Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học chương “cảm ứng điện từ" vật lí lớp 11 nâng cao.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA VẬT LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH CỰC ĐỂ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY
HỌC CHƢƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ “VẬT LÍ LỚP
11 NÂNG CAO
Sinh viên thực hiện : HUỲNH THỊ HOA
Khoá học : 2012 – 2016
Ngành học : Sƣ phạm Vật lý
Ngƣời hƣớng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ MỸ ĐỨC
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Đức, khoa Vật lí
trƣờng Đại học sƣ phạm Đà Nẵng, ngƣời đã luôn tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn
thành luận văn.
Qua đây, em cũng xin gởi lời cám ơn tới các thầy cô giáo khoa Vật lí, trƣờng Đại
học sƣ phạm Đà nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu
của mình.
Em cảm ơn thầy Dƣơng Phú Diễn và cô Nguyễn Thị Dạ Thảo- giáo viên dạy Vật
lí và tập thể lớp 11/1 và 11/2 trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh đã hỗ trợ em hoàn thành
khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia
đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình làm đề tài này.
Đà nẵng, ngày 27 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Huỳnh Thị Hoa
DANH MỤC VIẾT TẮT
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
THPT: Trung học phổ thông
NXB: Nhà xuất bản
PPDH: Phƣơng pháp dạy học
KL: Kết luận
TN: Trắc nghiệm
SGK: Sách giáo khoa
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
CNTT: Công nghệ thông tin
TL: Tự luận
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp giáo dục.....................................................1
1.2. Thực trạng vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học....................................................2
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................4
B.NỘI DUNG .................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ..................................................................5
1.1. Phƣơng pháp dạy học tích cực ....................................................................... 5
1.1.1. Tầm quan trong đổi mới phƣơng pháp dạy học ....................................................5
1.1.2. Tích tích cực trong dạy học ...................................................................................6
1.1.3. Phƣơng pháp dạy học tích cực...............................................................................6
1.1.4. So sánh giữa phƣơng pháp dạy học truyền thống và hƣơng pháp dạy học tích
cực....................................................................................................................................6
1.1.5. Đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực .......................................................7
1.1.5.1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh ................................................7
1.1.5.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học ............................................7
1.1.5.3.Tăng cƣờng học tập cá thể với học nhóm............................................................7
1.1.5.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.............................................8
1.1.6. Điều kiện áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực..........................................8
1.1.6.1. Giáo viên.............................................................................................................8
1.1.6.2. Học sinh..............................................................................................................8
1.1.6.3. Chƣơng trình và sách giáo khoa .........................................................................8
1.1.6.4. Thiết bị dạy học ..................................................................................................8
1.1.6.5. Trách nhiệm quản lý...........................................................................................9
1.2. Các phƣơng pháp dạy học tích cực sử dụng trong chƣơng "Cảm ứng điện từ" Vật
lí lớp 11 Nâng cao. ..........................................................................................................9
1.2.1. Phƣơng pháp thực nghiệm.....................................................................................9
1.2.1.1. Phƣơng pháp thực nghiệm..................................................................................9
1.2.1.2. Các giai đoạn của phƣơng pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí .................11
1.2.1.3.Những chuẩn bị cần thiết để áp dụng phƣơng pháp thực nghiệm.....................12
1.2.1.4. Mức độ sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm.....................................................12
1.2.1.5. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp thực nghiệm ..............................................12
1.2.2. Phƣơng pháp dạy học tạo tình huống có vấn đề..................................................12
1.2.2.1. Phƣơng pháp tạo tình huống có vấn đề ............................................................12
1.2.2.2. Các giai đoạn của phƣơng pháp tạo tình huống có vấn đề trong dạy học Vật lí
.......................................................................................................................................14
1.2.2.3. Các mức độ sử dụng phƣơng pháp tạo tình huống có vấn đề ..........................15
1.2.2.4. Ƣu , nhƣợc điểm của phƣơng pháp tạo tình huống có vấn đề..........................16
1.2.3. Sơ đồ mô phỏng tiến trình dạy học xây dựng kiến thức theo phƣơng pháp tạo
tình huống có vấn đề kết hợp với phƣơng pháp thực nghiệm......................................16
1.3. Tổ chức dạy học theo mô hình của phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề
(PROBLEM BASED LEARNING – PBL)...................................................................16
1.3.1. Phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề ................................................................16
1.3.2. Tổ chức dạy học theo mô hình của phƣơng pháp dạy học dƣa trên vấn đề ........17
1.4. Mục đích khi sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực vào xây dựng tiến trình
dạy học trong bộ môn Vật lí nói chung và chƣơng " Cảm ứng điện từ " Vật lí lớp 11
Nâng cao nói riêng.........................................................................................................18
1.5. Thực tiễn dạy chƣơng "Cảm ứng điện từ" Vật lí 11 Nâng cao ở trƣờng phổ thông
hiện nay..........................................................................................................................18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................20
CHƢƠNG 2 : SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀO CHƢƠNG "CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ"
VẬT LÍ 11 NÂNG CAO..............................................................................................21
2.1. Đặc điểm chƣơng " Cảm ứng điện từ " Vật lí 11 Nâng cao ...................................21
2.1.1. Đặc điểm chung của chƣơng " Cảm ứng điện từ " Vật lí 11 Nâng cao...............21
