Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử Dụng Cấp Phối Đồi Gia Cố Xi Măng Xây Dựng Đường Nông Thôn Tại Xã Hoà Sơn Huyện Lương Sơn Tỉnh Hoà Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
SỬ DỤNG CẤP PHỐI ĐỒI GIA CỐ XI MĂNG XÂY DỰNG
ĐƢỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ HOÀ SƠN, HUYỆN LƢƠNG SƠN,
TỈNH HOÀ BÌNH
NGÀNH: CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÃ NGÀNH: 102
Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Đặng Văn Thanh
Sinh viên thực hiện : Trần Văn Toàn
Khoá học : 2004 – 2008.
Hà Tây, 5 - 2008
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nƣớc đang trong quá trình hội nhập kinh tế, giao lƣu với các nƣớc trên
thế giới; việc phát triển kinh tế xã hội để đƣa đất nƣớc trở thành nƣớc công
nghiệp có nền sản xuất tiên tiến, hiện đại đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
quan tâm, chú trọng đặt mục tiêu hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc.
Nƣớc ta dân cƣ tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, lao động làm nông
nghiệp là chủ yếu. Việc phát triển đất nƣớc nhất thiết phải phát triên kinh tế
nông thôn, kinh tế miền núi. Để làm đƣợc điều đó thì vấn đề giao lƣu văn hoá,
trao đổi mua bán hàng hoá giữa các vùng, các tỉnh phải đƣợc đẩy mạnh. Thực
tế ở nhiều vùng nông thôn đặc biệt là miền núi của nƣớc ta kinh tế chƣa phát
triển, đi lại khó khăn, trao đổi mua bán giao lƣu văn hoá, đƣa kiến thức đƣờng
nối của Đảng và Nhà nƣớc đến Đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy mà yêu
cầu cấp thiết cần đặt ra là xây dựng đƣợc nhiều mạng lƣới đƣờng giao thông
nông thôn nhằm thông thƣơng giữa các vùng với nhau góp phần thúc đẩy phái
triển kinh tế xã hội từng vùng cũng nhƣ phát triển đất nƣớc. Với phƣơng thức
Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm để xây dựng vùng nông thôn và miền núi phát
triển đƣa đất nƣớc sánh vai với các cƣờng quốc trên Thế giới.
Trong xây dựng đƣờng, vật liệu xây dựng là một yếu tố quan trọng, quyết
định đến giá thành và chất lƣợng đƣờng. Đặc biệt đối với đƣờng nông thôn
miền núi, với đặc trƣng cấp hạng thấp và hạn chế về vốn đầu tƣ nên việc sử
dụng vật liệu địa phƣơng để xây dựng đƣờng là một yêu cầu cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp với tên đề tài:
"Sử dụng cấp phối đồi gia cố xi măng xây dựng đường nông thôn tại xã Hoà
Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình".
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu, các cơ sở lý thuyết và các phƣơng pháp gia cố đất
1.1.1. Mục tiêu và các phƣơng pháp gia cố đất
Các vật liệu hạt nhƣ đất có cƣờng độ liên kết giữa các hạt nhỏ hơn đáng kể
so với cƣờng độ bản thân mỗi hạt. Vì vậy, chúng thuộc hệ vật liệu phân tán, rời
rạc và mặc dù có thể áp dụng các giải pháp cải thiện thành phần hạt hoặc tăng
độ chặt thì khi sử dụng làm các lớp liên kết áo đƣờng chúng chỉ có thể đạt đƣợc
một khả năng giới hạn về cƣờng độ và độ ổn định với nƣớc. Để đáp ứng các
yêu cầu cao về cƣờng độ và độ ổn định hoặc để tận dụng các loại vật liệu địa
phƣơng có tại chỗ rẻ tiền thì cần phải biến các vật liệu rời rạc, phân tán nói trên
thành các vật liệu toàn khối có cƣờng độ liên kết giữa các hạt tăng lên và không
nhạy cảm với nƣớc bằng cách gia cố đất với các loại chất liên kết khác nhau.
Đó chính là mục tiêu của việc gia cố đất hoặc các vật liệu khác nhau bằng các
chất liên kết sử dụng chúng làm các lớp kết cấu áo đƣờng.
