Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng công cụ đánh giá quá trình dry-erase boards và write about trong dạy học sinh học lớp 8
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1397

Sử dụng công cụ đánh giá quá trình dry-erase boards và write about trong dạy học sinh học lớp 8

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

LƯU THỊ THẢO LY

SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

QUÁ TRÌNH DRY-ERASE BOARDS VÀ

WRITE ABOUT TRONG DẠY HỌC

SINH HỌC 8

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

LƯU THỊ THẢO LY

SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

QUÁ TRÌNH DRY-ERASE BOARDS VÀ

WRITE ABOUT TRONG DẠY HỌC

SINH HỌC 8

Ngành: Sư phạm Sinh học

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

Đà Nẵng, 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Sử dụng công cụ đánh giá quá trình Dry-erase

boards và Write About trong dạy học Sinh học lớp 8” là công trình nghiên cứu

của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong toàn văn khóa luận này là trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

Tác giả

Lưu Thị Thảo Ly

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Viết tắt Đọc là

ĐG Đánh giá

ĐGQT Đánh giá quá trình

ĐC Đối chứng

GV Giáo viên

HS Học sinh

KT Kiểm tra

NXB Nhà xuất bản

SGK Sách giáo khoa

SH Sinh học

TN Thực nghiệm

THCS Trung học cơ sở

DANH MỤC BẢNG

TT Nội dung Trang

1

Bảng 1.1. Mô hình chiến lược thực hiện đánh giá quá trình

trong dạy học

22

2 Bảng 3.1. Mẫu thống kê 38

3 Bảng 3.2. Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm 39

4 Bảng 3.3. Phân phối tần số điểm theo 2 lần kiểm tra 40

5 Bảng 3.4. Phân phối tần suất điểm 2 lần kiểm tra 40

6 Bảng 3.5. Tần suất hội tụ điểm kiểm tra 41

7 Bảng 3.6. Phân phối tần suất điểm lần kiểm tra thứ 2 43

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

TT Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Mẫu phiếu Write About 24

2 Hình 2.2 Phiếu Write About dạy bài 13. Máu và môi

trường trong cơ thể 35

3 Sơ đồ 2.1 Các giai đoạn của hoạt động đánh giá trong dạy

học

17

4 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình xây dựng hoạt động đánh giá quá

trình 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

TT Nội dung Trang

1 Biểu đồ 3.1. Đồ thị tần suất điểm của 2 lần kiểm tra 40

2 Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của 2 lần kiểm tra 42

3 Biểu đồ 3.3. Đồ thị tần suất điểm của lần kiểm tra thứ 2 43

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành biết ơn đến các thầy, cô giáo trong trường

Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy, cô khoa Sinh- Môi Trường đã

giúp đỡ, giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu

trong suốt thời gian học tập tại trường, đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi nhất

cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Để khóa luận tốt nghiệp của tôi đạt được thành công như ngày hôm nay,

tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hải Yến, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy

cô trong Tổ Sinh và học sinh trường THCS Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ

tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn !

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018

Tác giả

Lưu Thị Thảo Ly

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2

2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .......................................................................3

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................................3

5. Đóng góp mới đề tài................................................................................................5

NỘI DUNG ................................................................................................................6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................6

1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...........................................................................6

1.1.1Những nghiên cứu về đánh giá quá trình ............................................................6

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài.......................................................................................12

1.2.1 Cơ sở lý luận về đánh giá.................................................................................12

1.2.2 Cơ sở lý luận về đánh giá quá trình .................................................................18

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................................................25

1.3.1 Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông .............25

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DRY-ERASE

BOARDS, WRITE ABOUT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8.......................28

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung và mục tiêu chương trình Sinh học 8 ....................28

2.1.1 Vị trí của chương trình Sinh học 8...................................................................28

2.1.2 Nội dung của chương trình Sinh học 8 ............................................................28

2.1.3 Mục tiêu dạy học chương trình Sinh học 8 ......................................................29

2.2 Quy trình thiết kế và thực hiện hoạt động đánh giá sử dụng công cụ Dry-Erase

Boards, Write About trong dạy học Sinh học 8 .......................................................30

2.2.1 Quy trình thiết kế .............................................................................................30

2.2.2 Ví dụ minh họa.................................................................................................32

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...........................................................37

3.1 Mục đích thực nghiệm ........................................................................................37

3.2 Nội dung thực nghiệm.........................................................................................37

3.3 Phương pháp thực nghiệm ..................................................................................37

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................37

3.3.2 Bố trí thực nghiệm ...........................................................................................37

3.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................38

3.5 Kết quả thực nghiệm ...........................................................................................39

3.5.1. Kết quả định lượng..........................................................................................39

3.5.2. Kết quả định tính.............................................................................................44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................46

1.Kết luận ..................................................................................................................46

2.Kiến nghị................................................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47

PHỤ LỤC.................................................................................................................51

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu “Đổi mới căn

bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào

tạo, đảm bảo trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo

dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng

giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong

quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự

đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và

của xã hội”[1]. Từ những yêu cầu trên, quá trình dạy và học sẽ dần chuyển từ

chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức sang coi trọng đánh giá phẩm chất

người học và năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức.

Đánh giá quá trình là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học,

nhằm xác định được mức độ hiểu biết về kiến thức, kỹ năng và khả năng vận

dụng của người học. Hoạt động đánh giá quá trình có vai trò rất lớn đến việc

nâng cao chất lượng dạy học, là cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy và học[13].

Đánh giá quá trình cần được thực hiện như thế nào để kết quả đánh giá đảm bảo

chính xác, đầy đủ kiến thức, kỹ năng, đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, phát

huy tất cả khả năng học sinh và giúp học sinh ngày càng tiến bộ vẫn đang là vấn

đề mà các nhà giáo dục và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.

Đánh giá quá trình không chỉ thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên

mà còn thay đổi phong cách học của người học. Người học không còn là đối

tượng bị đánh giá, tiếp nhận kết quả đánh giá một cách bị động, với đánh giá quá

trình người học là một phần trong việc đánh giá, tham gia vào công việc đánh giá

để chủ động thay đổi thái độ học tập. Như vậy sử dụng đánh giá quá trình trong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!