2.1.2. Phân phối chương trình chương "Cảm ứng điện từ" Vật lí lớp 11 Nâng cao.........
.......................................................................................................................................22
2.1.3. Kiến thức mới so với kiến thức trong chương trình lớp 9 ...................................22
2.2. Vị trí chƣơng "Cảm ứng điện từ" Vật lí 11 Nâng cao trong chƣơng trình Vật lí phổ
thông ..............................................................................................................................23
2.3. Vị trí chƣơng "Cảm ứng điện từ" Vật lí 11 Nâng cao trong chƣơng trình Vật lí 11
Nâng cao. .......................................................................................................................23
2.4.Sơ đồ logic nội dung kiến thức chƣơng " Cảm ứng điện từ " Vật lí 11 Nâng cao. .24
2.5. Xây dựng tiến trình dạy học sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực trong
chƣơng "Cảm ứng điện từ" Vật lí lớp 11 Nâng cao. .....................................................25
2.5.1. Bài 38 "Hiện tượng cảm ứng điện từ . Suất điện động cảm ứng".....................25
2.5.2. Bài 39 "Suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ
trƣờng"...........................................................................................................................41
2.5.3. Bài 40 " Dòng điện Fu- cô " .............................................................................50
2.5.4. Bài 41 " Hiện tƣợng tự cảm ". ..........................................................................60
2.5.5. Bài 42 " Năng lƣợng từ trƣờng" .......................................................................70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................77
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.. .................................................78
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................78
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm......................................................................78
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm............................................................................78
3.4. Phạm vi thực nghiệm sƣ phạm ...............................................................................78
3.5. Thời gian thực nghiệm............................................................................................78
3.6. Hạn chế trong quá trình thực nghiệm.....................................................................78
3.7. Phƣơng pháp thực nghiệm......................................................................................79
3.8. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.........................................................................................87
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................88
D. DANH MỤC THAM KHẢO .................................................................................89
E. PHỤ LỤC.................................................................................................................90
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp giáo dục
Trong một thời gian dài, thầy cô ở các trƣờng THPT nói chung và các trƣờng
khác nói riêng đã đƣợc trang bị phƣơng pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo
quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phƣơng pháp giảng dạy này,
các em học sinh nhƣ một cái kho và thầy cô chúng ta đem bất kỳ một điều tốt đ p nào
của khoa học để chất đầy cái kho đó. ết quả là học sinh học tập một cách thụ động,
thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập.
Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tƣơng tác
(GV – HS, HS – HS, HS - GV, HS với những ngƣời hiểu biết hơn…), trong đó, “học”
là một hoạt động trung tâm. Và, ngƣời học – đối tƣợng của hoạt động “dạy”, đồng thời
là chủ thể của hoạt động “học” – đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo
viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chƣa rõ, chƣa
có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc giáo viên sắp đặt. Để đạt
đƣợc điều ấy, trong quá trình dạy học, ngƣời thầy cần phải thức tỉnh trong tâm hồn các
em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực. Vì
thế, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) để học sinh chủ động, tích cực, sáng
tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu đƣợc.
Vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học tích cực đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết
sức quan tâm điều đó thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết liên quan đến giáo dục và
đào tạo: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VII (1 -
1993) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo “Đổi mới phƣơng pháp dạy và
học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản
xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trƣờng với xã hội. áp dụng những
phƣơng pháp giáo dục hiện đại để bồi dƣỡng cho học sinh năng lực tƣ duy sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dƣỡng những học sinh có năng khiếu”, đƣợc thể
chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ
thông ban hành ở điều 8, mục 2 luật giáo dục 2005 “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo …”, chƣơng trình giáo dục phổ
2
thông ban hành kèm theo quyết định 16/2006 /QĐ- BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ
giáo dục và đào tạo đã nêu “ phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh …, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ..”, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW)
có đề ra nhiệm vụ và giải pháp có ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy
và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo …; khắc phục
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
…, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực.”