Để làm các lớp trong kết cấu áo đƣờng ô tô, thƣờng sử dụng các phƣơng
pháp gia cố dƣới đây:
1-Gia cố các vật liệu hạt bằng chất liên kết vô cơ (vôi, xi măng, chất liên kết
puzôlan, tro bay, axit phốtphoric và các muối của axit này như supe phốt phát
đơn hoặc kép...).
Các quá trình hoá học và hoá lý xảy ra khi trộn chất liên kết vô cơ với đất
hoặc vật liệu hạt, cụ thể là các quá trình thuỷ phân, thuỷ hoá các chất liên kết
khoáng vật hoặc quá trình trao đổi iôn giữa các chất liên kết với đất sẽ dẫn đến
sự hình thành những chất liên kết hoặc keo kết mới mà không hoà tan trong
nƣớc, nhờ đó đất và vật liệu hạt sau khi gia cố chất liên kết vô cơ sẽ có cấu trúc
kết tinh, có tính toàn khối, có cƣờng độ và tính ổn định đối với nƣớc đƣợc nâng
cao.
2- Gia cố đất bằng cách trộn nguội với các chất liên kết hữu cơ (nhựu lỏng,
nhựa đường, nhũ tương nhựa).
4
Đây là phƣơng pháp gia cố vận dụng các đặc trƣng hoá lý ở bề mặt của các
thành phần có mặt trong hỗn hợp, sự hấp thụ hoá học của các hạt đất với nhựa
và tụ hợp các phân tử nhựa để tạo ra các màng liên kết, từ đó tạo cho đất gia cố
có cấu trúc ngƣng tụ làm cho cƣờng độ và độ ổn định với nƣớc của chúng đƣợc
tăng lên. Đất gia cố nhựa lỏng hoặc nhũ tƣơng nhựa có thể sử dụng làm lớp
móng cho mặt đƣờng cấp cao hoặc lớp mặt của lớp mặt đƣờng cấp thấp. Tuy
nhiên, chúng hầu nhƣ chƣa đƣợc sử dụng ở nƣớc ta vì các loại nhựa lỏng nói
trên chƣa có sẵn và có công nghệ chƣa phổ cập. Hơn nữa, chỉ có thể gia cố
nhựa đối với một số loại đất ít háo nƣớc, trong khi lƣợng nhựa cũng phải sử
dụng tới từ 6- 14% khối lƣợng đất khô. Chính vì vậy, phạm vi của đất gia cố
nhựa rất hạn chế, thƣờng đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp không có điều kiện sử
dụng các loại vật liệu khác thì mới xét đến việc sử dụng chúng.
3- Gia cố đất bằng các chất keo tụ hợp cao phân tử ( keo furfrol-anilin, keo
acrila, keo cacbamit, keo urê- fomandehit, chất bã giấy licnin sunfônat…).
Các chất keo tụ hợp này thƣờng đƣợc gọi là các pôlime, cấu tạo phân tử của
chúng bao gồm nhiều phân tử nối liền nhau bằng liên kết hoá học thành kết cấu
chuỗi thẩng, phân nhánh hoặc mạng. Sau khi trộn với đất, các kết cấu pôlime có
hoạt tính cao và có khả năng dính bám cao đối với các vật chất khác nảy sẽ tạo
thành các lồng bao bọc các hạt đất tạo cho đất gia cố có cấu trúc ngƣng tụ nhờ
đó chỉ với mọt lƣợng nhỏ keo pôlome sẽ tạo cho đất gia cố có biến cứng nhanh,
tăng cƣờng độ. Để có thể trộn đều với đất bằng một lƣợng nhỏ thì các chất
pôlime lúc đầu phải hoà tan đƣợc trong nƣớc và có khả năng chảy trên bề mặt
của đất ẩm, nhƣng sau khi biến cứng thì chúng lại phải ổn định với nƣớc. Muốn
thế, chỉ những loại pôlime có thể liên kết hoạt tính trực tiếp và có khả năng hấp
thụ hoá học đối với các hạt khoáng thì mới có thể sử dụng để gia cố đất dùng
trong kết cấu áo đƣờng. Chú ý rằng một số chất nhƣ sunfônat licnin tuy có hoạt
tính bề mặt và tính kết dính cao nhƣng không ổn định với nƣớc sau khi trộn với
đất thì phải sử dụng them cùng với vôi để đảm bảo tính ổn định nƣớc của đất
gia cố. Do vậy, việc sử dụng các chất keo tụ hợp cao phân tử để gia cố đất cần
5
phải đƣợc nghiên cứu thử nghiệm thận trọng trong nƣớc ở trong phòng thí
nghiệm. Mặt khác, các chất keo tụ này hiện còn đắt, chƣa đƣợc tiêu chuẩn hoá
nhƣ nhứng thƣơng phẩm phổ cập, do vậy chúng ít đƣợc sử dụng trong xây
dựng đƣờng ở nƣớc ta.
