…
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều phương
tiện dạy học trực quan, trong đó phương tiện nghe – nhìn chiếm một vị trí rất quan