1.2. Thực trạng vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học
PPDH là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo
dục và đào tạo. Để đổi mới PPDH, đòi hỏi ngƣời thầy không chỉ có bản lĩnh nghề
nghiệp vững vàng mà còn phải tự mình vƣợt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ
(một số th c gi o vi n nhiều năm b m theo chương trình cũ, phương ph p dạy học
truyền thống đã ăn sâu vào nghiệp vụ sư phạm nên rất khó để dứt bỏ trong ngà một,
ngà h i). Để đổi mới PPDH, đòi hỏi ngƣời thầy phải làm quen với công nghệ thông
tin (CNTT) và những phƣơng tiện dạy học hiện đại, sử dụng đƣợc đa dạng các hình
thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về yêu cầu kiến thức, kĩ năng
cũng nhƣ tâm lý của học trò. Vì thế, nếu trình độ ứng dụng CNTT hạn chế, sử dụng
các thiết bị hiện đại không thành thạo thì thầy cô giáo viên chúng ta sẽ lúng túng hoặc
khó tiếp cận với yêu cầu đổi mới PPDH hiện đại.
Qua quá trình khảo sát thực tế và tìm hiểu về vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy
học ở trƣờng THPT, tôi nhận thấy:
Về mặt thuận lợi:
- Các trƣờng đã tổ chức cử giảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng
phƣơng pháp dạy học tích cực.
- Hầu hết các trƣờng THPT đã trang bị các thiết bị dạy học sử dụng công nghệ
hiện đại : nhƣ máy chiếu, máy vi tính …
- Giáo viên các trƣờng THPT đã biết cách dạy tích hợp giữa các môn học , đồng
thời sử dụng và phối hợp đƣợc nhiều phƣơng pháp dạy nhƣ phƣơng pháp thảo luận
nhóm, phƣơng pháp vấn đáp, phƣơng pháp thực nghiệm…trong các tiết học.
3
- Các trƣờng THPT đã và đang mở phòng thí nghiệm với đầy đủ các dụng cụ,
phƣơng tiện thực hành.
Về mặt khó khăn:
- Về cơ sở vật chất của các lớp học hiện nay -bàn ghế cố định - thì việc tổ chức
các hình thức học tập khác nhau rất khó khăn trong khi đó biểu hiện của đổi mới giáo
dục là vận dụng nhuần nhuyễn các hình thức học tập khác nhau: học sinh làm việc cá
nhân, làm việc nhóm.
- Một số trƣờng ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các trang
thiết bị dạy học, trình độ công nghệ thông tin còn kém.
- Vấn đề kiểm tra –thi cử còn nhiều bất cập, tình trạng đọc chép, học v t , sử
dụng tài liệu ngày càng phổ biến.
- iến thức, kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên còn hạn chế, chƣa đủ vƣợt
ngƣỡng để đam mê và sáng tạo; thậm chí còn né tránh, tâm lý ngại khó khi phải soạn.
- Một số GV biết sử dụng các phƣơng pháp dạy học nhƣng vẫn chƣa khai thác
đƣợc triệt để hiệu quả của các phƣơng pháp dạy học đó.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực để xây dựng tiến trình dạy học chương “Cảm ứng điện từ “Vật lí lớp 11
Nâng cao” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng các phƣơng pháp dạy học vào bài giảng giúp học sinh phát huy hoạt
động nhận thức tích cực trong quá trình xây dựng tiến trình dạy học của chƣơng “Cảm
ứng điện từ “ Vật lí lớp 11 Nâng cao.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động nhận thức, học tập của học sinh và hoạt động của giáo viên trong
việc tổ chức nhận thức, định hƣớng hoạt động của học sinh.
- Nội dung kiến thức chƣơng IV “Cảm ứng điện từ“ lớp 11 Nâng cao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 11/1 và 11/2 trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh - Quảng Nam.
4. Giả thuyết khoa học
4
- Nếu vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực vào chƣơng "Cảm ứng điện
từ" lớp 11 Nâng cao sẽ phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá
trình học tập .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thiết kế tiến trình dạy học theo phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp tạo
tình huống có vấn đề và phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề.
- Áp dụng đối với hai lớp 11/1 và 11/2 với phƣơng pháp dạy truyền thống và
phƣơng pháp dạy tích cực để kiểm chứng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu chƣơng trình, nội dung SGK và
các đề tài liên quan để xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng; tìm hiểu tài liệu liên
quan đến các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: tiến hành dạy mẫu theo tiến trình đã soạn,
sau đó phát phiếu điều tra, từ đó rút ra nhận xét về tính khả thi của việc áp dụng
phƣơng pháp này.
7. Cấu trúc của luận văn
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
CHƢƠNG 2: SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀO CHƢƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
C. KẾT LUẬN
D. DANH MỤC THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC