Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng cặp phương pháp nystrom và adams-moulton trong dự báo và hiệu chỉnh nghiệm số của bài toán cauchy.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TOÁN
− − − ? − − −
TRẦN THỊ THU TRANG
SỬ DỤNG CẶP PHƯƠNG PHÁP
NYSTRO¨M VÀ ADAMS- MOULTON
TRONG DỰ BÁO VÀ HIỆU CHỈNH
NGHIỆM SỐ CỦA BÀI TOÁN
CAUCHY
Chuyên ngành: Cử Nhân Toán
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn
Th.S NGUYỄN HOÀNG THÀNH
Đà Nẵng, 5/2014
Mục lục
Lời nói đầu 4
1 Các kiến thức cơ bản về phương pháp số giải phương trình
vi phân 6
1.1 Phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.1 Bài toán Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2 Sự tồn tại và duy nhất nghiệm . . . . . . . . . . . 7
1.2 Tiếp cận lời giải số bài toán Cauchy . . . . . . . . . . . . 7
1.3 Đại cương về phương pháp số giải phương trình vi phân . 9
1.3.1 Cấp chính xác của phương pháp số . . . . . . . . 10
1.3.2 Tính phù hợp của phương pháp số . . . . . . . . . 12
1.3.3 Tính zero- ổn định của phương pháp số . . . . . . 14
1.3.4 Sự hội tụ của phương pháp số . . . . . . . . . . . 15
1.4 Đa thức nội suy Newton . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.4.1 Sai phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.4.2 Đa thức nội suy Newton lùi với các mốc cách đều . 17
1.5 Phương pháp Runge-Kutta . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.6 Phương trình Riccati . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.7 Phương pháp lặp đơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2 Phương pháp Nystro¨m và phương pháp Adams - Moulton 24
2.1 Phương pháp tuyến tính đa bước . . . . . . . . . . . . . . 24
2.1.1 Cấp chính xác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.1.2 Tính phù hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
− 2 −
2.1.3 Sự hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.2 Phương pháp Nystro¨m . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.2.1 Xây dựng công thức . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.2.2 Một vài phương pháp Nystro¨m . . . . . . . . . . . 32
2.2.3 Sự hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.2.4 Cấp chính xác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.3 Phương pháp Adams- Moulton . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.3.1 Xây dựng công thức . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.3.2 Một vài phương pháp Adams- Moulton . . . . . . 41
2.3.3 Sự hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.3.4 Cấp chính xác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
3 Dự báo và hiệu chỉnh với cặp phương pháp Nystro¨m và
Adams- Moulton trong giải số phương trình vi phân 50
3.1 Kết hợp phương pháp Nystro¨m 2 bước với phương pháp
Adams - Moulton 2 bước . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
3.1.1 Thuật toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
3.1.2 Áp dụng thuật toán giải một số ví dụ . . . . . . . 52
3.2 Kết hợp phương pháp Nystro¨m 3 bước với phương pháp
Adams - Moulton 2 bước . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
3.2.1 Thuật toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
3.2.2 Áp dụng thuật toán giải một số ví dụ . . . . . . . 59
3.3 Kết hợp phương pháp Nystro¨m 3 bước với phương pháp
Adams - Moulton 3 bước . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
3.3.1 Thuật toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
3.3.2 Áp dụng thuật toán giải một số ví dụ . . . . . . . 68
Chương trình giải trên Maple 79
Kết luận 90
Tài liệu tham khảo 91
− 3 −
Lời nói đầu
Phương trình vi phân là mô hình mô tả khá tốt các quy luật trong tự
nhiên và kỹ thuật. Để nghiên cứu phương trình vi phân, người ta thường
tiếp cận theo hai hướng đó là nghiên cứu định tính và định lượng. Khóa
luận này nghiên cứu định lượng phương trình vi phân bằng phương pháp
số. Giải tích số là một lĩnh vực của toán học chuyên nghiên cứu các
phương pháp giải các bài toán (chủ yếu là gần đúng) bằng cách dựa trên
những số liệu cụ thể và cho kết quả cũng dưới dạng số. Giải tích số có thể
giải gần đúng các bài toán mà các phương pháp thông dụng khác không
thể giải được.
Mặc dù đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, do còn có nhiều
bài toán thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật quy về việc tìm nghiệm của
phương trình vi phân, giải số phương trình vi phân thường vẫn thu hút sự
quan tâm mạnh mẽ của các nhà toán học và các nhà nghiên cứu toán học
ứng dụng. Trong lĩnh vực này đã có khá nhiều tên tuổi mang dấu ấn như
Milne- Simpson, Euler, J.D. Lambert, Nystro¨m, Arieh Iserles, Buttcher,...
Trong giải số phương trình vi phân, người ta thường cố gắng tìm ra
những phương pháp hữu hiệu bảo đảm sự hội tụ, tính ổn định và tính
chính xác cao. Đề tài này nghiên cứu phương pháp dự báo- hiệu chỉnh
với cặp phương pháp hiển Nystro¨m và phương pháp ẩn Adams- Moulton
nhằm tăng độ chính xác của nghiệm xấp xỉ của bài toán Cauchy đối với
phương trình vi phân.
− 4 −
Khóa luận bao gồm 3 chương và một phụ lục
• Chương 1 Trình bày một số khái niệm cơ bản của phương pháp số
giải phương trình vi phân và kiến thức liên quan.
• Chương 2 Tập trung trình bày cặp phương pháp tuyến tính đa bước
sử dụng làm cặp phương pháp dự báo- hiệu chỉnh là phương pháp
Nystro¨m và phương pháp Adams- Moulton.
• Chương 3 Trình bày thuật toán sử dụng cặp phương pháp dự báohiệu chỉnh trên để giải số phương trình vi phân và việc lập trình trên
Maple để giải quyết một số ví dụ cụ thể và minh họa bằng hình vẽ.
• Phụ lục Trình bày một số đoạn code được lập trình trên Maple để
giải phương trình vi phân.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hoàng Thành, người đã giới
thiệu đề tài, cung cấp tài liệu và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Tôn Thất Tú, đã giúp đỡ cách
lập trình và làm quen với Maple ứng dụng giải số phương trình vi phân.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa
Toán, trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Đà Nẵng đã cho em những kiến
thức toán học bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường.
Do thời gian thực hiện khóa luận không nhiều, kiến thức còn hạn chế
nên khi thực hiện khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý và những ý kiến phản biện của quý thầy cô và
các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Thu Trang
− 5 −
Chương 1
Các kiến thức cơ bản về phương
pháp số giải phương trình vi phân
1.1 Phương trình vi phân
Định nghĩa 1.1. Phương trình vi phân là một phương trình trong đó ẩn
là một hàm số và trong phương trình vi phân luôn chứa thực sự đạo hàm
(hoặc đạo hàm cấp cao) của ẩn hàm.
Một phương trình vi phân bậc n thường có dạng tổng quát
F(x, y, y
0
, ..., y(n)
) = 0. (1.1)
Hay
y
(n) = f(x, y, y
0
, ..., y(n−1)).
Cấp của một phương trình vi phân là cấp cao nhất của đạo hàm thực sự
có mặt trong phương trình đó.
Định nghĩa 1.2. Hàm y = ϕ(x) được gọi là nghiệm của phương trình vi
phân (1.1) nếu như trong phương trình (1.1) thay y = ϕ(x), y
0 = ϕ
0
(x),
..., y
(n) = ϕ
(n)
(x) ta nhận được F(x, ϕ(x), ϕ0
(x), ..., ϕ(n)
(x)) = 0.
− 6 −
1.1.1 Bài toán Cauchy
Bài toán tìm giá trị ban đầu hay còn gọi bài toán Cauchy là bài toán
tìm nghiệm y(x) = (y1(x), y2(x), ..., yn(x)) thỏa mãn điều kiện
y
0 = f(x, y)
y(a) = η
(1.2)
trong đó f : [a, b]×R
n → R
n
, y : [a, b] → R
n
, η = (y1(a), y2(a), ..., yn(a)).
1.1.2 Sự tồn tại và duy nhất nghiệm
Định nghĩa 1.3. (Xem [7]) Cho f : [a, b] × R
n → R
n
là ánh xạ liên tục
trên D = [a, b] × R
n
và thỏa mãn điều kiện Lipschitz theo biến y, nghĩa
là tồn tại L ≥ 0 (L gọi là hằng số Lipschitz) sao cho
kf(x, y) − f(x, y1)k ≤ L ky − y1k ∀(x, y),(x, y1) ∈ D.
Định lý 1.1. (Xem [7]) (Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm) Giả sử hàm
số f(x,y) trong bài toán Cauchy liên tục và thỏa mãn điều kiện Lipschitz
theo biến y trên hình chữ nhật
D =
(
(x, y) ∈ R
2
|x − x0| ≤ a; |y − y0| ≤ b
)
Khi đó nghiệm của bài toán Cauchy (1.2) là tồn tại và duy nhất trong đoạn
I := [x0 − h; x0 + h] với h := min
a,
b
M
và M := max
(x,y)∈D
|f (x, y)|.
1.2 Tiếp cận lời giải số bài toán Cauchy
Xét bài toán (1.2) thỏa các giả thiết của định lý tồn tại và duy nhất
nghiệm.Chia [a, b] thành N phần bằng nhau bởi các điểm chia
a = x0, x1, x2, · · · , xN = b.
− 7 −
Giả sử y(x) là nghiệm của bài toán (1.2). Khi đó nghiệm số của (1.2) là
{y1, y2, · · · , yN } trong đó yn là xấp xỉ của y(xn) tại xn( yn ≈ y (xn)).
Phương pháp số giải bài toán (1.2) là một hệ sai phân của k + 1 giá
trị xấp xỉ {yn+1−i}
k
i=1 của {y(xn+1−i)}
k
i=1 để từ đó ta có thể tính tuần
tự các giá trị xấp xỉ y1, y2, ..., yN nếu biết k giá trị ban đầu. Tham số
h =
b − a
N
được gọi là bước nhảy.
Ví dụ 1.1. Hệ sai phân
yn+1 = yn + h
2
3
f(xn+1, yn+1) + 1
2
f(xn, yn)
là phương pháp số để giải bài toán (1.2).
Ví dụ 1.2. Hệ sai phân
yn+1 = yn−1 + 2hf(xn, yn)
là phương pháp số để giải bài toán (1.2).
Ví dụ 1.3. Cho
y
0 = f(x, y) = y
y(0) = 1
với x ∈ [0, 1], h = 0, 1
• Giải số bằng phương pháp Euler hiển
yn+1 = yn + hf(xn, yn)
y(x0) = y0
Ta có y0 = y(0) = 1
y1 = y0 + 0, 1(y0) = 1, 1(y0) = 1, 1
y2 = y1 + 0, 1(y1) = 1, 1(y1) = 1, 21
y3 = y2 + 0, 1(y2) = 1, 1(y2) = 1, 331
y4 = y3 + 0, 1(y3) = 1, 1(y3) = 1, 4641
y5 = y4 + 0, 1(y4) = 1, 1(y4) = 1, 61051
− 8 −
• Giải số bằng phương pháp Euler ẩn yn+1 = yn + hf(xn+1, yn+1)
Ta có y0 = 1
y1 = y0 + 0, 1(y1) = 1 + 0, 1(y1) ⇔ y1 = 1, 11111
y2 = y1 + 0, 1(y2) = 1, 11111 + 0, 1(y2) ⇔ y2 = 1, 234561
y3 = y2 + 0, 1(y3) = 1, 234561 + 0, 1(y3) ⇔ y3 = 1, 3717171
y4 = y3 + 0, 1(y4) = 1, 3717171 + 0, 1(y4) ⇔ y4 = 1, 52408881
y5 = y4 + 0, 1(y5) = 1, 52408881 + 0, 1(y5)
2 ⇔ y5 = 1, 693347691
1.3 Đại cương về phương pháp số giải phương trình
vi phân
Định nghĩa 1.4. (Xem [7]) Phương pháp số tổng quát thường có dạng
yn+1 =
X
k
i=1
αiyn+1−i + hφf (yn+1,yn, ..., yn+1−k, xn+1−k, h) (1.3)
trong đó k gọi là số bước của phương pháp (1.3), h gọi là bước nhảy của
phương pháp (1.3).
Nếu φf không phụ thuộc vào yn+1 thì ta gọi phương pháp số (1.3) là
phương pháp hiển.
Nếu φf phụ thuộc vào yn+1 thì ta gọi phương pháp số (1.3) là phương
pháp ẩn.
Nếu k = 1 thì phương pháp được gọi là phương pháp số một bước.
Nếu k > 1 thì phương pháp được gọi là phương pháp số đa bước hay
phương pháp số k-bước.
Ví dụ 1.4. Phương pháp số
yn+1 = yn + hf(xn, yn)
là phương pháp hiển 1 bước (Còn gọi là phương pháp Euler hiển).
− 9 −