4- Gia cố đất bằng phương pháp tổng hợp
Gia cố tổng hợp là biện pháp sử dụng phối hợp đồng thời nhiều phƣơng
pháp gia cố nhƣ gia cố cơ học, gia cố hoá học hay đồng thời nhiều loại chất liên
kết hoặc sử dụng liên kết cùng với các phụ gia hoá chất khác nhằm lợi dụng các
ƣu điểm và khắc phục các nhƣợc điểm của mỗi chất liên kết riêng rẽ để tạo
đƣợc hiệu quả gia cố cao.
5- Gia cố bằng một số hoá chất khác
Trong những năm gần đây một số doanh nghiệp nƣớc ngoài luôn đặt vấn đề
tiếp thị vào Việt Nam nhiều hoá chất mà theo họ có thể sử dụng để gia cố với
đất rất hiệu quả: Sử dụng các loại hoá chất dạng lỏng với tỷ lệ rất nhỏ (1-2kg
cho 10.000m3
đất) có hiệu quả rất cao. Với vật liệu này thì phƣơng tiện giao
thông có thể trực tiếp đi trên lớp gia cố mà không cần làm lớp mặt. Tuy nhiên
qua thử nghiệm trong phòng và hiện trƣờng thì hầu hết hiệu quả không cao và
giá thành của phƣơng pháp gia cố này rất cao. Nên phƣơng pháp gia cố này ít
đƣợc sử dụng ở nƣớc ta.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết và ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhau đến quá
trình gia cố đất
1- Ảnh hưởng của thành phần khoáng vật của đất đến nguyên lý và hiệu quả
gia cố đất
Trong đất thƣờng tồn tại các khoáng vật nguyên sinh và các khoáng vật thứ
sinh. Khi các loại đá bị phong hoá thành đất dƣớc các tác nhân vật lý thì tạo
thành các khoáng vật nguyên sinh. Cát chỉ gồm các khoáng vật nguyên sinh là
những loại khoáng vật tƣơng đối ổn định, ít hoạt tính, do đó trong quá trình
hình gia cố cát với các chất liên kết khác nhau, cát hầu nhƣ chỉ đóng vai trò cốt
6
liệu, còn quá trình trao đổi ion hoặc quá trình tƣơng tác hoá học giữa cát và
chất liên kết hầu nhƣ không xảy ra.
Các khoáng vật thứ sinh đƣợc hình thành từ các khoáng vật nguyên sinh
dƣới tác dụng phong hoá hoá học; từ các hạt khoáng vật nguyên sinh cỡ nhỏ, từ
quá trình phong hoá hoá học sẽ tạo ra các khoáng vật thứ sinh mới có tính chất
hoàn toàn khác với khoáng vật nguyên sinh ban đầu nhƣ khoáng vật sét, các
oxit nhôm, oxit sắt, oxit canxi, oxit magiê, các khoáng vật hoà tan trong nƣớc.
Riêng khoáng vật sét là các khoáng vật có hoạt tính bề mặt cao và thƣờng
gồm 3 loại:
Cao lanh là loại khoáng vật thứ sinh hình thành trong môi trƣờng axít,
có thành phần hoá học là Al4Si4O10(OH)8. Loại này tính trƣơng nở thấp, khả
năng hút các vật chất khác kém.
Mônmôrinôlit là loại khoáng vật sét hình thành trong môi trƣờng kiềm,
có thành phần hoá học là Al4Si8O20(OH)4. Loại này có lực liên kết hợp với
nƣớc lớn hơn rất nhiều so với cao lanh nên có tính trƣơng nở và hút nƣớc rất
lớn và là loại vật liệu rất kém ổn định trong nƣớc.
Hiđrômica là loại khoáng vật trung gian giữa 2 loại kia.
Các khoáng vật hoà tan trong nƣớc gồm các loại:
Khó hoà tan, tiêu biểu là muối CaCO3 nếu trong đất có nhiều CaCO3 thì
đất càng phân tán, tính co ép giảm đi, cƣờng độ và tính thấm nƣớc tăng lên.
Loại có mức hoà tan vừa phải, tiêu biểu là CaSO4. Loại này khi kết tinh
sẽ gay ra tác dụng xấu vì thể tích tăng lên rất lớn khi gặp nƣớc sẽ dẫn đến phá
hoại kết cấu của đất.
Loại dễ hoà tan, tiêu biểu là muối clorua NaCl, KCl, MgCl2, CaCl2… các
muối này vừa dễ hoà tan vừa hút đƣợc lƣợng nƣớc gấp 4-5 lần khối lƣợng bản
than. Vì vậy ở các vùng sa mạc, khô hạn thƣờng dùng CaCl2 để xử lý cát bụi
làm đƣờng tạm cho xe đi lại. Nhìn chung, nếu đất chứa trên 0,5% loại muối dễ
hào tan thì tính chất của đất bắt đầu chịu ảnh hƣởng của muối, còn nếu trên 3%
7
thì tính chất đất hoàn toàn quyết định bởi tính chất của loại muối có mặt trong
nó.
2- Ảnh hưởng của thành phần hữu cơ
Ngoài một số khoáng vật hữu cơ đƣợc xem là một khoáng vật thứ sinh hình
thành do tác dụng hoá học nhƣ mùn nhôm, mùn sắt, trong đất còn có các chất
hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật bị mục ruỗng phân huỷ do các hoạt động
của các vi sinh vật gồm loại chƣa phân huỷ hết nhƣ than bùn và loại đã phân
huỷ hết nhƣ các chất mùn hữu cơ.
Mùn hữu cơ là chất cao phân tử chứa các nguyên tố C, H, O, N, trong đó
chủ yếu là các axit mùn hữu cơ tạo cho đất có màu đen, màu nâu xám.
Các thành phần hữu cơ đều là các loại chất thích nƣớc tạo cho đất có tính
hút nƣớc mạnh, tính co ép lớn và giảm tính thấm nƣớc của đất. Do vậy chúng
đều là yếu tố gây bất lợi cho việc gia cố đất và thông thƣờng chúng phải đƣợc
xử lý trƣớc khi gia cố đất với các chất liên kết khác. Thƣờng xử lý bằng cách
trộn một tỷ lệ vôi 2-3% với đất có chứa hữu cơ vì khi chất hữu cơ bão hoà ion
Ca++ thì tính thích nƣớc của nó giảm xuống.
3- Các đặc điểm của hệ phân tán keo sét và ảnh hưởng của nó đến các quá
trình hình thành cường độ và tính ổn định nước của đất gia cố.
Đặc điểm quan trọng của đất sét nhƣ đất sét, á sét, á cát dù có quá trình
hình thành khác nhau, thành phần hạt, thành phần khoáng vật và các hoá học
khác nhau, là khi bị bẩn chúng có thể biểu hiện một số tính chất đặc trƣng của
một hệ phân tán keo đất. Khi trong đất chứa nhiều hạt sét- keo lớn hơn 30%
khối lƣợng đất thì quá trình hoá keo đặc biệt rõ rệt thể hiện ở những đặc trƣng
dƣới đây:
- Ở trạng thái ẩm ƣớt đất loại sét là một hệ phân tán trong đó các hạt
khoáng là pha phân tán, còn dung dịch nƣớc chứa trong lỗ rỗng giữa các hạt là
môi trƣờng phân tán. Bất kỳ một hệ hạt phân tán nào cũng có năng lƣợng bề
mặt nhất định (năng lƣợng thừa ở bề mặt do lực hút tƣơng hỗ của các phần tử
trên bề mặt không đƣợc sử dụng hết cho sự gẵn kết phân tử) đƣợc đo bằng tích